[justify]
[/justify]
[justify]Vụ án đầy bi thương ở làng quê nghèo[/justify]
[justify]Rạng sáng ngày ngày 18/11/2009, gia đình nhà anh Nguyễn Văn Linh, ở xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội náo loạn bởi tiếng kêu trời, tiếng khóc than của phụ nữ. Người dân mấy xóm lân cận cũng bị đánh thức bởi tiếng kêu khóc mất con của Nguyễn Thị Nụ (SN 1987) và bà mẹ chồng. Cả họ nhà Linh đã gọi nhau đi tìm đứa cháu trai chưa đầy 3 tháng tuổi "bị bắt mất".[/justify]
Nụ ân hận vì hành động của mình thì đã mất con, bản thân sẽ phải ân hận suốt đời. |
[justify]Tới khoảng 6h sáng, cô em chồng của Nụ ra giếng múc nước thì kêu thất thanh khi nhìn thấy chiếc mũ của em bé lập lờ bên dưới. Cả gia đình Linh không tin nổi cậu bé xấu số lại đang ở dưới giếng nước ngay góc vườn của gia đình. Lúc này, Nụ vẫn kêu gào khóc lóc, không thừa nhận chuyện ném con xuống giếng. Chỉ tới khi cả hai vợ chồng Nụ được triệu tập lên cơ quan điều tra, Nụ mới thừa nhận đã giết con.[/justify]
[justify]Ám ảnh tội ác[/justify]
[justify]Phiên tòa bắt đầu trong sự vắng lặng khó tả. Khi được nghe chủ tọa đọc quyết định đưa bị cáo ra xét xử về tội giết người, bị cáo Nguyễn Thị Nụ khóc nấc.[/justify]
[justify]Theo điều tra, khoảng 22h ngày 17/11/2009, Nụ cùng chồng và con trai ngủ trong buồng. Trước đó vài ngày, cậu con trai bị ốm nên ngủ với mẹ cậu vẫn còn quấy khóc. Thấy cháu khóc, bà nội của bé ngủ ở gian ngoài vào và bế ru cho cháu ngủ. Đến khoảng 2h sáng hôm sau, thấy cháu ngủ say, sợ bé bị đói nên bà bế cháu vào cho Nụ cho bú. Ngủ được một lát thì cháu bé lại quấy khóc. Con khóc, chồng ngủ say nên Nụ nghĩ anh Linh không quan tâm gì tới vợ con.[/justify]
[justify]Khoảng 4h sáng ngày 18/11/2009, khi con trai đã ngủ, Nụ nghĩ không muốn sống với chồng nữa. Nhưng Nụ nghĩ, chỉ khi không còn đứa con thì vợ chồng Nụ mới không còn ràng buộc với nhau. Nghĩ vậy nên Nụ đã quyết định giết con.[/justify]
[justify]Tại tòa, người mẹ tội lỗi luôn ôm mặt khóc khi trả lời các câu hỏi của chủ tọa cùng HĐXX. Nụ không có mâu thuẫn gì lớn với chồng và gia đình nhà chồng. Nụ trả lời lý nhí, ngắn gọn có hoặc không. Khi được hỏi:[/justify]
[justify]- Bị cáo có căm ghét con không?[/justify]
[justify]- Bị cáo không![/justify]
[justify]- Không căm ghét gì con, tại sao bị cáo lại hành động như thế?[/justify]
[justify]- Bị cáo không suy nghĩ được, bị cáo nghĩ quẩn.[/justify]
[justify]- Tại sao nghĩ quẩn?[/justify]
[justify]- Bị cáo bực tức với chồng.[/justify]
[justify]Nụ cho rằng, do bực tức với chồng nên đã nghĩ quẩn tới mức muốn giết con. Ngoài ra, không có mâu thuẫn gì khác.[/justify]
[justify]Nụ và chồng yêu nhau được khoảng 1 tháng thì cưới. Đứa con đầu lòng ra đời trong cảnh túng quẫn khiến người mẹ trẻ trở nên u uất. Trình bày trước tòa, vị luật sư được chỉ định bào chữa cho bị cáo nói, khi nhận vụ án, bà rất phẫn nộ với hành vi của bị cáo. Nhiều gia đình đã tốn bao tiền của để chạy chữa bệnh tật còn chưa thể có con. Vậy mà bà không hiểu tại sao người mẹ lại ném con trai bé bỏng của mình xuống giếng. Nhưng khi tiếp xúc với bị cáo tại nơi tạm giam, vị luật sư đã thất vọng vì không khiến Nụ nói nửa lời. Chỉ tới khi có sự "giúp sức" của quản lý trại giam thì Nụ mới bắt đầu nói.[/justify]
[justify]Nụ là chị cả của gia đình 3 chị em, bố mẹ rất nghèo. Hai vợ chồng Nụ yêu nhau và lấy nhau nhưng khi có con, cả hai đều còn quá trẻ. Vì thế, Linh không hề quan tâm tới vợ và con. Anh này đi làm thuê và hầu như ngày nào về nhà cũng có hơi rượu, không hề đưa tiền hay quan tâm gì tới vợ. Nhiều khi chồng đi làm về muộn, haynhắn tin, Nụ lại có ý nghi ngờ chồng có người khác, không còn yêu thương mình.[/justify]
[justify]Vợ đẻ, Linh cũng không hề quan tâm tới vợ và con. Người chồng này phó mặc chuyện chăm con cho vợ, cho mẹ đẻ, mẹ vợ. Thiếu sự quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần, Nụ trở nên khó chịu với chính cả đứa con mình đẻ ra.[/justify]
[justify]Theo hồ sơ của luật sư, Nụ tâm sự rằng: "Nhiều lần, cháu mơ thấy có người cứ đứng ở đầu giường ngủ. Sợ, cháu nói với mẹ chồng và chồng nhưng chồng cháu bảo chỉ nghĩ vớ vẩn. Chồng cháu đã ít quan tâm, mẹ chồng cháu cũng chỉ giúp cháu bế con, không quan tâm tới cháu. Buồn, cháu sang nhà mẹ đẻ ở. Mẹ cháu nghèo, trong khoảng 3 tháng cháu sinh con ấy, chỉ có 3 hay 4 lần cháu được ăn thịt. Mẹ cháu cũng không có tiền mua, thịt đó mẹ cháu phải mua chịu của người chú họ".[/justify]
[justify]Nghe mọi lời đối đáp tại tòa, Nụ cứ khóc nấc. Người mẹ đẻ của Nụ ngồi lặng lẽ nơi góc phòng xử thì không ngừng lấy khăn lau nước mắt. Bà cũng suýt bật thành tiếng khi nghe vị đại diện VKS đề nghị mức án 13 - 15 năm tù đối với Nụ.[/justify]
[justify]Nụ một mực cúi đầu nhận tội, không một lời tự bào chữa. Đại diện HĐXX phân tích đúng sai trong hành động của bị cáo thì Nụ chỉ khóc. Bị cáo liên tục khóc thành tiếng như đứa trẻ.[/justify]
[justify]Nhiều phụ nữ sau khi sinh không được quan tâm đã trở nên trầm cảm. Y bạ cũng đã có nghiên cứu về những trường hợp trầm cảm hậu sản. Nhiều người bị căng thẳng về mặt tâm lý dẫn đến ám ảnh, thậm chí ảo giác. Hành động giết con của Nụ mù quáng và khó có thể tha thứ. Tòa đã tuyên phạt bị cáo Nụ 12 năm tù giam. Nhưng có lẽ, những ám ảnh của những người liên quan tới vụ án khó có thể xóa đi trong suốt cuộc đời họ.[/justify]