[justify]Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Washington (Mỹ) đã rút ra kết luận trên sau khi nghiên cứu hoạt động của những người sử dụng trang mạng xã hội Twitter. Họ phát hiện, những người càng tỏ ra ngoan cố, càng có uy thế và được đánh giá là đáng tin cậy hơn.[/justify]
Quả quyết và to mồm sẽ giúp bạn chiếm ưu thế trong những cuộc đấu khẩu.
[justify]Nhóm nghiên cứu đã phân tích hơn 1 tỷ mẩu tin, thông báo hoặc bình luận ngắn với độ dài không quá 140 ký tự (gọi tắt là tweet) của người dùng Twitter trong các sự kiện thể thao khác nhau của Mỹ, kể cả giải Siêu cúp bóng bầu dục Super Bowl 2013, để xác định xem liệu sự chính xác hay sự quả quyết khiến họ được yêu thích hơn.[/justify]
[justify]Các nhà nghiên cứu đã phát triển một chương trình phần mềm có khả năng lọc hơn 1 tỷ mẩu tweet để chọn ra tên của các đội thể thao, biệt danh và những cụm từ thông dụng, thường gắn với việc dự đoán, chẳng hạn như “thắng” và “thua”. Các từ “đánh bại”, “hủy diệt” và “đè bẹp”đăng tải trong các mẩu tweet cũng được coi là những cụm chỉ sự chắc chắn.[/justify]
[justify]Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các cụm từ trên để đo mức độ “lớn tiếng” của những thông điệp trên mạng xã hội.[/justify]
[justify]Kết quả cho thấy, bất chấp việc các chuyên gia bình luận chuyên nghiệp và người hâm mộ nghiệp dư đưa ra số lượng phỏng đoán chính xác và sai lệch tương đương nhau, những người nào càng “lớn tiếng” khăng khăng quan điểm của mình, càng được đánh giá là đáng tin cậy hơn và có nhiều người đăng ký theo dõi hơn.[/justify]
[justify]Một tác giả nghiên cứu giải thích: “Hoàn hảo nhất là bạn vừa phát ngôn chính xác vừa tỏ ra chắc chắn. Nhưng nếu phải chọn một trong hai, sự quả quyết sẽ mang tới cho bạn nhiều người đăng ký theo dõi hơn (trên trang Tweeter) và nhiều uy thế hơn. Điều này có thể do một hiện tượng tâm lý là, mọi người ghét sự mập mờ. Thông thường, chẳng mấy ai dám tin theo những người chỉ dám chắc chắn tới 90%”.[/justify]
[justify] [/justify]