Chị em ruột loạn luân là điều không thể chấp nhận trong xã hội, thế nhưng với nhà Trần, loạn luân lại được coi là chuyện… thường. Chuyện Thiên Ninh công chúa thông dâm với em ruột không những bị lên án mà còn được đồng tình ủng hộ.
[justify]Trong 175 năm tồn tại, nhà Trần đã diễn ra khoảng 35 cuộc hôn nhân nội tộc. Và nói tới công chúa đời Trần người ta thường liên tưởng ngay đến Huyền Trân công chúa do Thượng hoàng Nhân Tông trong một chuyến đi thăm Chiêm Thành đã hứa gả cho quốc vương Chế Mân để kết mối giao hảo giữa hai nước; thứ nữa, người ta nghĩ đến An Tư công chúa gả cho Thoát Hoan để mong hoà giải với quân Nguyên. Và nàng công chúa thứ ba đời Trần còn được nhắc tới là Thiên Ninh công chúa vì có dính liếu tới một vụ loạn dâm với em ruột.[/justify]
Phương thuốc liệt dương và cái án chị em loạn luân
[justify]Sự thật về việc chị em ruột loạn luân như thế nào đã có nhiều sử sách chép lại.[/justify]
[justify]Sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép: “Vào đêm trung thu năm Khai Hựu thứ 11, vua Trần Minh Tông đi thuyền chơi trên Hồ Tây, hoàng tử Hạo mới lên bốn tuổi cũng được đi theo. Hoàng tử vô ý rơi xuống nước. Mọi người hoảng hốt nhảy xuống mò tìm, mãi hồi lâu mới mò được xác hoàng tử kẹt ở lỗ cống đơm cá. Khi vớt lên thì Hoàng Tử đã chết. Thượng Hoàng sai thầy thuốc Trâu Canh cứu chữa. Trâu Canh tâu rằng: có thể cứu được nhưng phải dùng kim châm vào các huyệt, Hoàng tử có thể sống nhưng chỉ sợ sau này sẽ bị liệt dương…”[/justify]
[justify]
Bấy giờ Trâu Canh thấy vua bị liệt dương dâng phương thuốc nói rằng : “Phải giết một bé trai, lấy mật hoà với dương khởi thạch mà uống. Ngoài ra phải thông dâm với chị hay em ruột mình thì mới hiệu nghiệm. Vua làm theo, thông dâm với chị ruột của mình là Thiên Ninh Công Chúa..”(Đại Việt sử kí toàn thư, trang 32)Thời gian trôi qua, không ai còn nhớ câu nói cuối cùng của Trâu Canh khi cứu hoàng tử Hạo. Đến năm lên 14 tuổi, Thượng Hoàng cưới vợ cho Dụ Tông. Hoàng hậu là công chúa Y Từ, con gái thứ tư của Bình Chương Huệ Túc Vương. Lúc đó, lời nói năm xưa của thần y Trâu Canh trở nên ứng nghiệm. Vua Dụ Tông nhận ra mình không có khả năng làm chồng…[/justify]
[justify]Quả thật đây là một lời tuyên bố cực kỳ quái đản, phản đạo đức và bất nhân làm cả hoàng gia bối rối. Mới nghe qua tưởng chừng như đùa, nhưng đó là chuyện thật. Để giữ vững cơ nghiệp, vua chúa có sá chi chuyện giết hàng vạn ngưới, nói gì đến một đứa bé. Nhưng còn chuyện ” ngủ với chị mình hay em gái mình” điều đó trái với luân thường, đạo lý.[/justify]
[justify]Lịch sử không nói lời chi tiết chỉ ghi rằng Vua làm theo, thông dâm với chị ruột của mình là Thiên Ninh Công Chúa quả nhiên có công hiệu.[/justify]
[justify]Sách Đại Việt sử ký toàn thư (quyển 7, kỷ nhà Trần) chép: “Mùa thu, tháng 7 (Tân Mão, 1351),…Trâu Canh có tội đáng chết, được tha. Bấy giờ Trâu Canh thấy vua (Trần Dụ Tông) bị liệt dương, dâng phương thuốc nói rằng giết đứa bé con trai, lấy mật hòa với dương khởi thạch mà uống và thông dâm với chị hay em ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm. Vua làm theo, thông dâm với chị ruột là công chúa Thiên Ninh, quả nhiên công hiệu…”[/justify]
[justify]Thực chất toa thuốc của Trâu Canh[/justify]
[justify]Nghiên cứu toa thuốc điều trị bệnh liệt dương của Trâu Canh cho Dụ Tông, ta thấy có hai yếu tố cần được phân tích: Dược phẩm gồm : Mật + Dương khởi thạch; Hoạt động tình dục : Thông dâm với chị hay em ruột mình.[/justify]
[justify]Cả hai yếu tố này đều có sự tàng ẩn không bình thường. Thứ nhất: Đòi hỏi mật của một đứa bé đồng nghĩa với khuyến khích giết chết một người. Đó là một việc trái với đạo đức của xã hội và y đức. Thứ hai: Thông dâm với chị hay em ruột của mình là một đòi hỏi trái với luân lý của gia đình và xã hội.[/justify]
[justify]Như vậy là Trâu Canh đã đặt triều đình nhà Trần, Thượng Hoàng Trần Minh Tông vào một cái thế là phải đi ngược đạo đức và luân lý mà mục đích chỉ để Dụ Tông Hoàng đế có người nối dõi ?[/justify]
[justify]Tất cả âm mưu này chẳng qua là một đòn tâm lý ác liệt đối với Dụ Tông thông qua sự yểm trợ mạnh mẽ của Thượng Hoàng và Thái Hậu cũng như Công Chúa Thiên Ninh.[/justify]
[justify]Điều trị liệt dương là điều trị cảm xúc, điều trị cái nguyên nhân tâm lý đã gây ra hậu quả liệt dương như các cơ chế y khoa hiện đại đã nói trên.[/justify]
[justify]Chính Trâu Canh đã gây ra cái nhân ấy muời năm trước khi ông ta nói sẽ “liệt dương về sau”. Vị Hoàng Thái Tử đã bị ám ảnh từ đó. Một dấu ấn ngày càng trở nên hãi hùng đối với vị hoàng tử đáng thương kia.[/justify]
[justify]Liệt dương… liệt dương… liệt dương… vang lên suốt cả cuộc hành trình khôn lớn. Một định kiến cho rằng mình liệt dương đã được thiết lập. Và nguời duy nhất có thể phá bỏ cái định kiến ấy không ai khác hơn là Trâu Canh. Vì hơn một lần ông ta cứu sống vị vua này.Trâu Canh đã cứu sống Dụ Tông lúc bốn tuổi. Trâu Canh được triều đình xưng tụng là thần y. Nay Trâu Canh lại chữa được bệnh liệt dương cho Dụ Tông. Phương pháp kỳ dị của y được toàn thể Hoàng gia đồng tình vun vào, ngay cả Thiên Ninh Công Chúa cũng chấp nhận.[/justify]