[justify][size=small]Biển chỉ dẫn này đặt gần ngã sáu Ô Chợ Dừa, ngay đoạn giao với phố Nguyễn Lương Bằng. Một chuyên gia giao thông cho hay khá bất ngờ khi nhìn thấy tấm biển này bởi Hà Nội rất cẩn trọng mỗi khi đặt biển tên phố. [/size][/justify]
[justify] [/justify]
[justify]"Sai sót trên có thể do lỗi đánh máy nhưng những người phê duyệt, người cắm biển cũng không phát hiện ra, phải chăng là lỗ hổng trong kiến thức lịch sử", vị này nói.[/justify]
[justify] [/justify]
Tấm biển sai chính tả trên đường Kim Liên - Hoàng Cầu. Ảnh chụp ngày 8.1.
[justify]Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, biển do nhà thầu của dự án mở rộng tuyến đường này cắm. Tuyến mới được thông xe tạm để giải quyết ùn tắc giao thông, chưa được bàn giao bởi một số đoạn mặt đường vẫn chưa thảm xong, vỉa hè chưa hoàn thiện.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]"Trước khi nhận bàn giao và đưa vào sử dụng, chúng tôi sẽ kiểm tra toàn diện tuyến đường. Đến 15.1, đoạn đường này mới thông xe", ông Hùng nói và cho hay, sẽ yêu cầu nhà thầu khắc phục ngay lỗi sai chính tả trên tấm biển.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Dự án xây dựng đường vành đai 1 (đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu) được phê duyệt năm 2008, dài hơn 500 m, rộng 50 m, với tổng mức đầu tư lúc đó là 642 tỷ đồng, trong đó tiền chi cho giải phóng mặt bằng là 527 tỷ đồng, xây lắp 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 2 năm chậm triển khai, vốn đầu tư dự án bị đội lên trên 800 tỷ đồng.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đại Cồ Việt là quốc hiệu Việt Nam từ thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý. Quốc hiệu Đại Cồ Việt tồn tại 86 năm kể từ khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng Đế năm 968 cho đến đời vua Lý Thái Tông năm 1054.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Từ “Đại” trong chữ Hán là lớn, từ “Cồ” trong tiếng Việt cổ cũng là lớn. Đinh Bộ Lĩnh ghép hai chữ Hán và Việt để khẳng định nước Việt Nam là nước lớn.[/justify]