Phim ảnh 2014-08-10 04:57:55

Biển Xanh Và Ốc Nhỏ và những suy nghĩ cá nhân của mình về phim truyền hình Việt Nam


Nhớ lại ngày xưa, mình rất thích xem phim truyền hình Việt Nam. Có thể kể đến vài bộ phim mà bây giờ mình vẫn còn rất ấn tượng và đã trở thành một phần của kỷ niệm tuổi thơ như: Đất Phương Nam, Kính Vạn Hoa hay Ngũ Quái Sài Gòn,… Cái thời mà mình nhỏ xíu xiu,  khoảng lớp 1,lớp 2 gì đó, cứ hễ rảnh thì chúi đầu vào tivi. Ngoài phim thiếu nhi Việt Nam chắc còn xem nhiêu nhân Gao hay Cuồng Phong,… của Nhật Bản nữa. Cuồng đến nỗi vòi ba mẹ mua siêu nhân, xếp hình các thứ, nếu không được thì làm lẫy, khóc bù lu bù loa cả lên để mua cho bằng được, mà ba thương nên cũng nhiều. Mà chiều riết thì sinh lắm thói hư, đến bây giờ hậu quả của mình là phải mang cặp kính cận 6 độ dày cộm và có những tật xấu ảnh hưởng từ khoảng thời gian lúc bé. Suy đi nghĩ lại thì cũng thật là hối hận.
 

Bao giờ mới có phim khiến mọi người lại say mê như thế?


 
 Mà hình ảnh ấy cũng chỉ là mình của ngày hôm qua. Bắt đầu từ năm lớp 6 thì mình dần chuyển thói quen sang xem phim nhựa của Mỹ. Phim  truyền hình thì rất ít, lâu lâu mình chỉ xem vài bộ phim dài tập của Nhật Bản. Phần vì càng lớn càng lười, ko thể bỏ ra thật nhiều thì giời chỉ để xem mộ bộ phim truyền hình. Phần vì càng lớn mình càng “trắc nết”, thích cái gì gãy gọn và kết thúc mau lẹ hơn, như đa phần các phim truyền hình Nhật Bản trung bình thường dài khoảng 5,7 tập và 10 tập đã được cho là quá dài. Nên vì thế mặc dù cùng là phim truyền hình nhưng mình cũng yêu thích các bộ phim Nhật Bản. Mà quan trọng nhất, có lẽ mình không xem phim truyền hình Việt Nam. “Đẻ” quá nhiều mà chất lượng chả được bao nhiêu. Phim dài dòng, lan man, nhiều khi qua 1,2 tập rồi chả có thêm tình tiết gì mới mẻ. Ngoài ra thì bối cảnh, góc máy cũng quá nghèo nàn, nhìn vào là đoán được ngay đó là phim truyền hình Việt Nam, không thể nào lẫn vào đâu được.
 

 
Nhưng nói gì thì nói thì nhiều phim không muốn xem nhưng bắt buộc phải xem. Vì nhà mình hay có thói quen ăn tối, khoảng 9,10h đêm nên vừa ăn rồi vừa xem tivi luôn, vì ba mẹ mình cổ hủ nên không muốn xem chương trình có tiếng nước ngoài,huhu. Gần đây thì gia đình mình có xem phim “Vừa đi vừa khóc” và “Biển xanh và ốc nhỏ”.  "Vừa đi vừa khóc" không phải là thể loại mình ưa thích nên cũng chả để ý nhiều cho lắm.
 

 
Còn “Biển xanh và ốc nhỏ” thì mình lại thấy khác đi một chút. Vẫn là kiểu phim nhiều tập (xem nhiều chắc cũng hơi ngấy), những góc quay “đặc sệt” chất truyền hình hayphim có nhiều khi thoại nghe hơi kịch và không cần thiết. Nhưng, theo suy nghĩ bản thân, phim đã mang đến cho mình một số điều thú vị, tươi mới và quan trọng nhất chính là tâm trạng phấn khích khi chờ đợi đến một tập phim mới như chính tâm trạng của hồi còn bé vậy.
 

 
Có lẽ, phần nào do kịch bản được Việt hóa từ một bộ phim truyền hình của Mexico nên chắc bớt đi phần nào một số motip lỗi thời mà ta vẫn thường hay bắt lỗi ở những nhà làm phim truyền hình Việt Nam. “Biển xanh và ốc nhỏ” là một phong cách mới, một làn gió mới, một kỷ niệm mới làm sống lại phần nào tuổi thơ của mình. Nội dung phim kể về một cô bé được 2 vợ chồng hiếm muộn nọ nhặt về làm con nuôi. Sau một thời gian, người vợ đột ngột qua đời và bỏ lại cô bé (Ốc Nhỏ) sồng cùng với người cha mới. Sau khi vợ mất thì ông suy sụp và cố gắng trốn tránh nỗi đâu của mình và không muốn trở lại nghiệp cũ của mình . Bẵng đi một thời gian, Ốc Nhỏ dần trưởng thành, thông minh, tháo vát, bơi lội rất cừ khôi và mưu sinh bằng cách xâu chuỗi những vỏ sò, vỏ ốc rồi đem bán cho khách du lịch. Song song đó chính là những hình ảnh một người đàn ông đi tìm con gái thất lạc của mình, những tay giang hồ số má vây quanh và đe dọa cuộc sống bình yên của làng chài hay những hình ảnh trong trường nuôi dậy trẻ đầy bí ẩn mang tên Sơn Tùng.
 

 
Phải nói rằng, điểm đầu tiên mình thích ở “Biển xanh và ốc nhỏ” là phim có bối cảnh quay rất đẹp. Đó là những miền cát trắng, những bãi biển xanh mát điểm xuyến thêm những ốc đảo chạy dài đến tận chân trời. Thứ hai, mình cảm thấy OST phim rất ổn, đối với một bộ phim truyền hình có vốn đầu tư không quá cao thì việc đầu tư cho âm nhạc thật sự rất đáng khen ngợi. Và chắc có lẽ đây là điểm mình thích nhất chính là nội dung và cốt truyện của phim. Mình rất thích cách xây dựng hình tượng nhân vật của đạo diễn. Đó chính là một có bé thông minh, lém lỉnh, nhưng da đen nhẻm đến từ từ làng chài. Cô bé có những nét cá tính riêng, độc lập mà không hề bị ảnh hưởng bởi diễn xuất của những người lớn. Hoặc ấn tượng hơn, chính là 2 mụ phù thủy đến từ trường mồ côi Sơn Tùng, mưu sâu, kế hiểm và độ tàn nhẫn thì không kể xiếc. Hay là về những cuộc phiêu lưu, những cuộc đào tẩu trốn thoát của bọn trẻ trường mồ côi Sơn Tùng, ngôi trường vốn trên danh nghĩa là trường mồ côi để nhận sự giúp đỡ từ những nhà hảo tâm nhưng thực chất chính là “nhà tù” của bọn trẻ. Nói đến đây làm mình nhớ đến thời điểm mình còn học mẫu giáo, mỗi lần quấy phá là y như rằng sẽ bỏ vào bao gạo rồi thắt kín miệng, để như vậy khoảng 30 phút cho mình tức tửi chơi. Ôi, nói đến đây mà còn rùng mình!…
 

 
Hix, tạm thời nói đến đây thôi, vì mình xem phim cũng toàn xen giữa và có lẽ cũng chưa đủ bộ, áng chừng khoảng hơn 12 tập trong khi phim này hình như có hơn 50 tập. Nên có gì mới mẻ và hay ho thì mình và các bạn sẽ “tám” sau. Chỉ hơi tiếc vài điều là phim này không được trình chiếu vào giờ vàng. Khoảng 22h giờ hơn trên HTV9, lúc đó chắc con nít và người lớn đã ngủ hết rồi. Và quan trọng nhất, mình nghĩ là các nhà làm phim Việt Nam nên mạnh dạng hơn vào việc đầu tư sản xuất phim truyền hình. Khán giả Việt Nam “rất khát” một bộ phim có chất lượng tốt nhưng hầu như những tác phẩm như vậy chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hoặc ông nghệ sản xuất thì ok nhưng chất lượng kịch bản thì chả đi đến đâu cả. Mong mỏi những tập sau của phim truyền hình “Biển xanh và ốc nhỏ”!
 
Joker Eto
 
Ảnh sưu tầm trên Internet
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)