Cuộc sống của người Huaorani gần như tách biệt với thế giới bên ngoài.
[justify]Mỗi dân tộc đều có một phong tục truyền thống mang bản sắc riêng của mình, nếu như cư dân bộ tộc Himba thích để ngực trần, chỉ quấn một chiếc khăn da bò nhỏ che phần nhạy cảm; phụ nữ bộ tộc Yawalapiti gần như không mặc gì… thì cư dân bộ tộc Huaorani lại có tục lệ che cơ thể bằng bộ "bikini" làm từ lá cây.[/justify]
[justify]Huaorani (hay người Waorani, người Waos) là bộ tộc da đỏ sinh sống ở thượng nguồn Amazon, Ecuador. Cuộc sống của người Huaorani gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Săn bắn, hái lượm là phương thức chủ yếu để họ tồn tại.[/justify]
[justify]Trang phục của người Huaorani rất đơn giản, đó là loại quần áo được làm từ những sợi cotton tự nhiên và buộc xung quanh những vùng kín trên cơ thể, được gọi là Komi. Những sợi dây này nhằm giữ cho dương vật của người đàn ông luôn thẳng đứng.[/justify]
[justify]Komi được xem như một thứ năng lượng vô biên và biểu hiện quyền lực của người đàn ông.[/justify]
[justify]Phụ nữ và trẻ em cũng mặc Komi nhưng những sợi dây này mảnh mai hơn so với của người đàn ông. Những cô gái trẻ, thay vì mặc Komi, họ sẽ dùng những chiếc lá để che chỗ nhạy cảm trên cơ thể.[/justify]
[justify]Hình ảnh người Huaorani ở Ecuador còn che phần nhạy cảm trên cơ thể bằng những bộ “bikini” làm từ lá cây…[/justify]
[justify]Không chỉ mặc những bộ "bikini" hút mắt làm từ lá cây, phụ nữ Huaorani cũng rất thích làm đẹp. Họ thường đục lỗ tai của mình và đeo những khuyên thật to. Lý do là bởi theo họ, lỗ tai càng to thì người phụ nữ càng quyến rũ. Ngoài ra họ cũng thường trang điểm bằng những màu vẽ quanh mắt.[/justify]
[justify]Hiện còn khoảng 4.000 cư dân Huaorani sinh sống bên trong và xung quanh Công viên Quốc gia Yasuni - một Khu dự trữ sinh quyển của UNESCO ở Ecuador.[/justify]
[justify]Đối với người Huaorani, rừng có một vị trí vô cùng thiêng liêng. Họ coi toàn bộ thế giới là một khu rừng lớn, rừng chính là ngôi nhà tiện nghi nhất nên họ không cần phải làm nhà gì nữa mà chỉ cần sống trong những túp lều bằng cọ và lá dừa mà thôi.[/justify]
[justify]Những chiến binh Huaorani từ nhỏ đã được giao nhiệm vụ phải bảo vệ lãnh thổ, khu rừng Amazon. Bên cạnh đó, người Huaorani có niềm tin mạnh mẽ về sự sống, về luật nhân - quả trên đời. Họ tin rằng, mỗi người chết đi sẽ phải trải qua một con đường mòn để sang thế giới bên kia. Trên con đường mòn đó có rất nhiều rắn Anaconda (loài rắn được cho là lớn nhất thế giới) nằm chờ.[/justify]
[justify]Người xấu sẽ khó có thể thoát khỏi sự truy đuổi của những con rắn. Họ sẽ không thể tiếp tục cuộc hành trình, thay vào đó, họ phải trở về và biến thành động vật (thường là con mối). Người tốt đương nhiên sẽ sang đến thế giới bên kia và đoàn tụ với tổ tiên mình.[/justify]
[justify]Đây chính là truyền thuyết của người Huaorani nhằm răn dạy con cháu phải biết sống tốt đẹp, tôn trọng và yêu thương động vật, bảo vệ chúng khỏi sự nguy hiểm đến từ con người.[/justify]
[justify]Người Huaorani rất thích săn bắn và nổi tiếng với kỹ nghệ săn bắn của mình. Đối với họ, săn bắn mang đậm nét văn hóa và là một phần thiết yếu để duy trì cuộc sống. Những cư dân Huaorani sử dụng cây giáo dài có tên là Tapa - chiếc phi tiêu tẩm nhựa độc để săn bắn.[/justify]
[justify]Theo truyền thống, họ chỉ được săn bắn những loài động vật như khỉ, chim, lợn rừng. Những loài động vật ăn thịt và chim săn mồi được liệt vào danh sách cấm, đặc biệt là hươu, báo đốm và rắn.[/justify]
[justify]Họ cho rằng, hươu có đôi mắt của người, rắn là biểu tượng của điềm xấu và báo đốm là hiện thân của thần linh. Ngay sau khi săn được con mồi, họ lập tức xẻ thịt và “chén” ngay phần não, mắt rồi cùng nhau chia sẻ những câu chuyện về cuộc săn trong ngày.[/justify]
[justify]Từ 40 năm trở lại đây, người Huaorani đã chuyển dần từ cuộc sống du canh du cư sang sinh sống cố định. Cùng với đó, chính phủ Ecuador cũng đã tìm nhiều biện pháp để đưa văn minh đến với cuộc sống của họ nhưng người Huaorani vẫn không muốn tiếp nhận bất kì thứ gì từ xã hội bên ngoài. Họ chỉ muốn giữ vững cuộc sống biệt lập của mình mà thôi.[/justify]