[justify]Cá rô kho dưa bồn bồn là món ăn dân dã, mang nét đặc thù của vùng sông nước Cửu Long.[/justify]
[justify][/justify]
[justify][/justify]
[justify]Thịt cá rô rất ngon, ngọt. Về phương diện dinh dưỡng, cá rô là nguồn chất đạm, ít chất béo so với cá tra, cá trê… Theo đông y, thịt cá rô được xem có tính bình, vị ngọt, không độc; có tác dụng bổ được hư lao, ích cho tì vị; chữa được các chứng “tràng phong hạ huyết”, ích được khí lực, tạo cho người dùng cảm giác khỏe khoắn.[/justify]
[justify]Cây bồn bồn có tên là thủy hương (cỏ nến, hương bồ thảo) thuộc họ Typhaceae. Cây bồn bồn cho ngó làm dưa, ăn sống. Bông bồn bồn đực là vị thuốc chữa các bệnh liên quan đến máu huyết nên còn có tên “bồ hoàng”. Tuy nhiên, theo những người sành điệu, cây bồn bồn tươi làm dưa vẫn đậm nét hương vị riêng biệt vừa ngon vừa hấp dẫn, hơn cả dưa củ sen, ngó sen, bông súng…Muốn làm dưa bồn bồn, người ta nhổ nguyên cây còn tươi, cắt bỏ phần ngọn, lấy phần gốc độ 20 cm, rửa sạch, bỏ lớp vỏ ngoài lấy ruột bên trong, nếu củ gốc lớn chẻ làm hai rồi ủ trong nước gạo có pha muối để làm chua. Ưu điểm của dưa bồn bồn là sạch (do bồn bồn mọc trong tự nhiên), có vị ngọt riêng lại giòn, mềm, hương vị vừa giống ngó sen vừa giống măng.[/justify]
[justify]Món cá rô kho dưa bồn bồn kho bằng nồi đất là thích hợp nhất nhờ những ưu điểm như chậm nóng nhưng khi nóng rồi giữ được lâu, không bị mất mùi, cá có thời gian thấm gia vị.[/justify]
[justify]Cá rô được ướp cùng gia vị. Khi cá thấm đều, bắc nồi đất lên bếp cho nóng rồi cho dầu ăn, đường vào khuấy đều đến khi ngả màu vàng thì cho cá vào rồi trở cho đều. Xong đổ nước ngập mặt cá, sau đó cho dưa bồn bồn vào, thêm gia vị để trở thành nồi kho mẳn. Lúc đầu, món cá rô kho dưa bồn bồn chỉ là món tự chế của dân quê, nhưng dần dà nó được nhiều người yêu thích và hiện đã “chễm chệ” trong thực đơn của các quán ăn, nhà hàng sang trọng…[/justify]