Kênh RT (Nga) đưa tin các nhà khoa học tại Viện Không khí và Hải dương Bồ Đào Nha (IPMA) đã gọi con vật mà họ bắt được là “hóa thạch sống”.
"Thủy quái" do các nhà khoa học Bồ Đào Nha bắt được trong tháng 8. |
Mãi đến gần đây, sau khi sử dụng nhiều kỹ thuật, họ xác nhận “thủy quái” bắt được trong tháng 8 ở độ sâu 700 m là loài cá nhám mang xếp vốn sinh sống tại Trái Đất được gần 80 triệu năm.
Theo đó, con cá nhám mang xếp các nhà khoa học IPMA bắt được có chiều dài 1,5m.
Trong tháng 12/2016, một ngư dân người Nga cũng đã bắt được một con cá nhám mang xếp và đã đăng hình ảnh lên mạng xã hội. |
Ông Margarida Castro tại Đại học Algarve (Bồ Đào Nha) nhận định cá nhám mang xếp có gần 300 cái răng hỗ trợ cho việc săn mồi và chúng thường sinh sống ở khu vực biển sâu ở Đại Tây Dương hoặc ngoài khơi Australia, New Zealand và Nhật Bản.
Các nhà khoa học thuộc IPMA bắt được con cá nhám mang xếp khi tham gia vào dự án có tên MINOUW của châu Âu nhằm mục tiêu dần dần loại bỏ việc đánh cá quá đà tại khu vực này.