Teen 24h 2012-03-20 18:39:48

cái đứa viết bài này lên vnexpress nếu ko là não phẳng cũng là 1 thành phần khó đỡ =.=


link: http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/03/ham-mo-kpop-la-phu-hop-voi-quy-luat-tu-nhien/



xin trích dẫn bài viết:


"
[size=1]Hâm mộ Kpop là phù hợp với quy luật tự nhiên[/size][size=2]Sự hâm mộ Kpop hoàn toàn theo quy luật phát triển tự nhiên. Không có gì là xấu. Những người hâm mộ Kpop là những người tiên phong mang hình ảnh Việt Nam ra thế giới.[/size]Đọc những bài của quý bạn đọc gần đây về Kpop tôi xin đưa ra một số ý kiến như sau:

Đối với mỗi sự vật, sự việc xảy ra quanh ta đều có 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Tùy theo nhận thức của mỗi người mà họ sẽ hiểu được mặt tích cực và tiêu cực đó đến đâu.

Hâm mộ Kpop cũng vậy, nó cũng có mặt tích cực và tiêu cực.

Quy luật phát triển

Theo triết học, thế giới luôn luôn vận động và phát triển. Từ đời ông bà ta - thế hệ 6x, 7x thì thích nhạc cải lương, chèo,…, 8x thì thích nhạc trẻ vì nó phát triển mạnh mẽ hơn, hợp với thị hiếu người nghe hơn. 9x thì thích nhạc sôi động hơn, hấp dẫn hơn (Kpop) vì nhu cầu thưởng thức âm nhạc của con người ngày càng cao nên những thế hệ sau đòi hỏi âm nhạc phải khác hơn, tiến bộ hơn, không chỉ biết hát kiểu rên rỉ mà còn cần nhiều yếu tố kết hợp lại.

Đó là cái tạo nên xu hướng mới cho thế hệ mới. Đó cũng là quy luật phát triển của tự nhiên. Khi sự vật, sự việc, thời thế quanh mình thay đổi thì mình cũng thay đổi để hợp với thời đại.

Nếu bây giờ khi Kpop (làn sóng Hallyu) đã lan rộng cả thế giới từ các nước ở Châu Mỹ như : Brazin, Mỹ, Canada, Argentina,…đến các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Phi.

Trong khi ở Việt Nam thế hệ trẻ không biết gì về Kpop, thế giới sẽ nghĩ gì về Việt Nam (“Việt Nam lạc hậu”, “Việt Nam nghèo thông tin”, “Việt Nam thiếu hòa nhập với Thế giới”) mà mục tiêu Việt Nam ra nhập WTO không phải là để hòa nhập với Thế giới cả về Kinh tế, Chính trị, Văn hóa… hay sao chứ.

Họ sẽ nghĩ thế nào về một đất nước mà sao Kpop không đặt chân đến một lần, trong khi đó đang là xu hướng của thế giới.

Tôi nói đến đây thì mọi người cũng có thể hiểu được hâm mộ Kpop hoàn toàn là theo quy luật phát triển tự nhiên. Không có gì là xấu. Những người hâm mộ Kpop là những người tiên phong mang hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

Không có gì đáng chê trách. Khi hâm mộ Kpop, Fan Việt Nam sẽ giao lưu với Fan Thế giới, thế giới biết rằng Việt Nam cũng đang phát triển không thua kém gì họ về mọi mặt.

Khai thác mặt tích cực

Khi hâm mộ thần tượng nó sẽ tạo cho fan một nguồn cảm hứng, một động lực mạnh mẽ để fan luôn hướng về thần tượng, mong muốn được gặp thần tượng, đạt được những mục đích liên quan đến thần tượng của mình như: xem concert, mua album, poster,…

Động lực đó luôn thôi thúc fan phải đạt được điều đó. Đó là lý do vì sao những chuyện “điên cuồng”- mà những người không thích Kpop nói về fan Kpop- vì sao fan có thể di chuyển từ Hà Nội đến TP HCM, từ tỉnh này đến tỉnh khác, đứng chờ cả ngày ở sân bay, khách sạn,…hay đạp xe hàng chục cây số chỉ để được nhìn thấy thần tượng của mình.

Điều này nếu nhìn phiến diện thì đó là điên khùng, nhưng chỉ những người trong cuộc(fan Kpop) mới có thể hiểu được điều đó. Nhưng vì sao quý phụ huynh, anh chị không biết lợi dụng điểm này để đạt được mục đích của mình.

Quý vị mong muốn con em mình chăm ngoan, học giỏi, đạt thành tích tốt trong học tập,… vậy tại sao không có sự đồng cảm với sở thích của con em, thay vì nói rằng: “Nếu con được học sinh giỏi, bố mẹ sẽ cho con đi du lịch, hay mua đồ cho con,…” quý vị có thể đưa ra những lời hứa, động viên có hướng tích cực hơn với con em mình như: hứa cho đi xem concert, mua album, poster,… nếu con có thành tích học tập tốt,…tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình.

Con em quý vị có thể đứng hàng giờ để gặp thần tượng, mua vé xem họ diễn, chẳng nhẽ không có đủ động lực để học tập chăm chỉ để đạt được điều mà chúng muốn liên quan đến thần tượng của mình?

Cũng giống như quý vị đi làm, vì biết được mục tiêu làm việc của quý vị là thu nhập, thăng tiến, danh vọng… mà lãnh đạo đưa ra các chính sách khen thưởng để tạo động lực cho quý vị làm việc chăm chỉ, nhiệt tình.

Việc làn sóng Kpop tràn vào Việt Nam, đó cũng là điều thức tỉnh ca sĩ Vpop nên tự biết cải thiện mình, biết sang tạo đúng cách. Có cạnh tranh thì mới có phát triển.

Em trai tôi mới 9 tuổi nhưng nó cũng thích Kpop, nó biết so sánh nhạc của Kpop hay hơn Vpop, nó thích DBSK hơn BigBang vì nó thấy DBSK hát hay hơn, nó thích JaeJoong hơn các thành viên khác trong nhóm vì nó thấy Jaejoong hát hay và đẹp trai.

Một đứa trẻ mà đã biết chọn lọc âm nhạc như vậy điều đó có thể thấy nhu cầu về âm nhạc của thế hệ trẻ ngày nay không còn đơn giản, họ đòi hỏi ngày càng cao. Vì vậy việc Kpop tràn ngập trong giới trẻ hiện nay là điều hết sức bình thường và nó cũng thúc đẩy Vpop phải phát triển để theo kịp thời đại.

Kpop sẽ chẳng có hại nếu ta biết khai thác mặt tích cực của nó. Nó cũng là cách giải trí hữu hiệu nhất cho những ai thực sự yêu thích Kpop.

Tôi vẫn đạt kết quả học tập loại giỏi, em gái tôi vẫn đậu đại học với điểm cao dù chúng tôi là fan cuồng nhiệt của Kpop, chúng tôi không bỏ qua những tin tức cập nhật hàng ngày về Kpop, không bỏ qua các bộ phim Hàn hấp dẫn.

Làn sóng Hallyu hiện nay đã là điều đương nhiên, đối với giới trẻ việc tiếp nhận cái mới để không ngừng đổi mới đó là điều đương nhiên, con người phải vận theo xu hướng để phát triển và thế giới phải luôn vận động để phát triển.

Tôi viết bài này với hy vọng mọi người mở rộng tầm nhìn của mình về thế giới về những gì đang diễn ra quanh mình. Thay vì chúng ta cố gắng ngăn cản có thể khiến nó đi theo hướng tiêu cực, thì hãy tiếp nhận nó và điều chỉnh nó theo hướng tích cực.

Nguyễn Ngọc Minh Anh "




[size=2]đ[/size][size=2]ó l[/size][size=2]à b[/size][size=2]ài vi[/size][size=2]ết v[/size][size=2]à link [/size][size=2]ở tr[/size][size=2]ên, m[/size][size=2]ình c[/size][size=2]ực k[/size][size=2]ì kh[/size][size=2]ó ch[/size][size=2]ịu khi [/size][size=2]đ[/size][size=2]ọc nh[/size][size=2]ững d[/size][size=2]òng n[/size][size=2]ày, c[/size][size=2]ác b[/size][size=2]ạn c[/size][size=2]ó th[/size][size=2]ể k[/size][size=2]o [/size][size=2]đ[/size][size=2]ồng quan [/size][size=2]đi[/size][size=2]ểm v[/size][size=2]ới m[/size][size=2]ình, d[/size][size=2]islike m[/size][size=2]ình n[/size][size=2]ếu mu[/size][size=2]ốn nh[/size][size=2]ưng m[/size][size=2]ình ch[/size][size=2]ỉ c[/size][size=2]ần p[/size][size=2]ost b[/size][size=2]ài n[/size][size=2]ày l[/size][size=2]ên VY [/size][size=2]đ[/size][size=2]ể tho[/size][size=2]ải m[/size][size=2]ái [/size][size=2]đ[/size][size=2]ôi ch[/size][size=2]út th[/size][size=2]ôi.[/size]


[size=2][/size]


[size=2]1 v[/size][size=2]ài comment[/size][size=2]s:[/size]


[size=2][/size]KPOP




(Tôi vừa đọc bài của bạn Minh Anh vừa viết những dòng này) Trước tiên, tôi có ý kiến thế này. Bạn nên đặt cái tiêu đề khác đi. Đọc vậy thế hóa ra những người không thích Kpop là trái với quy luật tự nhiên à. Tôi xin đóng góp chút ý kiến phản biện để mọi người cùng nhìn nhận và thảo luận.

Thứ nhất: Quy luật phát triển theo ý kiến của bạn Minh Anh Thế hệ 6x, 7x…ngoài thích nghe cải lương, chèo… thì mọi người cũng thích nghe nhạc cách mạng, những bài hát về tình yêu đôi lứa . Thế hệ 8x và tôi (9x đời đầu), cũng có người thích nghe cải lương, chèo vậy. Họ còn thích nghe nhạc trẻ VN, nhạc Âu-Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…. Ừ thì bạn nói Kpop hấp dẫn hơn, sôi động hơn…thì đó là ý kiến của bạn, tôi không phản đối.

Nhưng bạn nói Kpop tiến bộ hơn thì có vẻ hơi gượng rồi đấy. Tiến bộ hơn điểm nào nhỉ, rồi bạn còn nói không "rên rỷ" ý là sao. Tôi cũng nghe nhạc Hàn Quốc, tuy không nhiều. Ngoài những bài sôi động, thì vẫn cố những bài với nhạc và lời chậm rãi, buồn bã…phù hợp với tâm trạng con người. Hay tôi và những người không thích Kpop - chỉ nghe nhạc Việt, Âu-Mỹ,…là những người không tiến bộ. Nếu đúng vậy thì xã hội VN sẽ có nhiều người không tiến bộ lắm lắm đấy nhé.

Và chỉ có các bạn trẻ ( còn đang học cấp 2, cấp 3, SV) là những thế hệ tiến bộ của đất nước. Đến đây thì tôi thấy lo lắng thật sự rồi đấy. Làn sóng Hallyu đúng là rất mạnh ở VN và các nước Đông Nam Á…ở đâu nữa thì tôi không biết nhưng Âu-Mỹ thì tôi phản đối rồi nhé. Đơn giản là âm nhạc Âu- Mỹ phát triển hơn âm nhạc Hàn Quốc. Bạn nghĩ thế nào mà phán: Kpop là xu hướng của thế giới. Đoạn này tôi no cm.

Chắc chắn tôi và mọi người ở đây không ai nói Kpop là xấu. Mà cái xấu chính là cách nhìn nhận Kpop một cách thần thánh của một số bạn trẻ thời nay đấy. Còn vì sao thì nếu cần thì tôi sẽ nói ra. Nhưng thiết nghĩ mọi người cũng biết rồi.

Khai thác mặt tích cực: "Khi hâm mộ thần tượng nó sẽ tạo cho fan một nguồn cảm hứng, một động lực mạnh mẽ để fan luôn hướng về thần tượng, mong muốn được gặp thần tượng, đạt được những mục đích liên quan đến thần tượng của mình như: xem concert, mua album, poster,…" Nghe cái ý kiến này mà tôi buồn cười không thể tả nổi. Ừ thì cho bạn đúng luôn đấy. …………. Tới đây tôi không muốn bình luận gi thêm, thế là đủ rồi. Chức bạn sẽ mãi yêu Kpop và luôn đạt được những thành công trong cuộc sống.



Nguyễn Xuân Bằng"




"Xin phép trích lại vài điều trong bài viết của bạn: "…Quý vị mong muốn con em mình chăm ngoan, học giỏi, đạt thành tích tốt trong học tập,… vậy tại sao không có sự đồng cảm với sở thích của con em, thay vì nói rằng: “Nếu con được học sinh giỏi, bố mẹ sẽ cho con đi du lịch, hay mua đồ cho con,…” quý vị có thể đưa ra những lời hứa, động viên có hướng tích cực hơn với con em mình như: hứa cho đi xem concert, mua album, poster,… nếu con có thành tích học tập tốt,…tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình."

"Tôi viết bài này với hy vọng mọi người mở rộng tầm nhìn của mình về thế giới về những gì đang diễn ra quanh mình. Thay vì chúng ta cố gắng ngăn cản có thể khiến nó đi theo hướng tiêu cực, thì hãy tiếp nhận nó và điều chỉnh nó theo hướng tích cực."

Như bạn đã nói, cái gì cũng có mặt tích cực và tiêu cực.. Vậy mặt tiêu cực của "làn sóng Hallyu" như thế nào và tác động ra sao thì bạn chưa bàn tới. Bạn muốn các quý phụ huynh vận dụng sự mê muội (xin lỗi tôi dùng từ hơi quá, tôi là người chống lại cái chủ nghĩa này) của con cái mình để ép con họ "tập trung học".

Vậy là bạn đang cố gắng gây dựng "căn bệnh thành tích" mà toàn xã hội đang chống. Thử nghĩ xem, nếu bạn có con, và con bạn trong lúc học vẫn nghĩ tới một "anh đẹp trai hát hay" nào đó ở Hàn Quốc thì liệu có thể tập trung? Kết quả học tập của chúng có được không phải vì thương bố thương mẹ hay nhận thức được việc quan trọng của việc học mà là vì quá hâm mộ một thần tượng, và biết đâu đấy, kết quả đó chỉ là sự giả tạo (ý tôi là gian lận trong thi cử) do sự thôi thúc từ các phần thưởng: poster, concert, DVD,….

Tôi cũng là người có thành tích học tập cao (tôi đỗ Đại học Y Hà Nội với 27.5 điểm nhưng không học vì tôi đỗ Đại học Ngoại Thương với 28.5 điểm), nhưng đâu có hâm mộ Kpop? Vậy cho tôi hỏi tôi có phải đi ngược lại xu hướng thời đại không?a

Tôi có không phù hợp với quy luật tự nhiên không? Tầm nhìn tôi có hạn hẹp không (xin nói thêm tôi đang chuẩn bị hồ sơ xin visa đi Mỹ, tôi được full tuition trường rank #15)? Các thần tượng của tôi là Avril Lavigne, Lady Gaga, Rihanna, Maroon 5,…. thì so sánh họ với các ca sĩ Kpop ai hát hay hơn?



Nguyễn Văn Trung"




có người phản đối thì cũng có người ủng hộ:





"ĐÚNG



Tác giả bài này nói rất đúng, rất hay. Phụ huynh hay những ai có cái nhìn thiếu tích cực về Kpop hãy đọc bài này và cả bài " Tôi thích các ban nhạc Hàn vì tài năng thật sự của họ" để hiểu đôi chút lý do tại sao giới trẻ hiện nay lại thích Kpop đến thế để có cái nhìn tích cực hơn, thay vì cấm đoán sẽ bị phản tác dụng hơn nữa.



NGUYEN"




còn rất nhiều bình luận nữa nếu các bạn muốn đọc thì xin vào link bên trên.





Ngu[size=2]ồn: vnexpress[/size]
Chủ đề đã bị khoá hoặc bạn không đủ quyền thực hiện tác vụ này

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)