“Tôi không nhận được xu nào cả”, cô nói. “Mỗi lần liên hệ với chủ tịch cuộc thi về việc chưa nhận được tiền, tôi lại nhận được một lý do: ‘bà cô ấy ốm nặng nên cô ấy chưa có thời gian xem xét’; ‘kế toán đang tiến hành chi trả’; rồi thì ‘bà cô ấy mất, cô ấy phải lo chuyện tang ma’. Cuối cùng thì cô ta không thèm nhận điện thoại của tôi nữa. Tôi đã định kiện ra tòa. Nhưng suy đi tính lại, việc này khiến tôi gặp nhiều phiền toái và còn tốn nhiều tiền hơn”.
Nhiều cô gái mong một lần chạm đến vương miện Hoa hậu. Trong ảnh, Paris Hilton làm khách mời và trao vương miện cho Hoa hậu Thổ Nhĩ Kỳ 2008. Ảnh: DF. |
Các cuộc thi nhan sắc luôn đi kèm với những lời quảng cáo ấn tượng, những cam kết hấp dẫn về tiền thưởng, học bổng và những hứa hẹn đầy cám dỗ về cơ hội trở thành người nổi tiếng, ngôi sao sàn catwalk… Nhưng vấn đề muôn thủa là chúng chẳng bao giờ trở thành hiện thực khi cuộc thi kết thúc. Bên cạnh một số cuộc thi nghiêm túc, có những cuộc mở ra chỉ để làm đầy hầu bao của nhà tổ chức.
Dù thành công hay thất bại, tham dự một cuộc thi nhan sắc, bạn vẫn nhận lại được cho mình điều gì đó. Câu hỏi đặt ra là: Đâu là cái giá phải trả để trở thành nữ hoàng sắc đẹp? Rõ ràng, cái giá này không hề rẻ. Gerdeen Dyer, người sáng lập tổ chức Pageant News Bureau (PNB) cho biết, người ta tiêu tốn hàng tỷ USD cho hàng nghìn cuộc thi nhan sắc hàng năm ở Mỹ. “Các cô gái chi ra hàng nghìn, thậm chí là hàng chục nghìn USD. Họ nghĩ sẽ có thể kinh doanh chiếc vương miện sau khi đăng quang”, Dyer nói.
Ngôi Hoa hậu chỉ có một nhưng nó là giấc mơ của hàng nghìn cô gái. Ảnh: MU. |
Deanna Oerman, chủ tịch hãng Nyx Models, nhận định: “Rất nhiều cuộc thi kiếm được hàng nghìn USD từ phí dự thi của thí sinh nhưng không tạo ra được một ngôi sao nào cả. Thủ đoạn quen thuộc là: dụ dỗ một cô gái trẻ rằng chúng tôi sẽ làm cho cô nổi tiếng; "thó" một đống tiền trong túi phụ huynh cô gái rồi biến mất sau khi ném cho cô vài tấm ảnh đẹp.
Nhưng không thể phủ nhận, các cuộc thi nhan sắc cũng mang lại cho thí sinh nhiều điều bổ ích. Dyer chỉ ra rằng, rất nhiều phụ nữ thành công trong lĩnh vực báo chí, truyền hình, thương trường hay chính trường đều từng bước ra từ các cuộc thi sắc đẹp. “Đó là nơi tuyệt vời cho các bạn xây dựng sự tự tin. Họ sẽ học được cách làm chủ chính mình trước áp lực từ các cuộc phỏng vấn và các cuộc giao lưu với đám đông”, Dyer nói.
Casey Kaczmarek là người thành công với các cuộc thi nhan sắc. Cô từng ẵm 3 danh hiệu: Miss Teen Long Beach, Miss Earth USA và Mrs. America International. Sau đó, cô làm việc trong lĩnh vực này 15 năm qua với các vai trò như: tổ chức, giám khảo và huấn luyện. "Nhờ danh hiệu đạt được, tôi được mời làm người phát ngôn cho rất nhiều tổ chức, được làm khách tại rất nhiều sự kiện… Với ngôi vị Miss Teen Long Beach, tôi xuất hiện trong 200 sự kiện trong nhiệm kỳ”, cô nói.
Mary Lou Brezo cũng tham dự khá nhiều cuộc thi. “Đó là cơ hội trải nghiệm hấp dẫn. Tham dự cuộc thi tất nhiên đòi hỏi chi phí khá cao nhưng nó cũng giống như chúng ta đầu tư cho một môn thể thao nào đó. Với các cuộc thi này, bạn học được cách vượt qua giới hạn của chính mình”.
Ami Ahuja trong cuộc thi Hoa hậu Quý bà. Ảnh: DF. |
Bên cạnh đó, cũng có không ít cuộc thi không đáng bỏ một xu để tham dự. Theo Dyer, một trong những nguyên nhân là “Ban giám khảo không đảm bảo chất lượng”. “Thí sinh ngủ với giám khảo, hối lộ giám khảo khiến những cuộc thi như thế trở thành mớ hỗn độn”, Dyer nói.