[size=3][/size] |
[size=3]Hai cô bé này là một trong số các cô dâu trẻ ở Yemen.[/size] |
[size=3]Cận cảnh cuộc sống cô dâu nhí[/size] |
[size=3][/size] |
[size=3]Đang ngủ, bé Rajani được đánh thức để tới buổi lễ kết hôn của mình.[/size] |
[size=3]Lễ hội Akha Teej diễn ra trong suốt những tháng nóng nhất của mùa xuân và trước mùa mưa. Đây cũng là thời điểm thuận lợi cho các lễ cưới. Chúng tôi nhanh chóng chú ý tới cô bé Rajani 5 tuổi mặc chiếc áo sơ mi, đi chân đất và đang cầm một chiếc kính nhựa màu hồng ai đó cho. Bé cũng là một cô dâu của buổi lễ đêm nay. Người đàn ông dẫn đường tới làng, một người thân của ông M, đã nói với chúng tôi rằng tối nay chỉ có một đám cưới. Đó cũng là cách tiết lộ khéo léo bởi các cô gái Ấn Độ không được phép kết hôn trước 18 tuổi.[/size]
[size=3][/size] |
[size=3]Asia, bà mẹ 14 tuổi đang tắm cho đứa con nhỏ của mình trong một chiếc xô. Cạnh đó, đứa con gái 2 tuổi của cô đang chơi lê la dưới sàn nhà. Do không có kiến thức về chăm sóc sức khỏe, Asia vẫn còn bị ra máu và ốm sau lần sinh nở mới nhất.[/size] |
[size=3]Mặc dù các cô gái trẻ có quyền lựa chọn cho mình người bạn đời dựa trên tình yêu, sự đồng thuận từ hai phía nhưng ở Ấn Độ, phần lớn hôn nhân của các cô gái đều do bố mẹ sắp đặt. Nạn tảo hôn xảy ra ở các lục địa, các tôn giáo và ở bất cứ tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Tại Ấn Độ, các bé gái sẽ được gán ghép với cậu bé lớn hơn mình từ bốn đến năm tuổi. Còn ở Yemen, Afghanistan hay nhiều quốc gia khác có tỉ lệ tảo hôn cao, chú rể có thể là những người đàn ông trẻ hoặc góa vợ trung tuổi. Một số bắt cóc và cưỡng hiếp nạn nhân rồi sau đó nhận là vợ mình. Tình trạng này cũng thường xảy ra ở Ethiopia. Vài trong số các đám cưới trên là vụ đổi chác, chẳng hạn, một món nợ hay một mối hận thù dòng tộc. Các cô bé 8 tuổi, 12 tuổi sẽ được gả đi để "xóa" nợ hay hóa giải hận thù.
[/size]
[size=3]
[/size]
[size=2][size=3]Bộ ảnh về các cô dâu trẻ em của tác giả Cynthia Gorney sẽ được giới thiệu trên tạp chí National Geographic phát hành vào đầu tháng 6 này. Bộ ảnh là cái nhìn cận cảnh đầy cảm thương, đau sót của tác giả trước số phận của các bé gái. Hình ảnh trên National Geographic.[/size][/size]
[size=3][/size] |
[size=3]Sau khi chia vui cùng họ hàng tại lễ cưới, các cô dâu Yemen Sidaba và Galiyaah đeo mạng che mặt và được người dẫn tới nhà chồng bắt đầu cuộc sống mới tại đây. Một nhà hoạt động xã hội ở thành phố Sanaa, cho hay: 'Nhiều cô gái nông thôn xem kết hôn như cách cứu vãn mình khỏi sự kiểm soát của gia đình'.[/size] |
[size=3][/size] |
[size=3]Nhóm các cô dâu trẻ ở một ngôi làng tại Yemen này chưa từng tới trường. Tất cả đều nói, họ hy vọng một ngày nào đó sẽ được đi học.[/size] |
[size=3][/size] |
[size=3]10 tuổi, Nujood Ali trốn thoát khỏi tình cảnh bị lạm dụng bởi người chồng già. Hành động tự phát đó của cô bé trở thành động lực cho nhiều bé gái khác bị ép lấy chồng từ rất sớm. Giờ khi đã ly hôn, Ali trở về sống cùng gia đình và tiếp tục đi học.[/size] |
[size=3][/size] |
[size=3]Rajani và người chồng tương lai hiếm khi nhìn thẳng vào mặt nhau. Hai đứa trẻ đã kết hôn trước đốm lửa thiêng và sự chứng kiến của người thân. Theo truyền thống, các cô dâu trẻ sẽ sống ở gia đình mình cho tới khi trưởng thành trước khi chính thức về sống cùng chồng.[/size] |
[size=3][/size] |
[size=3]Mặc dù kết hôm sớm là một thông lệ tại ngôi làng nhỏ ở Nepal nhưng cô bé Surita 16 tuổi vẫn không muốn rời khỏi ngôi nhà thân yêu của mình để tới nhà chồng.[/size] |