[size=2]Các fan của Ayumi tại Việt Nam đang dự định gửi email cho hãng thu âm AVEX của Nhật Bản, nơi thực hiện bản thu Marionette, với mong muốn làm sáng tỏ sự việc.[/size]
[size=3]Giống tới 80%[/size]
[size=2][/size] |
[size=2]Album Con đường mưa với ca khúc Mùa thu vắng em đang nằm trong nghi án đạo nhạc[/size] |
[size=2]Thông tin về sự “giống nhau đến ngạc nhiên” bắt đầu được đặt ra trên trang japanest.com của những người yêu văn hóa Nhật. Các thành viên diễn đàn tỏ ra bất bình bởi ca khúc Mùa thu vắng em nằm trong album Con đường mưa của Cao Thái Sơn vừa phát hành, mang giai điệu y chang bài hát Marionette do ca sĩ người Nhật Ayumi Hamasaki trình bày.[/size]
[size=2]Thành viên Thùy Linh chia sẻ: “Tình cờ nghe Mùa thu vắng em, tôi vô cùng ngạc nhiên vì từ âm nhạc cho tới cách hòa âm, phối khí đều rất giống Marionette của Ayumi Hamasaki. Là fan của Ayu, tôi nhận ra ngay. Lạ là bìa đĩa album Con đường mưa của Cao Thái Sơn lại ghi nhạc phẩm do nhạc sĩ Như Hồng sáng tác, khiến tôi không khỏi nghi ngờ”.[/size]
[size=2]Khi đặt hai ca khúc cạnh nhau để so sánh, Bảo Kha, thành viên diễn dàn japanest, khẳng định: “Intro, giai điệu, từng đoạn nhạc nền…, dường như không chệch một âm nào”.[/size]
[size=2]Sáng 12/3, PV liên lạc với Cao Thái Sơn, nam ca sĩ cho biết, người đưa nhạc phẩm Mùa thu vắng em cho anh hát tên là Như Hồng. Thừa nhận trước đó có nghe “râm ran” thông tin về chuyện giống nhau giữa Mùa thu vắng em với một nhạc phẩm của Nhật, nhưng nam ca sĩ có gương mặt baby cho biết, anh vẫn chưa nghe Marionette nên không thể kết luận điều gì.[/size]
[size=2]Người quản lý của Cao Thái Sơn, anh Đoàn Thành Dũng, cho biết: “Như Hồng là một thanh niên trẻ, thông qua một người bạn đưa ca khúc nhờ Sơn hát”. Theo anh Dũng, anh và Cao Thái Sơn từng hỏi Như Hồng về xuất xứ bài hát, Như Hồng nói đã viết ca khúc bằng tâm trạng của chính mình, và có dựa vào mô túyp nhạc Nhật. Vì thấy ca khúc hay và phù hợp với album, êkíp Dũng – Sơn làm văn bản ghi xuất xứ bài hát, nộp bản quyền sử dụng khi xin giấy phép phát hành.[/size]
[size=3]Chỉ là dịch lại phần lời?[/size]
[size=2]Sau khi nghe nhiều lần cả hai ca khúc, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Đình Lâm, kết luận: “Chúng gần như một”. Theo phân tích của nhà nghiên cứu, mô hình giai điệu và cấu trúc bài hát được giữ nguyên; nếu đặt hai ca khúc cạnh nhau thấy giống từ phần mở đầu cho tới phần phát triển, chưa kể phối khí của hai ca khúc cũng gần như giống nhau hoàn toàn. Theo ông Đình Lâm, hai ca khúc cũng có vài chi tiết khác biệt, nhưng đó là do sự vô tình được tạo nên từ đặc trưng phương ngữ trong thanh điệu của Việt Nam và Nhật Bản, dẫn đến cách luyến láy khác nhau khi thể hiện ca khúc.[/size]
[size=2]Nhà nghiên cứu cũng cho rằng, trường hợp này thực chất là [size=3]dịch lại phần lời[/size]. “Tuy nhiên, chưa biết ca khúc nào ra đời trước nên khó kết luận nhạc sĩ Việt Nam đạo nhạc hay nhạc sĩ Nhật sao chép”, ông Lâm nói. Từ góc độ chuyên môn, nhà nghiên cứu âm nhạc này cho rằng: “Nếu có sự sao chép từ phía Như Hồng của Việt Nam, rất có thể tác giả này không phải là người làm nhạc chuyên nghiệp, vì có chịu ảnh hưởng thì cũng không thể có tỷ lệ giống nhau cao đến thế”.[/size]
[size=2]Cao Thái Sơn và người quản lý cho biết, họ rất bối rối và chưa biết phải làm thế nào trước sự việc đột ngột xảy ra. “Việc kiểm chứng về nguồn gốc xuất xứ nằm ngoài phạm vi kiểm soát của chúng tôi. Nhạc sĩ đưa bài cho mình, tức là họ nghĩ bài hát phù hợp với ca sĩ. Rất khó để biết nhạc sĩ nói đúng hay sai”, Đoàn Thành Dũng bày tỏ. Anh khẳng định sẽ tìm hiểu nghiêm túc xuất xứ bài hát này.[/size]
[size=2]Ca sĩ Cao Thái Sơn nói thêm, mới đây, anh đã liên hệ với Như Hồng trao đổi về vấn đề này nhưng không liên lạc được, “bởi hình như nhạc sĩ này đã thay số máy”.[/size]
[size=2]Theo Lê Nhy[/size]