Chuyện shock 2011-09-09 01:14:41

Cao thủ game online được tuyển thẳng Đại học?


[size=3]Hai ngày nay các báo mạng liên tục lấy lại thông tin về việc một trò chơi trực tuyến được công nhận là môn thể thao thi đấu và điều này đồng nghĩa với việc các VĐV tham gia nếu thành tích xuất sắc sẽ được tuyển thẳng vào… Đại học.

"Giỏi game online đi là được vào Đại học"[/size] [size=3]

Mấy ngày qua, các "con nghiện game", nhớ tên game hơn thuộc mặt chữ đang truyền tay nhau một bài báo với nội dung chỉ cần giỏi game là vào thẳng Đại học.[/size]

[size=3]Với tựa đề "VĐV Kiện tướng được phong eSport và vào thẳng đại học", bài báo đang tạo nên những làn sóng trái chiều mà đa số là phản đối trước việc cổ súy cho một hình thức giải trí hại nhiều hơn là lợi. [/size]

[size=3][/size]
[size=3]Cứ giỏi chơi game là… đỗ đại học?![/size]
[size=3]Theo đó, trò chơi trực tuyến (GO) có tên FIFA Online 2 sẽ được Hội thể thao Điện tử giải trí Việt Nam, thuộc Ủy ban TDTT Quốc gia công nhận là game eSport chính thức cũng như đơn vị này sẽ đứng tên bảo trợ cho Giải vô địch Thể thao điện tử Việt Nam 2011 sắp diễn ra tới đây.

Điều này đồng nghĩa với việc, các VĐV tham gia môn thể thao này sẽ được phong danh hiệu Kiện tướng theo đúng tiêu chuẩn danh hiệu của các bộ môn Thể dục thể thao Quốc gia, và thậm chí còn được hưởng quyền đặc cách tuyển thẳng vào Đại học.

Nếu như thông tin này được xác thực thì từ nay, các "game thủ" sẽ có một mục tiêu phấn đấu mới… hoàn toàn chính đáng và các bậc phụ huynh khi thấy con em mình cả ngày cắm đầu vào game thì hãy coi như đó là một cách luyện thi bổ ích!

Ngay lập tức, sự việc đã mang lại những phản ứng trái chiều từ phía bậc phụ huynh và ngay cả trong cộng đồng người chơi chân chính.[/size]

[size=3]Cô Trần Thanh Dung, phụ huynh học sinh tại Thanh Xuân, Hà Nội phản ứng gay gắt: "Game gì thì cũng chỉ là giải trí. Tôi đang phát khổ vì con suốt ngày cắm đầu vào game, trượt đại học dưới cả điểm sàn thì lại có tổ chức nhà nước khuyến khích… chơi game. Thế này khác nào vẽ đường cho… sói chạy".

Căn cứ theo thông tin mà các tờ báo kia nêu thì rất có thể, chỉ cần chơi giỏi trò chơi FIFA Online 2 là sẽ được phong Kiện tướng hoặc VĐV cấp 1, theo Quy chế tuyển sinh năm 2011 thì game thủ cầm chắc 1 suất vào Đại học Thể dục thể thao và thậm chí là ra nước ngoài thi đấu, giành giải thưởng và huy chương như một bộ môn thi đấu chính thức.

Còn theo anh Lê Trung Kiên, thành viên diễn đàn VoZ thì nhận xét: "Dù cũng là một game thủ nhưng tôi ý thức rằng giữa game và học không bao giờ có sự tương đồng. Nếu nhà nước ta bật đèn xanh cho các ’game thủ mê chơi hơn ngủ’ này là cứ thoải mái đi, chơi giỏi là vào đại học thì e rằng càng làm bùng phát tệ nạn giới trẻ cắm đầu vào game online".

Cổ súy cho tệ nạn[/size] [size=3]
[/size] [size=3]
Cũng cần phải nói thêm rằng, việc đưa game online vào một bộ môn thi đấu là một điều không mới nhưng việc cứ giỏi game là ngang với kiện tướng hay VĐV chuyên nghiệp và đặc cách vào thẳng đại học thì có lẽ Việt Nam sẽ là nước đi tiên phong!

Nực cười thay, suốt lịch sử gần 10 năm phát triển tại Việt Nam, game online chưa-bao-giờ thể hiện được nó là hình thức giải trí bổ ích mà ngược lại, mỗi tháng có tới hàng trăm vụ án hình sự hay tệ nạn xã hội phát sinh từ game online mà ra.[/size]

[size=3]Một chuyên gia trong lĩnh vực nội dung gia tăng, từng làm truyền thông cho một công ty game online cho biết: "Vì lợi nhuận, các nhà phát hành game cứ nhập bừa phứa các tựa game về với cách thức kiểm duyệt rất lỏng lẻo. Từ đó không thể kiểm soát hết được tính bạo lực cũng như đánh giá các tác hại mà game online gây ra mà chỉ nhanh chóng kiếm đủ tiền để nhập game khác". [/size]

[size=3][/size]
[size=3]Các trò chơi võ lâm luôn là nơi "đào tạo" các game thủ… máu lạnh.[/size]
[size=3]Trong một diễn biến khác, nhiều nhà phát hành còn lách luật cấm nhập game của Bộ Thông tin truyền thông bằng các dự án game… thuần Việt. Hài hước là, những game mang bối cảnh Việt Nam ấy toàn cảnh bắn giết hay tung chưởng giữa thời bình hay thậm chí còn có… tuyết rơi dù đang ở Việt Nam.

Thậm chí, luật giới hạn 5 giờ chơi theo Thông tư của nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông kết hợp với Bộ Công an ban hành sau 5 năm chẳng ai còn nhớ mặc dù nó vẫn còn hiệu lực. Vậy là cảnh những "siêu game thủ" lấy quán game thay nhà, lấy "đồ sát" thay bài học vẫn diễn ra đều đặn mà các ban ngành thì bất lực.

Một sự thật nhãn tiền là, game online như là chiếc máy giặt mà nhà phát hành dùng để moi tiền game thủ, game thủ "móc trộm tiền phụ huynh", từ đó phát sinh những hệ lụy đau lòng. Nếu như năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông siết chặt việc nhập game online thì năm 2011, khi quy định này hết hiệu lực, hàng loạt tựa game bắn giết, đánh đấm lại nhăm nhe chuẩn bị "đổ bộ" vào đất Việt.

Vậy câu hỏi đặt ra là, phải chăng đã đến lúc cấm không nổi thì phải "thả" để từ đó vẽ ra một đường hướng tươi sáng hơn theo kiểu hợp thức hóa game online? Có lẽ câu trả lời này xin dành cho các bộ, ban, ngành bởi nếu cứ đà này thì mỗi năm Việt Nam sẽ có thêm hàng trăm ngàn game thủ bỏ học cày game online nuôi mộng thành kiện tướng.[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)