[justify]Những cây nắp ấm có hai loại lá, trong đó một loại có chức năng bắt côn trùng. Khi côn trùng “nhỡ” chân trượt vào ấm thì chúng không thể có cách nào thoát ra được bởi chiếc nắp sẽ nhanh chóng úp xuống bưng kín con mồi và chúng trở thành bữa ăn ngon lành của cây nắp ấm.[/justify]
Cây nắp ấm
[justify]Tuy nhiên, chuột trù núi không phải là côn trùng vì vậy cây nắp ấm chẳng thể làm gì được. Những chú chuột này rất thông minh. Chúng thường nhảy lên cây, thư thái liếm mật ở mặt dưới của nắp rồi sau đó “hạ bệ” thả phân vào ấm.[/justify]
Côn trùng bị cây nắm ấp bắt
[justify]Thậm chí, những con chuột trù núi còn nhận “bồn cầu” là của riêng mình bằng cách cọ bộ phận sinh dục vào nắp để đánh dầu trước khi rời khỏi cây. Hành động này cho thấy, mỗi chú chuột chỉ “giải quyết nỗi buồn” vào một "bồn cầu" quen thuộc.[/justify]
[justify]Ông Jonathan Moran - một nhà khoa học ở trường đại học Royal Roads cho biết: “Cây nắp ấm là một nhà vệ sinh lý tưởng dành cho chuột trù bởi chúng có thể vừa được ăn vừa được thoải mái và luôn được an toàn”.[/justify]
Chuột trù núi đang "giải quyết nỗi buồn" vào cây nắp ấm
[justify]“Theo kết quả nghiên cứu thì khi chuột trù thải phân vào cây nắp ấm thì những cây này dần mất khả năng bắt côn trùng. Điều đặc biệt là phân của chuột trù lại cũng rất có lợi cho cây bởi thay vì lấy dưỡng chất từ côn trùng thì giờ đây, cây lại lấy dưỡng chất từ phân chuột và sống nhờ vào lượng phân hàng ngày chuột thải ra.[/justify]
[justify]Theo ông Moran thì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ phân chuột trù có ý nghĩa to lớn đối với cây nắp ấm khi chúng sống trên núi, nơi côn trùng rất hiếm và phân chuột đáp ứng 57-100% nhu cầu nitơ của cây.[/justify]
Bảo Phiến (24H.COM.VN)