Xá lợi được tìm thấy bên trong một chiếc rương vàng có niên đại hơn 1.000 năm tuổi ở Trung Quốc được cho là của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Rương vàng được tìm thấy trong ngôi mộ.
Một đội các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật tại ngôi chùa Phật giáo ở Nam Kinh Trung Quốc vào năm 2010.
Khi mở chiếc rương vàng trong hầm mộ được chôn ở ngôi chùa, người ta tìm thấy một bảo tháp nhỏ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những mảnh vỡ của phần xương sọ trong tháp và các phần xá lợi khác có thể là của Đức Phật.
Dòng chữ khắc bên ngoài rương có niên đại 1000 năm.
Theo Live Science, bảo tháp cao 117 cm và rộng 45 cm, được làm từ gỗ đàn hương, vàng, bạc và trang sức trang trí xung quanh, bên trong chứa xá lợi.
Viết trên tạp chí Di sản văn hóa Trung Quốc, nhóm nghiên cứu mô tả chữ khắc trên rương có niên đại khoảng 1.000 năm.
Mô tả về phát hiện này, Live Science báo cáo, xá lợi được tìm thấy trong một chiếc hộp vàng nhỏ cao 8 cm. Chiếc hộp này lại được đặt trong một chiếc quan tài bạc lớn cao 20 cm.
Bảo tháp thu nhỏ bên trong rương.
Tất cả được cất giữ cẩn thận trọng bên trong ngôi mộ. Theo các nhà khảo cổ, điều này thể hiện các tu sĩ ở chùa muốn xá lợi được bảo mật an toàn.
Những dòng chữ được khắc trên rương đá kể lại quá trình cất giữ phần xá lợi Phật.
Người ta tin rằng, sau khi Đức Phật nhập niết bàn, Ngài được hỏa táng tại sông Hirannavati. Phần xá lợi sau đó được chia thành nhiều phần và 19 bảo tháp chứa Xá lợi được mang đến Trung Quốc.
Theo những dòng chữ được khắc lại trên rương, ngôi chùa ở Nam Kinh Trung Quốc được đích thân nhà vua xây dựng lại vào thế kỷ 11. Bảo tháp được đặt an toàn trong mộ.
Xá lợi được đặt trong hộp bạc và pha lê, khắc những hình trang trí rồng phượng, hoa sen.
Theo Live Science, phần xá lợi khác được an táng tại ngôi chùa có tên Qixia, cũng ở Nam Kinh, Trung Quốc.