[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Câu chuyện về người mẹ[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Châu Tinh Trì sinh ngày 22/06/1962 tại Hồng Kông, là cậu con thứ trong một gia đình di dân tị nạn. Khi ông tròn 7 tuổi, cha mẹ ly hôn, ba chị em trải qua những năm tháng gian khổ tại Hương Cảng trên đôi vai tảo tần của mẹ ông. Những năm tháng ấy ghi dấu rất sâu đậm trong lòng Châu Tinh Trì. Trong thông tin cá nhân của Châu Tinh Trì được ghi trên các trang tin giải trí lớn của Trung Quốc, mục người Châu Tinh Trì yêu nhất, bao giờ cũng chỉ có một chữ “người ấy”. Nhiều người lầm tưởng là người tình trong mộng của ông, nhưng sau này ông mới tiết lộ rằng “người ấy” chính là mẹ ông. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
Chị em Châu Tinh Trì cùng mẹ
[justify] [/justify]
[justify]Châu Tinh Trì kể “Ngày ấy mẹ đã đánh tôi vì tôi đòi mua đồ chơi. Mẹ nhất quyết không đồng ý dù tôi có đòi thế nào đi nữa. Cuối cùng bực quá, bà đã đánh tôi. Khi đó tôi không hiểu gì hết. Còn nghĩ rằng bà thật là chẳng có lý lẽ gì, còn đánh tôi nữa. Vì thế tôi rất buồn bã. Sau này tôi mới biết rằng. Từ khi bố mẹ tôi chia tay, việc nuôi cả ba anh em chúng tôi đều một tay mẹ lo toan. Gánh nặng đối với mẹ rất lớn. Khi đó mẹ đánh tôi, chắc trong lòng bà còn đau hơn tôi nữa”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Khung cảnh đó khắc ghi trong lòng Châu Tinh Trì, sau này được anh sử dụng lại trong chính bộ phim CJ17 của mình. Nội dung phim tập trung vào miêu tả cuộc sống của ông bố trong cảnh gà trống nuôi con. Tiểu Địch, đứa con cũng đòi bố mua món đồ chơi nhưng ông bố quá túng quẫn, không cho còn tát Tiểu Địch một cái. Đó có lẽ khoảnh khắc cả đời Châu Tinh Trì dùng để ghi nhớ khoảng thời gian thiếu thốn của mình, đồng thời là sự thôi thúc ông cố gắng hơn nữa trong sự nghiệp.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]"Còn có lần tôi lấy trộm của mẹ 50 đồng để mua đồ chơi. 50 đồng khi đó là cả một tháng sinh hoạt của gia đình. Kết cục mẹ về nhà tìm loạn cả lên mà không thấy. Cuối cùng mẹ hỏi chị em chúng tôi, nhưng tôi nhất định không chịu nhận. Sau đó, mẹ vẫn nghĩ là mẹ đánh mất số tiền đó. Tôi chỉ nhớ mẹ ngồi đó, không ngớt tự trách mắng mình. Nhìn mẹ chạy tới chạy lui, tự trách mắng mình không cẩn thận, tôi cũng không cầm được lòng. Nhưng lúc đó cũng không dám nhận lỗi, vì sợ bị đòn".[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trong những năm tháng đầu lập nghiệp, mẹ luôn là nguồn động viên lớn nhất cho sự nghiệp có phần lận đận của ông. Trong thời gian này, “dù không đồng ý chuyện tôi đi diễn, nhưng bà vẫn chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm vai diễn thích hợp cho tôi. Gặp ai bà cũng chỉ nói có một câu: “Con trai tôi rất thích diễn kịch, còn biết cả kungfu”. Châu còn kể thêm: “Ngày đó, mẹ tôi rất thích diễn kịch. Còn bắt anh em chúng tôi làm khán giả. Bây giờ tôi không nhớ nổi hồi đó mẹ diễn tiết mục gì chỉ nhớ mỗi lần nhìn mẹ biểu diễn trên khán đài là tôi không nhịn được cười. Nhưng sự ảnh hưởng của bà đối với tôi quả thực là rất lớn”[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Gặp gỡ thần tượng và khởi đầu lận đận[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Năm lên 9, Châu Tinh Trì rất mê truyện tranh và phim hoạt hình Nhật Bản. Cũng trong thời gian này, Lý Tiểu Long lần đầu tiên trở về Hồng Kông và ra mắt bộ phim đầu tiên, tạo nên một làn sóng mê công phu trong giới trẻ. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
Lý Tiểu Long, thần tượng của Châu Tinh Trì
[justify] [/justify]
[justify]“Một lần mẹ dắt tôi đi xem chiếu bóng. Khi đó bộ phim "Đường sơn đại huynh” của Lý Tiểu Long vừa mới được công chiếu. Tuy đó là một rạp chiếu bóng rất cũ, nhưng ngay lập tức tôi đã bị điện ảnh hấp dẫn”. Ngay từ lần đầu tiên xem bộ phim của Lý Tiểu Long, cậu bé Châu Tinh Trì đã nuôi dưỡng mơ ước được một ngày thành ngôi sao võ thuật trên màn ảnh.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]“Tôi cảm thấy cả người như muốn đảo lộn, bất giác nước mắt còn chảy khắp mặt. Lý Tiểu Long thật tuyệt vời, ông không chỉ võ nghệ cao siêu mà còn có tinh thần rất mạnh mẽ, kiên cường. Ngay từ lúc đó tôi đã mơ ước một ngày nào đó có thể trở thành một người như Lý Tiểu Long”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Giấc mơ giống như thần tượng khiến Châu Tinh Trì nhẫn nại tiến lên trong con đường nghệ thuật. Lý Tiểu Long là tất cả đối với Châu Tinh Trì, thế là cậu bé đi học Vịnh Xuân Quyền với tất cả ý chí của mình. Trong những năm tháng vật lộn với cơm áo gạo tiền, sau những cái nhìn ganh tỵ trước sự giàu có, dư dả của bạn bè, Châu Tinh Trì hướng về võ thuật như một nơi bình yên trong tâm hồn: “Ngày nhỏ tôi rất vui. Ngày ngày tôi ra công viên luyện võ, dường như không còn có thời gian mà buồn nữa”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
Đôi bạn thân Châu Tinh Trì và Lương Triều Vỹ
[justify] [/justify]
[justify]Tốt nghiệp trung học năm 1983, Châu Tinh Trì từ bỏ tất cả để thực hiện ước mơ tuổi thơ của mình. Anh theo học một lớp bồi dưỡng diễn viên của đài truyền hình Hồng Kông cùng lớp với Lương Triều Vỹ, hai người nhanh chóng trở thành bạn thân. Với một vẻ ngoài bình thường, một vóc dáng không tầm thước, Châu Tinh Trì bị đánh trượt trong đợt tuyển chọn học viên cho lớp bồi dưỡng đào tạo diễn viên truyền hình của đài truyền hình TVB. Trong khi đó, Lương Triều Vỹ được chọn và sau đó trở thành ngôi sao sáng của TVB mà ít người biết rằng, lúc đó chính họ Châu là người đã thuyết phục Lương Triều Vỹ gia nhập TVB, mở ra chương đầu tiên trong cuộc đời một ngôi sao sáng giá của cả Hồng Kông.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Một năm sau Châu Tinh Trì cũng thi đậu nhưng sau đó, ông mất gần 10 năm chỉ làm chủ trì tiết mục hoặc đóng những vai thường thường bậc trung trong các phim truyền hình cho đài TVB. Nếu ai đã từng xem những phim cũ của TVB, tinh ý một tí có thể sẽ thấy trong đám đông quần chúng, hoặc trong đám xác chết nằm trên chiến trường có gương mặt ngao ngáo của Châu Tinh Trì. Trong khi đó, người bạn của anh, Lương Triều Vỹ đã rất nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp Hồng Kông, Châu Tinh Trì chật vật trong việc định hình phong cách diễn xuất của mình. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
Tích lịch tiên phong – phim điện ảnh đầu tiên của Châu Tinh Trì
[justify] [/justify]
[justify]Bước ngoặt đầu tiên đưa Châu Tinh Trì đến với sự nghiệp điện ảnh là bộ phim Tích lịch tiên phong của đạo diễn Lý Tu Hiền vào năm 1988. Với bộ phim Tích lịch tiên phong, Châu Tinh Trì đã giành được giải Kim Tượng lần thứ 25 cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất, đây cũng là lần đầu tiên Châu Tinh Trì được khán giả biết tới. Tuy không phải là bộ phim anh tham gia trong tư cách một vai chính nhưng bộ phim Tích lịch tiên phong có ý nghĩa cực kỳ trọng đại trong sự nghiệp nghệ thuật của vua hài họ Châu.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trong bộ phim này, Châu Tinh Trì vào vai một tên ăn trộm xe chuyên nghiệp nhưng chính người này đã giúp đội trưởng đội trọng án họ Trương (do đạo diễn Lý Tu Hiền thủ vai) phá một vụ trọng án. Giữa đội trưởng đội trọng án và một tên chuyên ăn trộm từ đó đã nảy sinh một tình bạn tốt đẹp. Cũng chính trong bộ phim này, người ta bắt đầu thấy xuất lộ phong cách diễn xuất độc đáo của vua hài Châu Tinh Trì.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
Đổ thánh – phim làm nên tên tuổi của Châu Tinh Trì
[justify] [/justify]
[justify]Vai diễn đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp của Châu đến vào năm 1991, với vai "thánh bài" A Tinh trong phim Đổ thánh - Thánh bài (All for the winner). Phim này lúc đầu được làm nhại theo serie phim nổi tiếng lúc đó là Thần bài do Châu Nhuật Phát thủ vai chính, nhưng không ngờ là chính Đổ thánh cũng ăn khách không kém và định hình luôn phong cách diễn cho Châu Tinh Trì. Bộ phim này cũng đánh dấu sự hợp tác lâu dài của Châu với Ngô Mẫn Đạt - người sẽ chuyên trị các vai cha, chú, đồng nghiệp của A Tinh và mở đầu "truyền thống" mỹ nữ trong các phim của họ Châu[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Phong cách làm phim “không giống ai”[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Phong cách làm nên thương hiệu Châu Tinh Trì chính là phong cách “không đầu không cuối”. Phong cách diễn xuất này rộ lên từ những năm 90 với đặc điểm “nhân nói một đằng, hành động một nẻo”, biểu hiện qua việc nhân vật đôi khi mâu thuẫn với chính tình tiết đang diễn ra kèm theo đó là những tình huống phi thực tế, phi logic mà người ta hay gọi là “xạo vô đối”. Trong diễn xuất của Châu Tinh Trì, các nhân vật của ông thường có những hành động phi logic, thậm chí còn điên điên khùng khùng, vừa là một anh hùng, lại vừa là một vai hề. [/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
Cảnh thường thấy trong phim của Châu Tinh Trì
[justify] [/justify]
[justify]Các nhân vật mà ông đóng, từ Đường Bá Hổ, Vi Tiểu Bảo những võ trạng nguyên, thực thần, đổ hiệp cho đến điệp viên 007, kẻ hủy diệt nổi tiếng của Hollywood … đều bị Châu Tinh Trì kéo tụt hình ảnh xuống một cách rất hài hước và gần gũi. Trong diễn xuất của Châu Tinh Trì, tất cả họ đều từ những anh cái thế võ công, đều trở thành những tên lưu mang hoặc tham sống sợ chết, hoặc kỳ quái, hoặc ham ăn tục uống, hành động điên khùng nhưng nhờ may mắn mà thoát chết hoặc thay thời đổi vận, cuối cùng chiến đấu cho chính nghĩa.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
Cặp bài trùng Châu Tinh Trì – Ngô Mẫn Đạt
[justify]Kể từ khi nổi tiếng đến nay Châu Tinh Trì đóng khá ít phim nhưng thu nhập do những bộ phim của Châu rất lớn, 1.3 tỷ HKD - tương đương gần 200 triệu USD, chỉ thua có Lưu Đức Hoa (1.7 tỷ), và xếp trên cả Thành Long cùng các ngôi sao nổi tiếng khác.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Phim của Châu Tinh Trì có mấy đặc điểm rất dễ nhận diện, đó là :[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]- Nhân vật của Châu thường mang tên A Tinh, thậm chí là Châu Tinh Tinh.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]- Dàn diễn viên phụ gần như bao giờ cũng có Ngô Mẫn Đạt (cũng sẽ thủ vai những nhân vật có tên chú Đạt, hoặc là A Đạt).[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]- Cũng giống như điệp viên 007 luôn có các Bond Girls, phim nào của Châu Tinh Trì đều có ít nhất một mỹ nữ của điện ảnh Hồng Kông và điều kì lạ là sau khi phim trình chiếu, mỹ nữ đó lại càng nổi tiếng và nhận cát xê cao hơn.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]- Phim của Châu rất hay trích dẫn thoại hoặc có những tình tiết nhại theo các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng của Hồng Kông lẫn Hollywood.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]- Phim luôn có bóng dáng những phim của Lý Tiểu Long hoặc phong cách Lý Tiểu Long trong nhân vật mà Châu Tinh Trì thủ vai.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
Mạc Văn Úy và Trương Bá Chi – hai trong số các mỹ nữ từng đóng với Châu Tinh Trì
[justify] [/justify]
[justify]Từ 2001 với Đội bóng thiếu lâm, ông bắt đầu sáng tác những kịch bản của riêng mình, tự mình làm đạo diễn, biên kịch cũng như diễn viên. Bộ phim diễn xuất cùng Triệu Vy này đã mang đến cho Châu Tinh Trì 4 giải thưởng Kim tượng Hồng Kông lần thứ 21 cho bộ phim xuất sắc nhất, đạo diễn phim xuất sắc nhất, nam diễn viên chính xuất sắc nhất và đạo diễn trẻ xuất sắc nhất vào năm 2002. Vẫn bằng phong cách diễn xuất và đối thoại hài hước, những bộ phim gần đây của Châu Tinh Trì tăng cường thêm nhiều những pha võ thuật đẹp mắt, hoặc tăng cường kịch tính với nhiều ý nghĩa nhân sinh nhằm hướng đến một đối tượng khán giả rộng lớn hơn, vượt ra ngoài khu vực Hồng Kông. Giờ đây, không chỉ khán giả Hồng Kông mà cả Trung Quốc lục địa, thậm chí toàn châu Á, người ta đều biết đến những vai diễn hài hước của Châu Tinh Trì.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Cuộc đời đầy vinh quang của ông vua phim hài được xây dựng từ ước mơ và sự nỗ lực không mệt mỏi. Lý Tiểu Long là người se duyên cho Châu Tinh Trì với điện ảnh, nhưng đến cuối cùng họ Châu vẫn không thể trở thành một ngôi sao võ thuật như ông hằng mơ ước. Trong những phim sau này, Châu Tinh Trì đã có những đường võ đẹp mắt hơn nhưng khán giả đã quen ôm bụng cười vì những tình tiết đặc sản của ông mà ít khi chú ý đến động tác võ thuật. Lối diễn xuất cộng với kịch bản bất ngờ theo lối “điên điên khùng khùng” của ông làm lu mờ mọi thứ, khiến cho những phim có đầu tư với kinh phí thấp cũng đạt được thắng lợi. Năm 1990, khi Châu Tinh Trì bắt đầu nổi tiếng và thổ lộ rằng thần tượng của anh là Lý Tiểu Long, điện ảnh Hồng Kông đã mong chờ sự xuất hiện của một Lý Tiểu Long mới, nhưng 22 năm sau, người ta lại tự hỏi: bao giờ mới có được một Châu Tinh Trì thứ hai?[/justify]