ảnh minh họa
Khái niệm về kiểm tra trí thông minh lần đầu tiên được đưa ra bởi một nhà tâm lý học người Pháp vào đầu những năm 1990 nhằm mô tả sự khác nhau về cách thức và sự nhanh nhạy trong tiếp thu của trẻ em ở trường. Hiện nay, việc kiểm tra này lại dùng để kết luận rằng chúng ta có một chỉ số thông minh cố định vốn có và nó sẽ quyết định việc tiếp thu kiến thức nhanh hay chậm.
Nhưng nhiều người không hiểu là nếu bài kiểm tra IQ chỉ đánh giá những kỹ năng trong những tác vụ cụ thể thì IQ có gì đáng quan tâm. Cái đáng quan tâm ở đây là điểm số đó được cố định cho cuộc sống của bạn.
Ai thông minh hơn?
Một bài kiểm tra IQ tiêu chuẩn được sử dụng bởi các nhà tâm lý học cho mục đích chẩn đoán và được thiết kế để không dễ dàng chuẩn bị trước. Các nội dung được giữ bí mật và được thay đổi thường xuyên. Điểm số đưa ra cho một cá nhân là tương đối với những điều chỉnh dựa trên lứa tuổi.
Những ngay cả khi chúng ta được giáo dục tốt hơn, có nhiều kỹ năng trong cuộc sống hơn thì điểm số IQ vẫn không có nhiều cải thiện. Điều này là do hệ thống tính điểm số IQ có sự dự trù cải thiện theo thời gian. Điểm số giờ đại diện cho khả năng của bạn trong một mối quan hệ với những người khác – vốn cũng thông minh hơn với tỷ lệ tương tự.
Điều này làm cho điểm số IQ tương đối ổn định, trong khi thực tế là con người ngày càng thông minh hơn theo thời gian sống. Các bài kiểm tra IQ và hệ thống tính điểm thường xuyên thay đổi để đảm bảo rằng mức IQ trung bình vẫn là 100, dù đã có những ghi nhận tăng trưởng khả năng trí tuệ trên toàn thế giới.
Yếu tố chính trị trong kiểm tra IQ
Các nhà tâm lý học thừa nhận IQ phần nào chịu ảnh hưởng của văn hóa và xã hội nhưng một số ít vân khẳng định rằng chúng ta có thể nâng cao IQ. Điều này do trí thông minh của chúng ta là một điểm cố định, nhạy cảm với giáo dục, chế độ ăn uống,… Nói cách khác con người bị giới hạn về mặt sinh học trong khả năng trí tuệ.
Ý tưởng IQ cố định được “ứng dụng” trong các vấn đề chính trị. Hậu quả nghiêm trọng nhất là việc sử dụng các bài kiểm tra IQ để đổ lỗi khó khăn trong giáo dục cho học sinh hơn là hệ thống giảng dạy. Đáng lẽ ra chúng ta nên tìm ra phương pháp tốt hơn để giảng dạy thay vì biện minh cho sự yếu kém của học sinh.
IQ là không cố định
Nhiều người đang phải trả giá cho ý tưởng IQ là cố định khi bỏ qua những nghiên cứu trong nhiều thập kỷ được công bố trong lĩnh vực phân tích ứng dụng hành vi (ABA). Cụ thể ở những trẻ em mắc chứng tự kỷ sau khi được áp dụng điều trị ABA đã có IQ tăng nhiều dù trước đó bị chẩn đoán khó khăn trong học hỏi.
Một nghiên cứu khác của Nauy năm 2009 đã kiểm tra tác động của việc gia tăng thời gian học. Kết quả, IQ của các cá nhân được nghiên cứu đã tăng 3,7 điểm cho mỗi năm học tập thêm.
Một thử nghiệm khác cũng cho thấy chúng ta có thể làm tăng IQ bằng cách đào tạo trẻ em các kỹ năng ngôn ngữ trong chu kì vài tháng. Tất cả phát hiện này thách thức quan điểm cho rằng chỉ số thông minh là cố định trong cuộc sống.
Đã đến lúc xem lại ý tưởng về bản chất của chỉ số thông minh là một đặc điểm không thể thay đổi. Chắc chắn là có một số giới hạn cho việc phát triển các kỹ năng nhưng trách nhiệm của mỗi người là không cảm thấy bị ràng buộc bởi chúng và trên hết là giúp trẻ em vươn lên và thậm chí là vượt qua giới hạn.