[justify] [/justify]
[justify]Chủ nhân gốc trắc với đường kính trên 2m; trọng lượng 2 tấn (theo kiểm lâm); chiều cao 1,5m là anh Trần Xuân Cường (27 tuổi, trú phường Hội Phú, TP.Pleiku, Gia Lai), một người đam mê hàng mỹ nghệ.[/justify]
[justify]Anh Cường cho hay, trong một dịp đi chơi ở xã Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah, Gia Lai), anh nghe có người đồng bào vừa đào được một gốc trắc lớn dưới ruộng nhà mình nên đã đến xem.[/justify]
[justify]Sau khi chứng kiến, vì quá thích nên anh Cường đã ra một cái giá đủ làm chủ nhân nó động lòng và được sở hữu gốc trắc khủng này.[/justify]
[justify]Theo anh Cường, nội phần râu ria của rễ trắc, chủ nhân cũ của nó cũng đã kiếm được cả trăm triệu đồng. Hiện đã có một doanh nhân ở TP.HCM trả giá gần 2 tỉ đồng cho gốc trắc này song anh không bán. “Tôi dự định sẽ thuê thợ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Hà Nội) chạm trổ để nó thành một món hàng mỹ nghệ độc nhất vô nhị. Nếu có dịp thì sẽ mang đi triển lãm hoặc tham gia Festival gỗ”.[/justify]
[justify]Trắc là một loài của chi Dalbergia, tên gọi khác của Trắc là Cẩm Lai Nam Bộ, được xếp vào nhóm I. Cây gỗ lớn, cao 25 m, đường kính có thể tới 1m, gốc thường có bạnh vè. Vỏ nhẵn, màu xám nâu, nhiều xơ, vết đẽo dầy màu vàng nhạt sau đỏ nâu. [/justify]
[justify]Cây trắc phát triển tương đối chậm. Lúc nhỏ thì chịu bóng, lớn lên ưa sáng. Cây mọc rải rác trong rừng ở những nơi có độ cao tuyệt đối không quá 500m. Trắc có giá trị trong nghiên cứu bảo tồn gen, lấy gỗ.[/justify]
[justify]Trước đây, khu vực Tây Nguyên có rất nhiều gỗ trắc, song hiện tại gần như đã bị tận diệt vì nhu cầu chơi gỗ quý của con người. Hiện tại, dù là rễ, cành cũng được những đại lý thu mua với giá có lúc lên đến 300.000 đồng/kg.[/justify]
[justify]Cùng ngắm gốc trắc khủng có giá 2 tỉ đồng:[/justify]
Riêng bộ phận râu ria của gốc trắc đã bán được khá tiền.