Sự hiện diện của các con tàu này xảy ra đúng vào lúc có tin nói các công dân Nhật Bản bị tấn công tại Trung Quốc, đánh dấu một giai đoạn tồi tệ mới trong cuộc tranh cãi giữa hai nền kinh tế lớn nhất tại châu Á.
Vì thế, những người Nhật Bản sinh sống hoặc đi du lịch Trung Quốc được cảnh báo thận trọng tối đa, sau khi lãnh sự quán tại Thượng Hải - nơi có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn và cũng là điểm đến ưa chuộng của du khách Nhật, đã được báo cáo về các vụ tấn công và nhục mạ.
Khu vực tranh chấp quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản. |
Lực lượng phòng vệ bờ biển của Nhật Bản cho biết các tàu này đã rời hết khỏi khu vực trên vào khoảng 13h20 (4h20 GMT), tức là khoảng 7 tiếng sau khi chiếc tàu đầu tiên xâm phạm. Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba đã phải cắt ngắn chuyến thăm Australia vì căng thẳng gia tăng. "Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi sẽ không bao giờ để cho tình hình leo thang. Chúng tôi rất hy vọng chính phủ Trung Quốc sẽ đáp lại tình hình một cách phù hợp và bình tĩnh”, ông cho biết trước mặt các nhà báo. Trong khi đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura thì cho hay, bộ ngoại giao ngoài việc triệu đại sứ Trung Quốc Cheng Yonghua để phản đối việc 6 tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển tranh chấp, còn hối thúc Trung Quốc "làm tất cả những gì có thể để đảm bảo an toàn cho các công dân người Nhật ở Trung Quốc".
Tàu giám hải Haijian của Trung Quốc tiến vào vùng biển đang tranh chấp. |
Bộ Ngoại giao Nhật đã cảnh báo các công dân thận trọng với các cuộc biểu tình chống Nhật và không nên gây chú ý. Quan hệ giữa hai nước, vốn đã có nhiều chông gai do những vấn đề lịch sử, trở nên xấu đi kể từ khi các nhà hoạt động ủng hộ Bắc Kinh bị bắt và trục xuất sau khi đổ bộ lên một trong những hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp hồi tháng 8.
Vài ngày sau, những người Nhật Bản theo đường lối dân tộc chủ nghĩa cũng lên cắm cờ tại đây. Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở nhiều nơi tại Trung Quốc và kéo dài vì Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa 3 đảo trong quần đảo này vào ngày 11/9 vừa qua. Nhật đã sở hữu một đảo khác và đang thuê đảo thứ 5.
Vụ mua đảo vốn ban đầu được coi là hành động nhằm làm dịu tình hình trước những phát biểu khá mạnh của Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara rằng Nhật Bảnchưa hành động đủ để bảo vệ lãnh thổ.
Nhưng phản ứng của Bắc Kinh lại quyết liệt hơn dự đoán của nhiều nhà phân tích. Tờ Nhân dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong số ra ngày 14/9 đã gọi hành động của Tokyo là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và xúc phạm công dân nước này. Một bài bình luận bằng tiếng Trung của tờ báo này đã viết: “Nhật Bản đã sẵn sàng trả giá cho những hành động xấu xa của mình chưa? Những hành động đó sẽ bị coi là sự xâm lược lãnh thổ từ xa xưa của Trung Quốcvà vì thế Trung Quốc sẽ kiên quyết giáng trả”.
ko like hay comment thì dkm