[/size]
[size=2]
Ảnh minh hoạ.
[/size]
Ảnh minh hoạ.
[/size]
[size=2]Mỗi ngày, Việt Nam ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm cúm A/H1N1 mới và hàng chục ca nghi ngờ. Thời gian xét nghiệm lâu, khả năng đáp ứng có hạn của hệ thống y tế trước lượng người cần xử lý khá lớn đã làm nảy sinh nhiều câu chuyện không ngờ! Cũng trong quá trình cách ly xét nghiệm và điều trị, những hoàn cảnh, câu chuyện khá “oái oăm” đã ra đời.
Nhà gái tá hỏa vì chú rể suýt… nhiễm cúm
Một Việt kiều Úc, về Việt Nam để cưới vợ. Tuy nhiên, xui xẻo là anh thanh niên này lại bị sốt trên chuyến bay. Khi về đến cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, bị máy đo thân nhiệt phát hiện nên anh đã được đưa về cách ly, giám sát tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM.
Cả nhà gái tá hỏa vì lo vị hôn phu không về kịp ngày cưới. Vợ tương lai của người Việt kiều này đã lên bệnh viện, khóc lóc để xin cho chú rể về. May mắn sao, ngay tối hôm đó, chú rể đã nhận được kết quả xét nghiệm âm tính với cúm A/H1N1 nên được cho ra viện. Cả gia đình bệnh nhân được một phen hú hồn vì suýt nữa phải đổi ngày thành hôn trong khi đã đặt tiệc tại khách sạn và phát thiệp mời cưới.
Đó chỉ là một trong những tình huống cắc cớ được ghi nhận lại từ khu cách ly người nghi nhiễm cúm tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM.
Điều dưỡng Thủy, Trưởng điều dưỡng khu cách ly đặc biệt, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cho biết, các bác sĩ gặp rất nhiều khó khăn do bất đồng ngôn ngữ vì một số người nước ngoài không biết nói cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh.
Cụ thể, có hai mẹ con người Đài Loan rất hoảng sợ khi bị đưa từ sân bay về cách ly tại bệnh viện. Bà mẹ cứ bồng con đứng khóc ngoài hành lang chứ nhất định không chịu vào trong phòng giám sát. Trước tình cảnh đó, Ban Giám đốc Bệnh viện đã phải rà soát tìm ra bác sĩ biết nói tiếng Trung Quốc để giải thích, trấn an người phụ nữ này.
Bác sĩ Nguyễn Đình Duy, Phó Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cho biết, các bác sĩ của bệnh viện đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong công tác cách ly người nghi nhiễm cúm.
Khi ở sân bay, các hành khách có thân nhiệt cao được hứa sẽ nhận được kết quả xét nghiệm cúm A/H1N1 chỉ sau 2 đến 3 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, trên thực tế, họ phải chờ đợi lâu tại khu cách ly của bệnh viện. Nhiều bệnh nhân sốt ruột đã cự nự, nặng lời với bác sĩ.
Tại Viện Pasteur TP.HCM, mỗi ngày phải làm rất nhiều mẫu xét nghiệm cúm A/H1N1 nên bị quá tải, dẫn đến trường hợp có những bệnh nhân phải đợi đến 24h thậm chí lâu hơn mới có kết quả.
Bên cạnh đó, bệnh viện chưa có điều kiện trang bị thêm về cơ sở vật chất. Khu cách ly người nghi nhiễm cúm được tận dụng lại từ một dãy nhà cũ. Quá gấp gáp, chưa kịp tuyển thêm nhân sự nên bệnh viện đã phải điều tiết các bác sĩ từ những khoa khác xuống hỗ trợ.
Trong khi kinh phí có hạn mà bệnh nhân tại khu cách ly lại yêu cầu được trang bị máy lạnh, tủ lạnh, ti vi, thậm chí họ sẵn sàng trả tiền để được hưởng những dịch vụ đó nhưng bệnh viện vẫn không đủ sức để đáp ứng.
Tìm cách “chạy chọt” để ra khỏi khu cách ly
[/size]
[size=2]
Khu cách ly cúm A/H1N1.
[/size]
Khu cách ly cúm A/H1N1.
[/size]
[size=2]Anh Lê Văn T., một sinh viên về Việt Nam từ Úc đã hốt hoảng khi bị “bốc” thẳng từ sân bay Nội Bài về Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia do thân nhiệt đo được tại sân bay là 38 độ.
Trên đường về, anh T. rất lo lắng. Một phần vì không biết thực hư bệnh tình ra sao, một phần vì lo các kế hoạch về nước bị đổ bể nếu phải nằm viện điều trị.
Đến Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia, anh được lấy mẫu xét nghiệm. “Khổ nhất là quá trình đợi kết quả xét nghiệm. Ngồi một mình trong phòng cách ly nóng bức, lại không có bất cứ thứ gì giải trí (tivi, internet, …) suốt mấy tiếng đồng hồ quả là khó chịu. Nhất là khi vừa trải qua một chuyến bay dài và vẫn chưa được nghỉ ngơi”, anh nói.
Nhưng anh T. ở trong viện lo một thì người thân của anh ở ngoài lo mười. Trong lúc chờ đợi, người thân trong gia đình anh liên tục đổ đến viện và sốt sắng yêu cầu được gặp nhưng không thể, khiến mọi người càng thêm lo lắng. Thậm chí mẹ anh khóc lóc bảo người nhà tìm cách “chạy” để anh T. được ra khỏi khu cách ly.
Các hành khách (dù có dấu hiệu hay không) đa số đều rất sợ bị cách ly. Bảo vệ của khu cách ly đặc biệt tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch kể: “Mấy hôm trước có một nhóm Việt kiều Úc được đưa đến bệnh viện để cách ly. Tuy nhiên, khi đến trước cửa khu cách ly người nghi mắc cúm, nhóm người này không chịu vào và co giò bỏ chạy. Bảo vệ đã phải đóng hết các cổng, sau đó bác sĩ phải ra giải thích mấy người trên mới chịu trở vào”.
Trong khi đó, có hành khách từ Úc về chẳng may lọt vào “tầm ngắm” của các nhân viên y tế tại sân bay Nội Bài do mặc quá nhiều quần áo ấm khiến thân nhiệt cao hơn bình thường.
Hành khách này ra sức thuyết phục các nhân viên y tế tại sân bay nhưng vô ích, vì các nhân viên y tế khó lòng để lọt lưới ca nghi ngờ chỉ với lý do mặc nhiều quần áo.
Thật bất ngờ là sau khi xét nghiệm, kết quả cho thấy anh… dương tính với cúm A/H1N1. “Nghe xong kết quả mà vã mồ hôi hột. May mà các bác sỹ không tin mình”, anh thổ lộ.
Thậm chí, có bệnh nhân chờ quá lâu đã hết kiên nhẫn, tỏ ra mất bình tĩnh. Sau khi hỏi bác sỹ và nhận được câu trả lời: “Chúng tôi sẽ thông báo kết quả xét nghiệm trong thời gian sớm nhất. Bây giờ chúng tôi chưa thể nói gì”, chị N.M.T ở Đội Cấn nổi xung vì chị đã chờ gần hết một ngày.
Chị nói sa sả như mắng các nhân viên y tế, thậm chí còn cho rằng các y bác sỹ trong viện đang “làm tiền” nên mới bắt chị chờ lâu như vậy, và chị cần phải mất tiền thì mới có kết quả xét nghiệm nhanh.
Trong khi đó, mỗi lần xét nghiệm phát hiện cúm phải mất ít nhất 6 tiếng. Muốn công bố kết quả phải qua xét nghiệm 2 lần. Như vậy, mỗi người phải chờ ít nhất 12 tiếng mới có thể ra viện nếu không bị nhiễm cúm A/H1N1.
Ông Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia cho biết: “Bệnh nhân có những phản ứng bộc phát như vậy nhưng chúng tôi luôn phải giải thích cho họ hiểu. Khi hiểu rồi, họ cũng sẽ hợp tác".
Tại Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia, trường hợp đặc biệt nhất nhiễm cúm A/H1N1 có lẽ là cháu bé mới được 22 tháng tuổi. Hôm phát hiện dương tính với virus cúm A/H1N1, bé vẫn đang phải… bú bình.
Bệnh nhân người nước ngoài “chê” giường bệnh Việt Nam
Cách ly và điều trị các bệnh nhân người nước ngoài luôn là vấn đề khiến các bệnh viện “đau đầu”. Không chỉ gặp khó khăn về ngôn ngữ mà bệnh nhân người nước ngoài có những đòi hỏi và yêu cầu không giống bệnh nhân người Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Kính kể: “Có bệnh nhân người Úc về đây, nhìn thấy khu cách ly của viện thì nguây nguẩy đòi đi với lý do: giường bệnh của Việt Nam không như giường bệnh của Úc. Nếu chiểu theo chuẩn giường bệnh của Úc thì phải thuê khách sạn 3 sao bệnh nhân người nước ngoài mới chịu nằm”.
Sau khi nhờ sự can thiệp của đại sứ quán và làm các thủ tục cần thiết, bệnh nhân này đã xin chuyển sang nằm tại Bệnh viện Việt - Pháp trong điều kiện tốt hơn.
“Giường bệnh của Việt Nam không đạt chuẩn nào cả, nên người nước ngoài phản ứng như vậy là điều không khó hiểu”, ông Kính nói.
Đồ ăn thức uống cũng là một vấn đề bởi có nhiều bệnh nhân người nước ngoài nghi nhiễm cúm trách móc, than phiền vì không được ăn uống đúng khẩu vị.
“Hôm nọ, một thanh niên người Ý đã yêu cầu y tá đi mua cho anh ta cánh gà rán. Tuy nhiên, theo quy định của bệnh viện, mỗi bệnh nhân tại khu cách ly nghi nhiễm cúm chỉ được trợ cấp 60.000 đồng tiền ăn cho 1 ngày. Chúng tôi đã phải giải thích và tư vấn cho người ngoại quốc này lựa một món ăn khác hợp lý hơn”, bác sỹ của Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch kể lại.
[/size]
[size=2]Theo Vietnamnet[/size]