Kỹ viện Yoshiwara nhìn từ bên ngoài
Kỹ viện Nhật Bản xưa phân làm 3 cấp: đại điện, trung điện, tiểu điện.
[justify]Kỹ viện Nhật Bản xưa phân làm 3 cấp: đại điện, trung điện, tiểu điện. Nói đến kỹ viện, chúng ta thường tưởng tượng ra một chốn ăn chơi phồn hoa, nhưng bức ảnh này đã nói lên thực tế khi đó, căn phòng của các cô kỹ nữ lúc ấy không khác nào một chiếc “lồng”. Đàn ông tới đây để chọn cô gái yêu thích nhất. Từ đó cũng phản ánh địa vị của kỹ nữ Nhật Bản lúc bấy giờ trong xã hội, dường như họ không có địa vị và không được tôn trọng.[/justify]
[justify] [/justify]
Đây là bức ảnh chụp căn phòng tiếp khách thuộc đẳng cấp cao của kỹ viện được bày trí gọn gàng, sạch sẽ
Những phụ nữ Nhật làm kỹ nữ khi đó được gọi là “oiran”
[justify]Tại Nhật Bản, kể từ thế kỷ 17, nghề kỹ nữ đã bắt đầu phổ biến trong xã hội, đặc biệt ở những thành phố lớn như Kyoto, Edo, và Osaka. Những phụ nữ Nhật làm kỹ nữ khi đó được gọi là “oiran”. Oiran có nhiều thứ bậc với những đẳng cấp khác nhau. Thứ bậc cao nhất là tayu, những kỹ nữ chuyên tiếp những người đàn ông giàu có và địa vị cao nhất trong xã hội.[/justify]
Để làm hài lòng khách hàng, một oiran phải trải qua các khóa học múa, chơi đàn, biết bình thơ và làm thơ, viết thư pháp, trà đạo, cắm hoa và đương nhiên… cả những kỹ năng tình dục.
Những người đàn ông không được phép có quan hệ yêu đương với kỹ nữ lầu xanh
[justify]Được thỏa sức ăn chơi hưởng lạc chốn lâu xanh, nhưng nếu như người đàn ông thuộc giới văn nhân, quý tộc ăn phải “trái cấm”, tức nảy sinh quan hệ yêu đương với kỹ nữ, sẽ bị buộc vào tội làm vấy bẩn đằng cấp xã hội. Chính vì thế, những mối tình giữa họ chỉ được thể hiện qua văn thơ![/justify]
Geisha dần thay thế oiran
[justify]Khi xã hội Nhật Bản dần thay đổi, oiran với những quy tắc cứng nhắc, chuẩn mực quá cao khiến họ không còn thu hút nữa. Lúc này, geisha bắt đầu lên ngôi với phong cách giản dị đời thường và có thể tiếp cận với số đông các tầng lớp xã hội![/justify]