Khi bác sỹ thông báo rằng nhóm máu của bạn là B, bạn sẽ không khỏi cảm thấy có gì đó lạ lẫm. Liệu có điều gì tương quan giữa con số B với những điểm số bạn đạt được ở trường. Đến khi lớn lên, bạn biết rằng nếu cần truyền máu thì nhóm máu là điều bác sỹ cần biết để truyền máu cho phù hợp.
Tuy nhiên mọi thứ không đơn giản như thế khi vẫn còn rất nhiều câu hỏi. Tại sao người da trắng có tới 40% thuộc nhóm máu A trong khi chỉ có 27 % người da màu thuộc nhóm này. Điều gì khiến chúng ta có nhóm máu khác nhau? Và những quy định về nhóm máu từ đâu mà ra?
[size=medium]Khởi nguồn của nhóm máu[/size]
Năm 1900, nhà khoa học Áo Karl Landsteiner lần đầu tiên phát hiện máu có nhiều nhóm khác nhau và đã dành giải Nobel cho nghiên cứu của mình vào năm 1930. Từ khi các nhà khoa học phát triển thêm nhiều công cụ mạnh mẽ hơn để phân tích các mẫu máu, họ đã phát hiện ra nhiều yếu tố mà nhóm máu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Với việc bác sỹ biết chính xác nhóm máu, họ có thể cứu sống người bệnh. Nhưng trước đó, việc truyền máu vào cơ thể người khác được coi là một hành động chữa bách bệnh, nhưng cũng có thể là ý tưởng điên rồ sau một số trường hợp cho kết quả tai hại. Mọi thứ dần sáng sủa khi một bác sỹ người Anh là James Blundell quyết tâm thử nghiệm việc truyền máu và nhận ra rằng chỉ nên truyền máu của “người cho người”. Đây là một phát hiện rất quan trọng nhưng ông vẫn chưa biết một sự thật quan trọng là con người chỉ lấy được máu từ một số người khác.
Đến lượt Landsteiner, ông tiến thêm một bước nữa khi phát hiện mức độ phản ứng khác nhau cho sự kết hợp máu của mọi người. Qua nhiều lần thử nghiệm, ông đã phân chia ra thành 3 nhóm máu là A, B, C (sau đó C đổi tên thành O và vài năm sau nhóm máu AB được phát hiện). Vào giữa thế kỷ 20, nhà nghiên cứu Mỹ Phillip Levine đã phát hiện thêm một yếu tố nữa để phân loại máu – nhân tố Rh với dấu cộng hoặc trừ đằng sau.
Việc truyền máu không đúng nhóm ẩn chứa những nguy hiểm tiềm tàng, đó là những cục máu đông nhỏ làm gián đoạn lưu thông, khó thở và có thể gây tử vong. Hệ thống miễn dịch của mỗi người làm quen với máu của họ và tấn công lượng máu truyền sang như một kẻ xâm lược. Trường hợp ngoại lệ ở đây là nhóm máu O, với khả năng kết hợp với những nhóm máu khác khiến nó trở nên quan trọng trong các ngân hàng máu.
Thời của Landsteiner không biết chính xác những gì tạo nên sự khác biệt của những nhóm máu. Các nhà khoa học sau này đã phát hiện ra rằng chính cấu trúc của hồng cầu khác nhau đã tạo ra những nhóm máu khác nhau. Nhưng tại sao hồng cầu lại mất công xây dựng cho mình những cấu trúc khác nhau, hay nhóm máu có ý nghĩa gì?
Năm 1996, Perter D’Adamo công bố ý tưởng về việc ăn uống dựa trên nhóm máu nhằm kế tục tổ tiên của chúng ta. Theo ông, nhóm máu O nảy sinh từ những thợ săn ở châu Phi hay nhóm máu A có từ thời xuất hiện ngành nông nghiệp, loại B đến từ dãy Himalyan trong khoản 10,000 đến 15,000 năm trước. Từ đó suy ra những thực phẩm chúng ta nên ăn, nhóm máu A nên ăn chay, nhóm O nên ăn thịt và tránh ngũ cốc và bơ sữa.
[size=medium]Chọn lọc tự nhiên?[/size]
Năm 1952, các bác sỹ phát hiện ra một số bệnh nhân không thuộc nhóm máu nào cả. Nếu coi nhóm A và B là tòa nhà hai tầng, nhóm O là trạng trại một tầng thì những bệnh nhân trên chỉ như bãi đất trống. Nguy hiểm xảy đến khi cần truyền máu và ngay cả máu thuộc nhóm O cũng có thể giết chế họ. Các nhà nghiên cứu bắt đầu nhận thấy mối liên hệ giữa nhóm máu và các căn bệnh vào giữa thế kỷ 20 và đưa ra lập luận rằng những nhóm máu khác nhau bảo vệ chúng ta khỏi những bệnh khác nhau. Ví dụ Kevin Kain của đại học Toronto và các đồng nghiệp đã điều tra lý do tạo sao những người nhóm máu O lại được bảo vệ tốt hơn những người có nhóm máu khác trước bệnh sốt rét.
Đây có thể là đầu mối cho thấy những loại máu đã duy trì được hàng triệu năm. Tổ tiên linh trưởng của chúng ta đã chịu đựng với vô số tác nhân gây bệnh, bao gồm vi rút, vi khuẩn… Các tác nhân này có thể điều chỉnh để khai thác đặc tính khác nhau của mỗi nhóm máu, đặc biệt là những nhóm máu phổ biến. Do đó mà những loài linh trưởng có nhóm máu hiếm có thể phát triển mạnh nhờ chống lại được những kẻ thù nguy hiểm.
Với nhiều người, việc biết nhóm máu của mình vẫn gây nên sự khó hiểu, nhưng hy vọng đọc xong bài này độc giả sẽ cảm nhận được một cái gì đó vui vẻ hơn khi nói về A, B, O hay AB.
Mạnh Tuấn