[size=6]Nhưng những phi vụ đào mồ là những câu chuyện “báo oán” rùng rợn giáng xuống những kẻ đào trộm mộ, khiến họ phải thất điên bát đảo.[/size]
[justify]Lời đồn "rắn báo oán" ở "vương quốc hành"[/justify]
Một ngôi nhà mồ của làng Kép II, xã Iamơnông, Chư Păh, Gia Lai
may mắn được bảo vệ khỏi nạn đào trộm
[justify]Ám ảnh những lần đào trộm nhà mồ[/justify]
[justify]Trong những năm gần đây, hàng loạt các nhà mồ tại nhiều địa phương của tỉnh Gia Lai như Đắk Pơ, K’bang, Chư Păh, Chư Prông… của tỉnh Gia Lai bị một số đối tượng đào bới tứ tung lấy đi toàn bộ cổ vật có giá trị văn hóa cao của đồng bào các dân tộc nơi đây như: cồng chiêng, nồi đồng, bát cổ, đồ gốm… Cách đây hơn 10 năm, xã la Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã xôn xao về vụ việc nhiều thanh niên trong làng lặng lẽ đào nhà mồ của làng để tìm cổ vật, trong đó có cả nhà mồ của gia đình mình vì cho rằng những nhà mồ đó có chôn theo vàng bạc, đồng đen, gỗ huỳnh đàn. Làng Mrông Jô 1 (xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vốn là một ngôi làng bình yên của người dân nơi đại ngàn Tây Nguyên. Không chỉ đào trộm 1, mà trong khu nhà mồ của làng gần 40 ngôi mộ thì có tới hơn 28 ngôi mộ bị đào trộm. Sau khi bắt quả tang, hơn 10 thanh niên trong làng đã bị đưa ra trước cộng đồng để khiển trách.[/justify]
[justify]Từ xưa cho tới nay, câu chuyện về những cổ vật là đồ tùy táng luôn được bao trùm bởi những lời đồn thổi nhuốm màu ma mị tâm linh. Người nào lấy trộm hoặc có được những thứ không phải của mình sẽ bị quả báo. Nhưng dù rùng rợn ma quái đến đâu, dù cho những lời nguyền quả báo có ám ảnh thế nào đi chăng nữa thì những món đồ cổ có giá vẫn luôn có sức hút đối với những kẻ chuyên đi “săn” trộm cổ vật.[/justify]
[justify]Hơn 3 năm qua, Rơ Châm Chot (SN 1969, người làng Mrông Jô 1, một trong số những người đào trộm mộ năm ấy) liên tục gặp phải sự ám ảnh kinh hoàng. Khó khăn lắm Rơ Châm Chot mới dám kể với chúng tôi những chuyện ám ảnh mà anh gặp phải sau lần đào trộm nhà mồ. Rơ Châm Chot sợ hãi cho biết là 2 trong số 9 người đào trộm mộ ở làng Blui năm ấy đã chết bất đắc kỳ tử. Có 2 người thì bỏ đi lang thang biệt xứ.[/justify]
[justify]Một người thì phát điên lảm nhảm linh tinh suốt ngày đêm trong đó có Rơ Châm Mê (SN 1991), Rơ Châm Bức (SN 1992) cùng ở làng Mrông Jô 2 cạnh đó. Thế nên người dân vẫn tin vào những điều quả báo và cho đó là cái giá phải trả. Từ sau lần bị bắt quả tang ấy, Rơ Châm Chot mỗi lần lên rừng lên rẫy làm ăn, khi đi ngủ ở nhà bạn không sao, cứ về nhà là lại nằm mơ có người đánh vào bụng. Ngay cả Rơ Châm Chot sáng nào dậy, cũng kêu đau bụng, đi khám thì không tìm ra nguyên nhân.[/justify]
[justify]Lúc đầu các Rơ Châm Chot nghĩ chỉ bị dọa thế cho vui, nhưng đến khi 3 người còn lại trong nhóm đào trộm nhà mồ đều bị như thế thì các Rơ Châm Chot mới thật sự tin rằng bị ma ám. Rơ Châm Chot kể, có lần anh đang đi xe máy gần tới khu vực nhà mồ cũ của làng thì tự nhiên xe chết máy, làm cách nào cũng không khởi động lại được nữa, lúc ấy trời đang nắng bỗng dưng tối sầm lại, anh bỗng nghe thấy những tiếng cười nói, rồi những tiếng hò hét quanh đó. Sợ quá, anh bỏ xe chạy thục mạng về nhà mà vẫn còn run rẩy. Sau đó, anh nhờ người ra đó lấy xe và mang cả lễ ra tạ. “Hồi bị bắt quả tang đào trộm mộ, mình và nhóm người đi đã phải làm một lễ lớn tạ lỗi với dân làng, với người nhà có mồ bị mình đào. Nhưng mình vẫn bị con ma rừng ám ảnh đến tận bây giờ. Không chỉ mình, mà còn có cả những người đào mộ cùng cũng bị thế! Sợ lắm!” Rơ Châm Chot sợ hãi kể lại.[/justify]
[justify]Sự việc những thanh niên trong làng bị ám vì dám đào trộm nhà mồ, xâm phạm đến chốn linh thiêng của làng được đồn đại râm ran. Nhiều người dân trong làng càng sợ hãi hơn mỗi khi nghĩ đến những việc làm không phải của mình với người đã khuất. Họ cho rằng nếu như theo tục lệ xưa thì những người đào trộm nhà mồ phải làm lại nhà mồ và phải đền một con heo to. Nếu nhà mồ chưa bỏ thì phải đền trâu, đền bò. “Đừng nghĩ người chết không biết gì. Họ biết nhiều hơn người sống, chỉ cần thoáng có ý nghĩ thôi họ đă biết hết rồi. Làm việc xấu xa như vậy thì phải gánh quả báo cho cả đời sau phải trả nợ thôi!”[/justify]
Không có nhà mồ, những bức tượng gỗ cũng trở nên vô hồn
[justify]Cái giá phải trả của những kẻ trộm cổ vật ở nhà mồ[/justify]
[justify]Hơn 10 năm sau lần ấy, bây giờ khi ngồi thuật lại câu chuyện với chúng tôi, Rơ Châm Chot vẫn còn nổi gai ốc sợ hãi vì những lần bị ám ảnh: “Mỗi lúc đi qua nhà mồ cũ của làng, mình cứ cảm thấy tóc gáy dựng đứng. Cảm giác ớn lạnh ập vào từ gót chân chạy dọc lên tận đỉnh đầu. Hình như có ai đó đứng sát sau lưng mình nhưng khi quay lại thì chỉ là màn đêm đen kịt! Việc đó cứ theo mình mãi đến tận bây giờ!”. Giờ đây, Rơ Châm Chot ngồi trước chúng tôi, kể lại câu chuyện dại dột ngày xưa. Tính khí của Rơ Châm Chot thay đổi nhiều, từ một kẻ nhậu nhẹt quậy phá, anh trở thành người hiền lành đến độ khờ khạo. Như báo ứng, hay nghiệp đòi trả, trong buôn làng ai cần giúp cái gì anh cũng đến làm rất trách nhiệm. Xong việc, ai muốn cho đồng nào thì cho, chẳng cho thì anh cũng không đòi hỏi, như một cách để tạ lỗi với dân làng, với thần linh mà anh đã trót phạm tội. Đói bụng, thiếu cái ăn anh lại lên rẫy làm lụng rồi lại trở về làng giúp người làng đủ mọi chuyện.[/justify]
[justify]Không chỉ có Rơ Châm Chot, mà một trường hợp khác ở làng Mơ H’Ra (xã Kon Lơng Khương, Kbang, Gia Lai) cũng bị ám ảnh bởi việc đào trộm nhà mồ ở đây. Sau khi gây ra nhiều vụ đào trộm nhà mồ bị bắt quả tang, Đinh Văn Quảng (trú xã Kon Lơng Khương) đã bị cho là đã gặp nhiều quả báo. Cha bỗng dưng chết bất đắc kỳ tử trong một lần lên rẫy, con trai bị tai nạn, ngay cả bản thân Đinh Văn Quảng cũng trở thành kẻ ốm yếu bệnh tật liên miên. Từ một thanh niên trai tráng khỏe mạnh, giờ Quảng ốm yếu chẳng khác gì một ông lão mặc dù chưa qua tuổi 40. Biết việc mình làm bị báo oán như thế nên ngày nào Quảng cũng phải cầu khấn Yang cho tai qua nạn khỏi mặc dù Quảng đã làm lễ tạ lỗi với dân làng, tạ lỗi với người đã khuất nhiều lần. Đinh Văn Quảng cho biết: “Mình bỏ nghề rồi. Mình làm việc xấu nên Yang bắt tội đấy mà! Mình hối hận lắm, đã làm lễ tạ tội với dân làng rồi nhưng vẫn bị quở phạt như thế này!”[/justify]
[justify]Tình trạng đào mồ mả để trộm cắp tài sản không phải bây giờ mới xuất hiện. Khắp các buôn làng ở các tỉnh Tây Nguyên, đâu đâu cũng nghe người dân bàn tán hôm nay làng này bị đào trộm mấy ngôi mộ cổ, hôm trước làng kia bị đào tới mười mấy mộ trong đêm, xương người chết bị hất tung lên mặt đất, của cải quý hiếm trong mộ đều bị lấy trộm. Đối với các dân tộc bản địa đang cư trú ở Tây Nguyên, nhà mồ là nơi hội tụ của sự linh thiêng, huyền bí và không thể tách rời với đời sống tín ngưỡng đa thần. Người chết không mất đi mà biến thành “con ma”, về thế giới bên kia. Con ma này lại tiếp tục lao động sản xuất, đón nhận cuộc sống mới giống như ở trần gian với cộng đồng thổ dân và tình cảm nguyên thủy.[/justify]
[justify]Trung tá Trần Thành Thưởng, Phó Trưởng công an huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai cho biết, nạn đào trộm nhà mồ đã xuất hiện từ rất lâu nhưng rất khó bắt được các đối tượng này bởi địa bàn rừng núi quá rộng, chỉ nghe tiếng động kẻ trộm chạy ngay vào nương rẫy rồi lẩn lên rừng là mất dấu tích. Cũng theo Trung tá Thưởng, Công an huyện cũng đã khởi tố, bắt giam một số đối tượng có hành vi xâm phạm mồ mả người chết, đồng thời rà soát những đối tượng có liên quan đến việc đào trộm mồ mả nhưng chưa đến mức khởi tố hình sự để cảnh báo cho người dân theo dõi.[/justify]
[justify]Còn những câu chuyện “báo oán” rùng rợn là do quan niệm của người làng còn cho rằng những con ma rừng đã theo những người này “báo oán”, theo quy luật cuộc đời rằng cái ác sẽ luôn bị trừng phạt. Song thực tế là do họ đã từng làm những việc kiêng kị mà tập quán không cho phép nên chính họ bị day dứt lương tâm, dằn vặt nên lúc nào cũng bị ám ảnh sợ bị trả giá. Song dù sao đây cũng là những bài học cho những ai đang rắp tâm xâm hại đến mồ mả, chốn linh thiêng trong đời sống của đồng bào dân tộc.[/justify]