Tâm sự - chia sẻ 2013-05-17 10:54:35

Chuyện về những suất cơm ấm lòng với giá 2.000đ


[size=6]Quán cơm tình nghĩa, chất chứa biết bao tình cảm của “người bán” và nhận được rất nhiều sự trân trọng, mang ơn của “người mua”. Mỗi suất cơm chỉ có giá 2.000 đồng nhưng đã giúp hàng trăm con người ấm lòng.[/size]
[justify]Khai trương từ tháng 10/2012, quán cơm Nụ Cười với mỗi phần cơm đặc biệt có giá 2.000 đồng đã kịp ra mắt cơ sở 3 tại quận 7 vào tháng 5/2013 này (trước đó là quán Nụ Cười 1 ở quận 3 và Nụ Cười 2 ở Tân Phú). Đây là một tin vui lớn đối với hàng ngàn người dân lao động tại các khu vực trên. [/justify]

Địa điểm quen thuộc của nhiều bạn học sinh, sinh viên và người lao động nghèo.


Khu bãi xe trước quán cơm của các cô chú lao động.


Tấp nập người vào lúc 11h30.


Mỗi người một nhiệm vụ.


Ai cũng nhiệt tình và vui vẻ.


Một phần cơm 2.000 đồng đầy tình nghĩa

[justify]Bác Nam Đồng (tổng biên tập một tờ báo và là người quản lý tại quán Nụ Cười) cho biết: “Quán cơm từ thiện là chính nhưng vì muốn người dân đến ăn vui vẻ, không mặc cảm và không có cảm giác mắc nợ nên đã chọn cái giá 2.000 đồng/phần cơm cho mọi người có tâm lý thoải mái hơn khi đến với quán. Một ngày khoảng 300 – 500 phần cơm sẽ được bán trên một quán. Ngoài Nụ Cười 1 (Hồ Xuân Hương, quận 3) là bán suốt tuần thì hai quán mới mở còn lại là Nụ Cười 2 (Tân Phú) và Nụ Cười 3 (quận 7) chỉ bán 3 ngày trong tuần vì chưa đủ kinh phí để hoạt động thường xuyên."[/justify]

Những bữa ăn vội của người dân.




Nơi thường xuyên ghé đến của các cô công nhân.

[justify]Thực khách đến quán có đủ cả, đông nhất vẫn là người lao động nghèo – các ông cụ bà lão neo đơn – sinh viên, học sinh ngoại tỉnh. Nhưng đến đây rồi, dù là ai, xuất thân – gia cảnh như thế nào cũng đều được đối xử như “thượng đế” hết. Một phần cơm ở đây tuy chỉ có 2.000 đồng nhưng lại rất đầy đủ chất, gồm: món mặn (gà kho gừng, đậu hủ dồn thịt, thịt ram, cá chiên giòn…), món rau (xào, luộc, kho…), canh (canh bí, canh khoai, canh cải…) và có cả đồ tráng miệng, trà đá lạnh được đun sôi để nguội. Tất cả hoàn hảo và đầy đủ không thua gì một phần ăn bình thường của các quán khác ở khu trung tâm này – nhưng giá thì chỉ có 2.000 đồng và không giới hạn “người mua”.[/justify]

Tự giác dọn dẹp vị trí ngồi của mình.


Một khách hàng thân thiết của quán.


Bác Nam Đồng đang thăm hỏi khách hàng về chất lượng món ăn và sức khỏe của bà.

[justify]Có đến đây mới thấy tấm lòng thiện nguyện của các thành viên trong quán bao la và đáng quý như thế nào. Một số cô bác, anh chị đôi khi vẫn “vượt rào” dùng nước uống rửa ly, rửa tay sai quy định – đều được bác quản lý nhắc nhở nhẹ nhàng, không hề quát tháo. Bác Đồng phân tích cho từng người: “Đây là nước nấu chín để pha trà và để nguội nên mọi người đừng phí phạm, chừa cho những người đi làm muộn về ăn sau sẽ còn nước uống, không thì tội họ…”. Tuy nhiên, ngoài một vài trường hợp đặc biệt đó thì đa số mọi người đến đây đều rất đáng yêu, hiền lành và tuân thủ tốt quy định của tiệm.[/justify]

Một bác khuyết tật được phục vụ chu đáo tận chỗ ngồi.


No nê với cơm thêm miễn phí.


Nụ cười luôn trên môi chủ quán và khách đến ăn.

[justify]Sau khi mua phiếu tại quầy, các cô bác anh chị sẽ tiến vào bên trong lấy cơm và tìm chỗ ngồi thích hợp cho mình. Ăn xong, chẳng ai nhắc ai, mọi người tự đem vỏ chuối vứt riêng vào một thùng, thức ăn thừa được cho vào một thùng khác và khay cơm thì được sắp thứ tự thành từng chồng chờ tình nguyện viên lấy đi rửa. Một quy trình nhẹ nhàng và đầy tính tự giác đã được thực hiện rất tốt tại đây.[/justify]

Phần trưa muộn của bác gái bán vé số.


Cậu bé con trai cô Trân cũng là một tình nguyện viên thân thiết tại đây.



Lặng lẽ…

[justify]Các bạn trẻ tình nguyện viên của quán đa số là học sinh đến ăn và quý mến quán, đồng ý ở lại làm cho quán vào những giờ trưa sau khi đi học về. Ở đây ai ai cũng nhiệt tình hết mức có thể. Cô Trân (một tình nguyện viên, nhà ở Hai Bà Trưng) chia sẻ: “Ngày xưa tôi hay đến đây ủng hộ gạo cho quán cơm. Sau này lớn tuổi không còn làm ăn gì nữa thì đến đây ủng hộ sức mình. Thằng nhóc này cũng được đưa đến đây mỗi tuần vào những ngày nghỉ để phụ việc (phát ly uống nước). Từ sau khi cháu đi làm tình nguyện viên về thì có vẻ rất vui và ngoan hơn, biết phải trái và nhường nhịn, tiết kiệm hơn. Có ngày nhà bận việc, tôi không chở đi, nó cũng khóc vì lo lắng “không có con, sao mấy cô chú kia uống nước được”. Đó là điều làm tôi rất vui và quyết tâm góp sức cho quán cơm này.”[/justify]


Mọi người tự dọn phần ăn của mình sau khi kết thúc bữa ăn.

 


Trà đá lạnh cho tất cả mọi người
.



Bữa trưa của một tình nguyện viên sau giờ bán.



Bác gái này đã về hưu, đang sống 1 mình và cảm thấy rất may mắn khi có quán cơm 2.000 đồng này. Tuy nhiên bác từ chối chụp ảnh vì: "Bạn bè tôi giàu lắm, tôi xấu hổ…"
.

[justify]Tiếp lời cô Trân, một bạn trẻ khác giấu tên cũng tâm sự: “Em làm việc cho quán cũng gần một năm rồi. Mới đầu là đến ăn cơm từ thiện, sau đó là quen các cô chú và có tình cảm nên dành thời gian đến đây phụ việc. Mỗi ngày bọn em đến đây lúc 10h để chuẩn bị bán phiếu, lấy cơm và dọn dẹp, rửa chén đến khoảng 2h trưa là xong. Các tình nguyện viên được ăn cơm miễn phí, hôm nào còn dư cơm và thức ăn thì được đem về cho buổi chiều (nhưng cũng hiếm lắm vì ở đây thường thiếu chứ ít dư). Quán có nhiều thành phần khách, thường là người khó khăn nhưng đôi khi vẫn có người giàu đến ăn để tiết kiệm tiền. Một số khách rất dễ thương nhưng một số ít khác thì không như vậy. Bọn em được dạy phục vụ như nhau cả, không phân biệt giàu nghèo – nhưng dù sao vẫn mong cơm từ thiện đến được với người thật sự cần nó hơn”.[/justify]
[justify]Mùa tuyển sinh sắp đến và đây chắc chắn sẽ là một trong những địa chỉ cần biết của các bạn tân sinh viên trong tương lai. Mọi người ở đây đều rất dễ thương và cơm thì rất ngon, đừng ngại ngùng và hãy đến để chia sẻ cùng những tấm lòng nhân ái.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Nguồn: kenh14.vn[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)