[justify]Đã qua 3 năm sống trên đảo,hiểu cái nắng, cái gió và khí hậu nơi này, hiểu cả đời sống của người dân trênđảo, cô giáo trẻ đời đầu 8X vẫn vui vẻ nói: "Sau khihết 5 năm tình nguyện, mình muốn ở lại đảo Trường Sa thêm vài năm nữa để cáccháu mình đang dạy khôn lớn và đi học trong đất liền hết. Nếu mình bỏ dở màkhông có ai ra thay thì mình cũng không yên tâm."[/justify]
Cô Nhung hướng dẫn học sinh trên lớp ở Trường Sa (Nguồn ảnh:Báo Phú Yên) |
[justify]Một mình một trường với 9 trò ởđủ các độ tuổi và lớp khác nhau, có cả mẫu giáo, cô Nhung gần như dạy kèm chocác cháu và trở thành người hướng dẫn cho bố mẹ. Ở đây, mỗi gia đình một mái nhànhưng sống bên nhau gần gũi, thân tình. Sống giữa phụ huynh, cô Nhung vừa là côgiáo, vừa là láng giềng. Có hôm nào các cháu bị phạt, cô Nhung trao đổi với phụhuynh ngay. Và có bài học nào hụ huynh chưa biết hướng dẫn con học, mang sanghỏi cô, cô lại tiếp tục hướng dẫn cho phụ huynh cách dạy con học.[/justify]
[justify]"Biển này là của ta, đảo nàylà của ta…."[/justify]
[justify]Công sức của cô suốt 3 nămqua trên đảo đã gây ấn tượng với những người trong đoàn công tác của Bộ GD-ĐT rathăm và tặng quà các em nhỏởđảo Trường Sa Lớn. Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV (Bộ GD-ĐT) Lê Mạnh Hùng đãrất ngạc nhiên kể lại: "Tôi không thấy các cháu khôngthua kém gì nhiều so với học sinh trong đất liền. Các cháu biết vi tính, làmtoán nhanh, viết chữ đẹp. Nhất là trò chuyện thì rất thông minh, dí dỏm".[/justify]
[justify]Áp lực ban đầu chưa quen khitrường học cũng như ở nhà, phụ huynh có thể "dự giờ" cô giáo đến nay đã thànhniềm hạnh phúc và may mắn vì phụ huynh rất quan tâm đến việc học hành của concái. Cuộc sống thu nhỏ làm cho mối quan hệ trên đảo của tất cả mọi người đều gắnbó khăng khít với nhau. Không chỉ là trên trường lớp mà mỗi chiều về, khi nướcxuống, cô trò, bố mẹ cùng nhau bắt cua, bắt ốc để làm những món ăn tươi của đấtliền.[/justify]
[justify]Mỗi lần có đoàn công tác đến đảo,học sinh của cô Nhung lại dậy từ rất sớm, mặc quần áo đẹp và sẵn sàng múa hát đểchào đón những vị khách từ đất liền.[/justify]
Sân chơi của các em nhỏ ở Trường Sa (Nguồn ảnh: Báo GD&TĐ) |
[justify]Ông Lê Mạnh Hùng kể lại,khi vừa đặt chân lên đảo chúng tôi đã được nghe các cháu ca hát rất say sưa:"Biển này là của ta, đảo này là của ta…."[/justify]
[justify]Đó là lời hát quen thuộctrong bài hát "Khúc quân ca Trường Sa" mà học trò nào cũng thuộc. Cô Nhung tâmsự, các cháu thích nhất hai bài hát: "Chú bộ đội đánhMỹ tài ghê và bài ca về đảo. Được sống cùng các chú bộ đội, được kể về vùng biểnđảo tổ quốc mình đang sống, như một điều rất tự nhiên, cháu nào cũng bảo : lớnlên con sẽ làm bộ đội để bảo vệ quê hương."[/justify]
[justify]Trẻ thơ ở nơi huyện đảo gắn bóvới nhau đến nỗi, chỉ chia xa mấy tháng hè vào đất liền thăm ông bà, họ hàngnhưng cô trò cứ bịn rịn không rời. Trẻ thơ trên đảo hồn nhiên, gắn bó khiến côNhung không muốn nghĩ đến ngày về. Những tháng cuối của lần mang bầu bé thứ 2,cô Nhung vẫn lên lớp đều đặn. Khi chỉ còn không đầy một tháng nữa đến ngày sinh,cô vẫn cố gắng để tổng kết năm học, trao phần thưởng, giấy khen cho từng em rồimới theo tàu vào đất liền.[/justify]
[justify]Cuộc sống thanh bình và tình cảmkhăng khít, các con được học hành lại có thêm nghề nghiệp đánh bắt hải sản khiếncho không có hộ dân nào muốn rời khỏi biển đảo. Hết năm năm, các hộ dân đều mongmuốn ở lại tiếp tục sống cùng biển đảo.[/justify]
[justify]Cho đến bây giờ, nói về cuộc sốngtrên đảo Trường Sa, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Nhung vẫn vẹn nguyên một niềm vui vàhứng khởi như những ngày đầu: "Ngày đầu mới ra, mình không ngĩ là đảo Trường Salại đẹp như thế. Khí hậu ban đầu chưa quen nhưng chỉ sau 3, 4 tháng quen rồi thìthấy rất trong lành. Các cháu ở đây không hay ốm. Con nhỏ của mình cũng vậy, 3năm rồi không thấy bị sao cả. Cuộc sống thanh bình, không vội vã, xáo trộn lạiluôn được bộ đội giúp đỡ. Một gia đình có việc gì là đơn vị cử ngay người xuốngcùng làm. Tình cảm khăng khít vậy nên đến lúc các anh đi, bà con ở đảo nhớ lắm."[/justify]
[justify]Từ khi ra Trường Sa, cô Nhung chỉmong có cơ hội để nâng cao trình độ. Dù vậy, đối với cô giáo trẻ Nguyễn ThịNhung, việc học của trẻ ở Trường Sa Lớn mới là điều bây giờ cô tâm huyết nhất.[/justify]
[justify]Những ngày này, cô Nhung đanghạnh phúc với con trai thứ hai vừa mới chào đời gần hai tháng ở đất liền. Nhưngtrong kế hoạch rất gần vào tháng 7, cô sẽ tiếp tục đưa con trở lại đảo Trường SaLớn để kịp bắt đầu năm học cho các em.[/justify]
[justify]Cô Nhung chia sẻ: Dù có thế nào thì mẹ con cũng sẽ ra và ở lại chứ không về. Khinào còn học trò ở Trường Sa Lớn, cô Nhung còn muốn ở lại dạy dỗ các em.[/justify]
- [*][justify]Nguyễn Hường[/justify]