Cụ Nguyễn Văn Quý tại nơi ở tạm
[justify]Anh con cả tuyên bố thẳng thừng: “Ông bà cút khỏi nhà này, đi đâu thì đi”. Người con thứ cũng không kém phần tệ bạc với “quan điểm”: “Ông cả không tử tế với ông bà thì tôi việc gì phải tử tế?”…[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Cặp vợ chồng già 8 năm bị con cái đẩy ra đường là cụ Nguyễn Văn Quý (84 tuổi) và cụ Nguyễn Thị Chén (82 tuổi), ngụ thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội.[/justify]
[justify]Ông Quý và bà Chén quen nhau cách đây 60 năm trong một lần đi làm thuê ở miền sơn cước, rồi nên duyên vợ chồng. Lập nghiệp từ đôi bàn tay trắng, lúc vợ chồng ra ở riêng thì tài sản chỉ có duy 20 cây tre để dựng căn nhà làm nơi tá túc.
Cuộc sống vốn dĩ đã khó khăn, khi bảy đứa con, gồm ba trai, bốn gái lần lượt chào đời thì ông bà lại càng túng quẫn hơn. Để kiếm miếng cơm manh áo nuôi con, ông phải đi làm thuê làm mướn hùng hục suốt ngày, còn bà thì tối ngày cắm mặt trên mấy thửa ruộng. Sau khi đến vùng kinh tế mới, do chịu khó làm ăn nên cuộc sống gia đình đã thoát khỏi cảnh túng quẫn. Các đứa con lần lượt được ông bà dựng vợ gả chồng.
Tuy không bằng ai nhưng ông bà vẫn cố gắng lo lắng cho con cái chu đáo, 3 người con trai thì cho mỗi anh một dinh cơ khi lấy vợ. Khi người con trai thứ ba của ông bà lấy vợ xây nhà, đứa con xui ông bà bán đất ở vùng kinh tế mới để lấy tiền xây nhà cho mình, ông bà cũng nghe theo.[/justify]
[justify]Sau khi dồn hết tiền làm nhà cho anh con trai thứ ba, hai cụ về ở với người con trai cả khi trong tay ông bà không còn tiền. Người con cả khi đó đã hậm hực hắt hủi ông bà với lý do: “Bao nhiêu tiền cho thằng thứ ba hết, tôi không được gì”, dù chính anh ta thừa hưởng mảnh đất trước đó cha mẹ cho. Sau này, tài sản cuối cùng của ông bà là một sào ruộng để cấy lúa sinh nhai cũng bị người con này chiếm đoạt.
Sống với người con cả, vợ chồng cụ phải làm như người đi ở. Hằng ngày hai cụ phải lấy bèo nuôi bảy con lợn, cày cấy gặt hái, đi làm sớm về muộn mới được miếng cơm để ăn. Đến mùa vụ, có khi cụ bà đi gặt được mấy gánh lúa thì con dâu mới ra đồng. Nhưng cũng chẳng được bao lâu thì anh con cả tuyên bố thẳng thừng: “Ông bà cút khỏi nhà này, đi đâu thì đi”.
Vợ chồng cụ đành lẳng lặng ôm quần áo tìm đến nhờ vả anh con trai thứ ba. Nhưng người con này cũng không kém phần tệ bạc với cha mẹ và tỏ rõ “quan điểm”: “Ông cả không tử tế với ông bà thì tôi việc gì phải tử tế?”. Cuộc sống ở đây khổ sở không kém gì ở nhà con cả khi đã không những phải làm lụng vất vả, họ còn năm lần bảy lượt bị con đuổi đi.
Sau khi bị đẩy ra đường, người con thứ hai đón ông bà lên ở cùng nhưng cũng chỉ được vài hôm. Phải sống trong cảnh những lời nói móc máy của cô con dâu ra rả trong nhà suốt cả ngày, ông bà cảm thấy sống còn khổ hơn chết.
Ba người con trai thì vậy, những người con gái cũng không “khá khẩm” gì hơn. Ba đứa con gái lấy chồng xa thì kinh tế khá giả, nhưng chẳng đoái hoài gì đến bố mẹ. Chỉ có cô út lấy chồng ở làng thì nghèo “rớt mồng tơi”, có muốn cũng không giúp gì được hai cụ.
Nước mắt lưng tròng, không còn nơi nương tựa vợ chồng cụ lang thang đây đó, đến khi không còn chỗ nào nữa đành phải vào ở nhờ nhà chùa. Cụ bà ốm đau nên chả làm được gì nhiều. Ông lão thì ngày ngày đi mò cua bắt ốc kiếm kế sinh nhai. Người làng thương tình mỗi người giúp một chút, người ít gạo, người cái bát, manh chiếu… để các cụ sống nốt những ngày cuối đời. Tính ra, đến Tết năm nay là cái Tết thứ 8 hai vợ chồng cụ chịu cảnh không nơi nương tựa…[/justify]
[justify] 3blingeye3 3blingeye3 3blingeye3 3blingeye3 3blingeye3 3blingeye3 3blingeye3
[/justify]