[size=3]Do nhiều bạn yêu cầu nên mình tổng hợp thành một bài thôi![/size]
Ðây là câu hỏi muôn đời của con người, không những ở những người già mà thôi mà cả người trẻ cũng thường nhiều lần trong đời thắc mắc điều đó nhất là khi có nhiều người chết lúc thanh xuân hay có khi mới lọt lòng thì đã chết…
Trên thế giới có biết bao câu chuyện có những người chết rồi bất thần sống lại. Mỗi người kể mỗi khác về những gì họ thấy được trong thời gian chết ấy. Cõi chết mà họ bước vào như thế nào? Phong cảnh, sự vật, màu sắc, âm thanh thế nào? Nơi ấy con người ra sao? Sinh vật nào hiện diện và sự sinh hoạt nơi ấy diễn ra có giống với thế giới mà ta gọi là dương thế hay dương gian hay không?
Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều sự mô tả về cõi chết đã được nhiều người chết đi sống lại tường thuật nhưng ít ai chịu tin nhất là trong thời đại văn minh này. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là hiện nay vấn đề này lại nở rộ tại Pháp, ngay giữa kinh thành Paris, nơi quy tụ các nhà sinh lý, tâm lý và các nhà khoa học. Những người này đang cố gắng gạt bỏ ra mọi ý nghĩ có tính cách mê tín dị đoan khi nghĩ về vấn đề của sự chết để có thể tự nhiên đón nhận và nghiên cứu các trường hợp liên quan về cõi chết. Qua hàng ngàn hồ sơ lưu trữ tại các viện nghiên cứu về Ðằng Sau Sự Chết, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu, gom góp được một số sự kiện trên đoạn đường mà sau khi thở hơi cuối cùng, người chết đã đi qua. Dĩ nhiên, những người này vì lý do nào đó được sống lại và mô tả tỉ mỉ. Hiện nay, phân tâm học, thôi miên học góp phần đắc lực thên cho sự kiểm tra, nghiên cứu về vấn đề này.
Nữ bác sĩ tim mạch R. Mantain đã kể lại trường hợp của mình có lần ngất đi gần 20 phút đồng hồn, bà thấy mình đi quanh quẩn trong nhà như cố tìm lối thoát ra cửa và trong lúc đó bà thấy rõ ràng mình nằm bất động trên gường, đầu nghiêng bên gối, còn người chồng cũng là bác sĩ hốt hoảng lăng xăng tìm cách giúp bà hồi tỉnh. Sau đó, bà thấy thân mình bà cử động, bà muốn giúp sức vào nhưng thật khó khăn và khi thân xác của bà nằm trên giường mở mắt chính là lúc bà trở lại vào người bà.
Ở đây bà R. Mantain chỉ thấy "hồn" mình chưa thật sự đi vào thế giới bên kia. Một tài liệu khác cho biết ông Gerard Chouraqui, cố vấn pháp luật tại Paris đã trãi qua hai ngày ở giữa chặng đường biên giới giữa cõi sống và cõi chết. Theo lời thuật lại của chính ông sau khi được các bác sĩ giải phẩu cứu thoát căn bệnh hiểm nghèo thì ông như trôi vào một lỗ đen tối yên lặng một cách dễ sợ. Cái lỗ ấy giống như đường hầm hun hút và ông tự nhủ thầm với cái vía của mình lúc ấy là: " Mình đang rơi vào địa ngục". Một lúc sau, ở cuối lỗ đen ấy xuất hiện chút ánh sáng. Rồi ánh sáng tỏa ra sáng dần khiến mắt bị chói lòa như ánh hào quang muôn sắc bao phủ. Lúc này thân xác ông bị cuốn hút vào chỗ sáng lòa ấy với vận tốc nhanh một cách lạ kỳ để đến một nơi yên tĩnh, êm đềm trắng xóa như tuyết nhưng không nóng không lạnh. Cơ thể và đầu óc bỗng như bị một năng lực siêu phàm nào đó làm quay đảo và trước mắt ông là quãng đời qua, nào vợ, nào con, nào nhà cử, họ hàng bè bạn… Tất cả hiện ra rõ ràng như thật và bỗng nhiên niềm yêu thương cảm mến dâng tràn và ông có ý hướng muốn quay lại với các người thân. Thế rồi ông bừng tỉnh. Bác sĩ cho biết là ông đã trãi qua gần 20 giờ giải phẫu. Hiện nay, qua hàng ngàn bằng chứng thu thập, các nhà nghiên cứu thấy không phải luôn luôn hình ảnh về bên kia thế giới của những người đã trãi qua một thời gian coi như "tạm rời bỏ chốn gian trần" vì một nguyên nhân nào đó.
Tuy nhiên, cũng cần phải phân tích cân nhắc nghiên cứu kỹ về các hình ảnh mà những con người vừa đặt chân vào bên kia thế giới trở về kể lại. Trường hợp của những người bị đánh thuốc mê giải phẫu thì phần lớn các hình ảnh họ thấy thường là khoảng không gian tối đen rồi xen lẫn những lóe sáng lạ lùng. Theo các nhà sinh tâm lý học thì có sự tác động của bộ não, nơi tầng sâu kín nhất tạo nên những hình ảnh kỳ lạ này. Ðiều cần lưu ý là lúc gây mê nhịp tim vẫn còn đập, khác với những người được xem như chết hẳn. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ nghiên cứu về vấn đề này vẫn cảm thấy có bất ổn trong việc nhận định như trên vì có thể các hình ảnh về đường hầm tối đen kia chính là biên giới, là con đường vào cõi chết và khi ánh sáng lóe tỏa ra chính là lúc người chết bắt đầu bước vào ven bìa của cõi chết hay thế giới bên kia. Nhưng sở dĩ người ấy chỉ thấy được chừng đó thôi là bởi nguyên nhân họ chưa thật sự chết hẳn. Bác sĩ chuyên về khoa tâm sinh lý học Patri Dewarin đã nghiên cứu rất nhiều trường hợp như đã kể trên và ông đã nêu ra một nghi vấn khá lạ lùng, lý thú đó là sự lập lại của chu kỳ của mỗi đời người. Lúc đứa bé lọt lòng mẹ, hình ảnh của nó là trôi qua một khoảng tối om, qua một đường hầm sâu thẳm để rồi khi hoàn toàn đã lọt lòng mẹ, bé lại cảm thấy như rơi vào một đường hầm tối đen khác để rồi lại thấy ánh sáng chan hòa, vậy có thể đây là một thế giới mới. Ðiều này đã khiến cho một số nhà nghiên cứu nghĩ đến vấn đề hậu kiếp, vấn đề đầu thai ở một kiếp khác v.v…
Vấn đề nghiên cứu về những gì hiện hữu ở đằng sau cái chết quả thật cho đến nay vẫn còn tiếp tục trong giai đoạn, tiến trình nghiên cứu. Các nhà sưu tập dữ kiện qua các lời khai của nhân chứng đã đi đến một số khái quát về thống kê như sau: Theo lời thuật lại của những người đã ít nhất một lần di vào cõi chết thì cứ 120 người, có khoảng 23% cho thấy họ rơi vào một khoảng hun hút tối đen rồi thấy ánh sáng chan hòa. 16% thấy thoải mái tâm hồn như đang vào cảnh yên bình diệu vợi. Khoảng 40% cảm thấy mình như lìa khỏi xác để lơ lửng nhẹ nhành vào quảng vô biên. Ngoài ra, theo các tài liệu thu thập có tính cách chính xác, các nhà nghiên cứu đã phân ra các trường hợp đáng quan tâm hơn, đó là sự miêu tả cảnh trí, người và vật ở bên kia thế giới. Nhà bác học Aoriani Rani có lần bị chấn thương sọ não và ông đã được ghi nhận là "đã qua đời" nhưng lạ lùng thay, sau một ngày đêm ở phòng lạnh ông tỉnh lại và đã kể rõ ràng rằng "tôi đi qua một cái cầu cất cao như lơ lửng trên bầu trời tối đen. Tôi sợ sệt run rẩy không dám bước nhưng có tiếng nói xa vắng bên tai, như ra lệnh, như hối thúc tôi hãy đi mau, tiến về phía trước kia kìa…", thế rồi như có một lực kỳ diệu đẩy tôi lướt về phía trước, nơi đó như le lói ánh đèn. Từ xa, tôi nghe như tiếng lao xao và vô số người chen chúc như chuẩn bị bước lên bờ của một cái hố đen ngòm sâu thẳm …"
Tiến sĩ Kenneth Ring ghi trong tài liệu sưu tập của mình một vấn đề mà ông đánh dấu nhiều ngôi sao để tạo sự chú ý. Ðó là lời kể của những người đi vào cõi chết, họ khẳng định là đã gặp những thân nhân hay bạn bè đã chết trước đó. Những người này có gương mặt thoáng hiện thoáng khuất và yên lặng. Ðiều đáng quan tâm là chỉ gặp lại phần lớn những người mới chết còn những người đã chết quá lâu thì hiếm gặp. Vậy câu hỏi được đặt ra là những người ấy đi đâu? Phải chăng nếu tin vào thuyết luân hồi thì họ đã tái sinh vào nơi nào đó. Còn những người mới gặp thì đang chờ đợi đi vào kiếp lai sinh?
Trên thế giới, hiện vấn đề này xảy ra không riêng gì cho một quốc gia nào, nơi đâu cũng đều có những người chết sống lại, cho dù sự miêu tả của họ về những cõi chết có khác nhau nhưng ít nhất cũng cho thấy rằng họ đã thấy và thấy cái gì đó. Tại Việt Nam, trường hợp này không phải là hiếm. Bà Lê Thị Duyên sống tại chợ Vườn Chuối năm 1972 bị trúng gió và qua đời. Người nhà khóc lóc lo việc tẩm liệm… nhưng hai ngày sau, bà vươn vai ngồi dậy khiến mọi người hoảng hồn. Bà nói như đang nói chuyện bình thường với người trong nhà.
- Người ta đuổi tôi lên, dưới đó tối tăm dễ sợ lắm, tôi có gặp ông chủ Cửu Hợi, ông nói đói lạnh lắm, cúng cho ông…"
Trong các báo cáo của các nhà nghiên cứu về cõi chết và linh hồn có rất nhiều vấn đề làm mọi người trong thời đại khoa học ngày nay ngạc nhiên và sửng sốt. Ngạc nhiên và sửng sốt không những vì vấn đề được nêu ra mà còn vì chính do các nhà khoa học nổi danh đã viết như Bác Sĩ B.ẸSchwarz, Ian Stevenson, Alexander Graham Bell, D. Danielle v..v… họ cho biết như sau:
- Chết không phải là hết, cát bụi lại trở về cát bụi, chỉ là đối với thân xác, là phần giả tạm mà thôi, còn phần mà ta gọi là linh hồn đã thoát ra khỏi thể xác khi con người chết đi. Linh hồn ấy dật dờ trôi nổi, phiêu du… và khi chết điều tiên khởi lúc bước vào cõi chết là cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát, linh hồn chuyển qua những đoạn đường dài hun hút tối tăm để rồi dần dần tới một nơi đầy sương khói và sau đó là một vùng chan hòa muôn ngàn tia sáng với những âm thanh huyền diệu lạ lùng….
Theo bác sĩ Ian Stevenson thì "chúng tôi chỉ mới nghiên cứu và phân tích đến chặng đường đó và có lẽ câu hỏi : "có gì đằng sau sự chết" vẫn chưa có lời giải đáp trong giai đoạn hiện nay nhưng hy vọng ở tương lai không xa, nhân loại sẽ biết rõ được điều mà từ cổ đại đến nay họ quan tâm thắc mắc.
[size=5]Người chết nói gì???[/size]
Khi bác sĩ khởi động cái cưa phẫu thuật để mở sọ bệnh nhân, một điều đã xảy ra mà không thiết bị theo dõi tinh vi nào ghi nhận được… Reynolds cảm thấy tự "vọt" ra khỏi cơ thể mình. Từ trên vai bác sĩ, chị nhìn xuống ca mổ và thấy ông đang cầm một vật giống như bàn chải đánh răng điện…
Nguồn sáng ở cuối đường hầm
Giữa năm 1991, Pam Reynolds nhận ra rằng mạng sống của chị đang bị đe dọa do một động mạch trong não phình ra. Nhà phẫu thuật người Mỹ Robert Spretzler, giám đốc Viện nghiên cứu thần kinh Barrow ở Phoenix, nói với người phụ nữ 35 tuổi này rằng muốn phẫu thuật động mạch thì người ta phải làm cho tim của chị ngừng đập. Lúc ấy, chức năng của não ngừng hoạt động và chị xem như phải chết trong vòng 1 tiếng. Không còn cách nào khác, Reynolds chấp nhận điều kiện này.
Trong khi Reynolds bị gây mê, những dây dẫn từ một máy luôn phát ra tiếng lách tách được nối vào tai của chị để theo dõi hoạt động của thân não (thân não đóng vai trò trong việc kiểm soát thính giác cũng như những hoạt động không chủ tâm của cơ thể). Ngoài ra, còn nhiều thiết bị theo dõi nhịp tim, hô hấp, nhiệt độ và những dấu hiệu về sự sống khác của bệnh nhân. Tứ chi của Reynolds bị giữ chặt, mắt nhắm nghiền…
Khi Spretzler khởi động cái cưa phẫu thuật để mở sọ của bệnh nhân, một điều gì đã xảy ra mà không thiết bị theo dõi tinh vi nào ghi nhận được… Reynolds cảm thấy tự "vọt" ra khỏi cơ thể của mình. Từ một điểm trên vai của Spretzler, chị nhìn xuống ca mổ và thấy nhà phẫu thuật đang cầm một cái gì đó giống như bàn chải đánh răng điện. Giọng nói của một phụ nữ phàn nàn rằng các mạch máu của bệnh nhân quá nhỏ. Reynolds nhận ra những người này đang thao tác quanh vùng háng của chị…. Chị nghĩ thầm: "Điều này sai rồi, đây là ca phẫu thuật não mà…". Sau đó chị cho rằng có lẽ những gì mà họ đang làm trong sọ của chị đã gây ảo giác này…
Nhưng dù mắt và tai hoàn toàn bị bít kín, những gì mà chị nhận biết trên đã thực sự xảy ra, cái cưa phẫu thuật đúng là giống như bàn chải đánh răng điện. Những nhà phẫu thuật cũng đã thao tác ở háng của chị, họ luồn những ống dò qua những mạch máu ở đây đến tim để nối với máy tim phổi… Cơ thể của Reynolds lúc đó đã không còn máu, các chỉ số từ máy đo cho thấy sự sống đã không còn ở bệnh nhân.
Lúc này, Reynolds cảm thấy mình đang đi xuống một đường hầm hướng về phía nguồn sáng. Ở cuối đường hầm, chị thấy bà nội, những người thân và bạn bè qua đời đã lâu. Thời gian dường như ngừng lại. Sau đó, một người chú đưa chị trở lại cơ thể, bảo hãy trở về nhà và chị cảm thấy như đang lao vào một hồ nước đá. Khi tỉnh dậy, Reynolds kể lại mọi chuyện cho Spretzler nghe. Ông cho biết điều này vượt ra khỏi sự hiểu biết của mình. Và 13 năm sau ngày ấy, Spretzler vẫn không thể nào giải thích được hiện tượng trên.
Thực tế hay ảo giác?
Những tiến bộ y học hiện nay cho phép các bác sĩ hồi sinh những người đang trong giai đoạn đầu của cái chết, hiện tượng được đặt tên là trải nghiệm cận kề cái chết (NDE).
Đầu tiên, các bác sĩ bác bỏ những câu chuyện như vậy. Họ giải thích hiện tượng này là ảo giác, hình thành do các thay đổi trong não đang chết. Tuy nhiên, cách giải thích này còn có điều chưa thỏa đáng. Nhiều người cho rằng những ảo giác như vậy chỉ xảy ra khi não còn có một chức năng nào đó. Trong tình trạng không hoạt động, não giống như một máy tính bị tách rời khỏi các mạch điện, nó không thể gợi ảo giác và không làm được bất cứ điều gì.
Sự hoài nghi về NDE vẫn còn ở nhiều nhà khoa học. Bác sĩ Susan Blackmore, một nhà nghiên cứu người Anh, cho rằng nếu những trường hợp NDE là thật thì toàn bộ những gì thuộc khoa học phải được viết lại. Trong một quyển sách bàn về vấn đề này, bà viết: "Trải nghiệm cận kề cái chết, bao gồm một đường hầm và những gì mà bệnh nhân thấy bên ngoài cơ thể, có thể do những diễn biến thuộc sinh lý học gây ra". Trong khi phẫu thuật não, dưới ảnh hưởng của thuốc mê, các bệnh nhân thỉnh thoảng cho biết họ thấy nhiều điều từ một nhận thức "ngoài cơ thể". Một số người khác cũng tường trình tương tự dưới ảnh hưởng của các chất ma tuý như LSD, thuốc phiện, hasit… Bà kết luận NDE thực sự chỉ là ảo giác do não bị tác động của các chất hóa học…
Còn chuyên gia tim mạch và là nhà nghiên cứu về NDE Michael Saborn, sau khi so sánh những gì Reynolds thấy và nghe với biên bản phẫu thuật của bác sĩ Spetzler, đã tìm thấy rằng trong suốt thời gian ở đường hầm, bệnh nhân đã mất chức năng não. Cũng như một máy tính đã tách khỏi nguồn điện, não của Reynolds đã chết nên nó không thể tạo ảo giác hay bất cứ loại thuốc nào khác. Ông nói: "Chị ta đã có những biểu hiện đầy đủ của một cái chết, không còn máu trong cơ thể và không có dấu hiệu nào của sự sống. Như vậy có phải sự chết đã đến chưa? Nếu đây là cái chết thì giải thích thế nào về những trải nghiệm của chị ta trong suốt thời kỳ đó.
"Tôi có thể nhìn thấy màu sắc, có thể nghe, đồng thời nhận ra những cảm xúc như sợ, thanh thản… Tôi nhận ra tôi đang nằm trên bàn. Tuy nhiên, đó không thực sự là tôi mà chỉ là cơ thể của tôi…".
Barbara Rommer, một bác sĩ ở Bệnh viện Florida, lần đầu tiên tiếp xúc với một bệnh nhân NDE vào đầu thập niên 1970. Kể từ 1994, bà đã phỏng vấn hơn 600 người tự nhận là từng trải nghiệm cận kề cái chết và viết một cuốn sách về chủ đề này. Mặc dù quan điểm của bà không hợp với nhiều đồng nghiệp trong ngành y, nhưng những cuộc phỏng vấn trên đã khiến bà tin rằng có một điều gì đó "sống" sau khi chúng ta chết. Để hiểu rõ hơn tình trạng này, và cũng để đáp ứng yêu cầu của những người mà bà phỏng vấn, Rommer bắt đầu thành lập nhóm sinh hoạt gồm những người từng trải nghiệm cận kề cái chết, để họ chia sẻ với nhau những gì đã trải qua.
Robert Milham, một thành viên của nhóm, đã từng bị suy tim khiến quả tim ngừng đập, cho biết: "… Cơn đau đã qua. Tôi lơ lửng bên trên thân thể tôi và nhìn thấy chính mình đang nằm trên chiếc xe đẩy tay…". Từ một người sống ích kỷ, cái chết thoáng qua khiến Milham trở nên vị tha hơn.
Ken Amick, một nhà thầu nói về những trải nghiệm của ông sau một phản ứng dị ứng khiến ông ngừng thở và cơ thể trở nên tím tái. "Tôi có thể nhìn thấy màu sắc, có thể nghe. Tôi cũng cảm nhận những xúc cảm như sợ, thanh thản… Tôi nhận ra tôi đang nằm trên bàn. Tuy nhiên đó không thực sự là tôi mà chỉ là cơ thể của tôi…".
Theo Rommer, những người trong tình trạng NDE đều thanh thản và không hề cảm thấy cô đơn hay sợ.
Bằng chứng mới, giả thuyết mới
Một số nhà nghiên cứu cho rằng hiện tượng NDE là do sự suy yếu của não, đây không phải là bằng chứng về thế giới bên kia mà là một cái gì đó gây ấn tượng: ý thức không chỉ có ở não.
Trong một nghiên cứu công bố trên một tờ báo y học của Anh vào tháng 12/2001, Pim Van Lommel, chuyên gia tim mạch người Hà Lan, kể lại trường hợp của một bệnh nhân 44 tuổi bị ngừng tim và được cho là chết lâm sàng. Người này được đưa đến bệnh viện bằng xe cứu thương và các bác sĩ đã lấy hàm răng giả của bệnh nhân ra để dễ cài một ống thở vào cuống họng của ông. Sau khi đã qua cơn ngặt nghèo, bệnh nhân được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt.
Một tuần sau đó, người đàn ông này thấy một y tá ở phòng cấp cứu và nhận ra chính cô đã lấy hàm răng giả của mình. Điều lạ lùng là khi được đưa đến cấp cứu, ông ở trong tình trạng từ hôn mê đến chết lâm sàng. Ông kể lại với điều này với người y tá và mô tả chính xác những chi tiết khác mà ông thấy trong khi cơ thể ông được cho là đã chết.
Trong một nỗ lực nhằm lượng định tần số xuất hiện của NDE, Van Lommel và đồng nghiệp đã phỏng vấn 343 người bị ngừng tim và được cứu sống trở lại. Ông cho biết 18% trong số này có liên quan đến NDE và họ đã mô tả mọi thứ, từ cảm giác yên bình đến các trải nghiệm đầy đủ. Một số nhà nghiên cứu người Anh tại Bệnh viện đa khoa Southampton, trên một tạp chí y học, cho biết họ đã tìm thấy khoảng 11% bệnh nhân đã nhớ lại nhiều điều trong giai đoạn vô thức. 6% trong số những người hồi tỉnh sau một cơn ngừng tim tường trình rằng đã trải qua NDE.
Van Lommel và các nhà nghiên cứu Anh tin rằng những phát hiện này cho thấy ý thức có thể vẫn tồn tại khi não không hoạt động. Họ nói: "Có thể so sánh não với một chiếc tivi. Chương trình tivi không ở trong tivi". Như vậy ý thức ở đâu? Phải chăng nó ở trong mỗi tế bào của cơ thể. Lommel đồng ý với giả thuyết này và cho rằng mỗi ngày trong cơ thể ta có 50 tỷ tế bào chết và được thay thế bằng một số lượng tế bào mới. Chúng ta hầu như không nhận thức được sự thay đổi này. Theo Lommel, có một dạng truyền thông giữa các tế bào của chúng ta - không chỉ là tế bào não mà cả hàng tỷ tế bào khác trong bắp thịt, xương, ruột, da và máu. Chúng "nói chuyện" với nhau trong một mạng lưới nào đó và giữ những trải nghiệm thuộc ý thức của chúng ta…". Nếu điều này là đúng thì các tế bào truyền thông vẫn sống khi một người tuyên bố là đã chết não. Chúng có thể nhận được những sự kiện mà y học không thể giải thích được.
Giải thuyết này có thể đưa chúng ta rời xa cách giải thích về NDE như là bằng chứng của một thế giới bên kia. Nó mở ra chân trời mới cho việc nghiên cứu về sinh lý học cơ thể.
[size=5]Bí ẩn của giấc mơ[/size]
Bí ẩn về điềm báo trong giấc mơ
Cập nhật lúc 15h38' ngày 18/07/2008Bản inGửi cho bạn bèPhản hồi
Xem thêm: chuyện lạ, bí ẩn, điềm báo, giấc mơ
Một trong những thách thức lớn nhất với khoa học hiện đại là giải mã bộ não người với những thông tin được báo trước mà người ta thường gọi là “điềm báo trong giấc mơ”.
Vì sao báo mộng lại có thể vượt trước được cả không gian, thời gian? Cho đến nay, vẫn chưa có được lời giải thích hợp lý.
Ngày 29/8/1893 tại Mỹ, phóng viên Samson của tờ báo “Hoàn Cầu” kết thúc công việc, nằm nghỉ trên sofa rồi ngủ luôn. 7 giờ sau tỉnh dậy, anh vẫn nhớ rõ mồn một những gì xảy ra trong giấc mơ. Anh ngồi ngay vào bàn làm việc và ghi lại tất cả: núi lửa Krakatoa phun mạnh ở gần đảo Java, dung nham và đá bùn cuốn một đám người ra biển… Samson viết xong, tiện tay ghi luôn 2 chữ “quan trọng” rồi ra về.
Hôm sau tổng biên tập đến thấy trên bàn làm việc của Samson có một bài viết, cho rằng anh đã nhận được tin tối qua, lập tức đăng ngay vào mục “tin khẩn”. Mấy chục tờ báo cũng đăng theo. Vì là tin thất thiệt nên dư luận phản đối gay gắt và Samson bị mất việc.
Tuy nhiên, chỉ mấy ngày sau đó, núi lửa Krakatoa quả nhiên hoạt động rất mạnh. Rất nhiều người thiệt mạng trong lần phun trào này. Giấc mơ đáng sợ của Samson trở thành hiện thực. Chuyện ngẫu nhiên như vậy đến nay vẫn không có lời giải thích thoả đáng.
(Ảnh: wordpress.com)
Trên thế giới, những chuyện báo mộng như vậy cũng không ít. Tổng thống Mỹ Kennedy nằm mơ thấy mình bị ám sát. Quả nhiên ông ra đã bị sát hại vào ngày 22/11/1963.
Ngày 3/3/1974, ở ngoại ô Paris, một máy bay DC-10 của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ bị nạn. 346 người thiệt mạng. Trước khi xảy ra sự việc này, một nữ công dân Mỹ, Robins, đã biết trước sự việc. Ngày 16/2, bà ta nằm mơ thấy chuyện đó và đã báo trước “Máy bay DC-10 đến London sẽ gặp nạn vào tháng 3 hoặc tháng 5, mấy trăm người chết, không ai thoát”.
Ngày 24/2, bà ta lại nằm mơ thấy rõ ràng sự việc: máy bay từ Paris đi London… tai nạn xảy ra trong rừng… một tuần nữa xảy ra. Lời dự báo của Robins được ghi âm và cục điều tra Liên bang gửi đến trực ban hàng không. Đáng tiếc là người ta đã không có biện pháp đề phòng nên tai nạn vẫn xảy ra.
Ngược lại, có nhiều điều báo mộng đã giúp kịp thời thay đổi kế hoạch nên giảm được tổn thất và thương vong. Thí dụ như một giám đốc bệnh viện đã nằm mơ thấy sau năm 1972 sẽ có máy bay rơi xuống bên cạnh bệnh viện của ông. Ông đã áp dụng các biện pháp đề phòng. Ngày 7/2/1973, quả nhiên một máy bay chiến đấu phản lực đã rơi ngay cạnh phòng làm việc của ông. Vì đã có các biện pháp cấp cứu kịp thời nên giảm hẳn số thương vong.
Khoa học hiện đại đang đi sâu nghiên cứu giấc mộng, đã phát hiện được những chức năng liên tưởng, cấu tứ, gợi ý và sáng tạo của nó. Một số nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về khả năng truyền cảm thông tin, những nghiên cứu về mặt này sẽ có khả năng giải thích được hiện tượng gợi ý. Nhưng để giải thích hiện tượng báo mộng vẫn còn thiếu sức thuyết phục. Vì sao báo mộng lại có thể vượt trước được cả không gian, thời gian? Cho đến nay, vẫn chưa có được lời giải thích hợp lý
[size=5]Cái gì sẽ tiếp đến…………..[/size]
Nhiều nghiên cứu khoa học cố gắng chứng minh rằng ý thức con người vẫn tiếp tục tồn tại ngay sau khi đã chết lâm sàng. Ljubomir Cerbic ở Serbia tiếp tục không sống mà cũng không chết trong vòng 2 ngày sau khi bị cơn đau tim nặng tấn công. Lại có người đàn ông đã chết cả thảy 17 lần, nhưng lần nào các bác sĩ cũng đều cứu sống được.
Đó là trường hợp xảy ra với Alexey Yefremov ở vùng Novosibirsk của Nga. Trong một lần mổ, quả tim của người đàn ông này ngưng đập. Các bác sĩ đã cứu Alexey sống lại sau khi ông chết được 35 phút, đây là trường hợp ngoại lệ vì thông thường cái chết lâm sàng chỉ kéo dài từ 3 đến 6 phút. Sau đó não bộ của ông ta có các thay đổi không khắc phục được. Tuy nhiên, Alexey Yefremov vẫn là một trong những người có trí óc khỏe mạnh sau cái chết lâm sàng.
Chết lâm sàng là điều kiện sát giới hạn khi mà các bác sĩ ghi nhận tim ngừng hoạt động, ngưng thở và các chức năng của hệ thần kinh trở nên mờ nhạt, nhưng tiến trình chuyển hóa vẫn tiếp tục. Điều kiện này kéo dài đúng vài phút và sau đó cái chết sinh học sẽ xuất hiện khi bệnh nhân không phục hồi được. Các bác sĩ thừa nhận rằng, cái chết lâm sàng vẫn còn là điều bí ẩn đối với họ. Những trải nghiệm mà đôi khi con người có được trong suốt quãng thời gian chết lâm sàng đã làm rộ lên những tranh cãi dữ dội trong giới khoa học. Hiện tượng đầu tiên được phản ánh vào năm 1976 khi mà bác sĩ Mỹ Raymond Moody cho xuất bản cuốn sách Life After Life đưa ra bằng chứng của khoảng 150 người mà chính họ từng kinh qua cái chết hay sự cận kề cái chết, hoặc là có biết những kinh nghiệm như thế từ những người từng “chết” này.
Một số người may mắn “sống lại” kể rằng, họ đã nhìn thấy một thứ ánh sáng chói lòa trong suốt thời gian chết lâm sàng và đã gặp được những người thân hay bạn bè đã chết. Số nhân chứng khác nói rằng, họ nhớ được vài tình tiết trong Sự phán xét cuối cùng của Chúa. Một vài bệnh nhân sau khi sống lại bảo rằng, tuy đã rời bỏ thân xác nhưng họ vẫn còn đứng bên cạnh đó, hoặc đi chu du đây đó?… Cuốn sách của Moody đã gây bối rối cho những người bình thường cũng như trong giới khoa học. Có phải cái chết chỉ là một sự chuyển tiếp sang một “cuộc sống” khác? Moody không phải là nhà khoa học duy nhất tiến hành những cuộc nghiên cứu như thế: các nhà nghiên cứu khác cũng đi đến kết luận rằng không có cái chết hoàn toàn.
Bác sĩ hồi sức Negovsky giải thích kinh nghiệm hậu kiếp (afterlife) trong cuốn sách Cái chết lâm sàng qua cái nhìn của bác sĩ hồi sức của ông như sau: “Đáng tiếc rằng một số nhà nghiên cứu ở nước ngoài (đặc biệt là ở Mỹ) thường có khuynh hướng giải thích hiện tượng đó như là bằng chứng về sự tồn tại của một thế giới khác. Họ coi các câu chuyện được kể lại từ chính các bệnh nhân khác nhau (các câu chuyện này thường giống nhau) như là lý lẽ. Cấu trúc não bộ của mọi người đều như nhau và điều đó có nghĩa là các kiểu mẫu của sự chết hay phục sinh của não cũng như nhau mà thôi". Theo quan điểm của Negovsky, những người cận kề cái chết không thể nhận thức được thế giới vật chất bên ngoài trong suốt thời gian chết lâm sàng bởi vì lúc đó vỏ não không hoạt động. Đối với hiện tượng “ánh sáng cuối đường hầm”, Negovsky cho biết đó là do vùng vỏ não bị thiếu oxy do máu cung cấp.
Về chuyện các bệnh nhân nói rằng, sau khi chết đi họ đã nhìn thấy lại một số đoạn đời khác nhau trong cuộc sống trước đây của mình. Theo các bác sĩ, có lẽ sự chết bắt đầu với các cấu trúc mới hơn của não và kết thúc với các cấu trúc cũ hơn. Tuy nhiên, sự hồi sinh của não là một tiến trình đảo ngược mà ở đó các phần cũ hơn trong vỏ não sẽ hồi sinh đầu tiên. Chính vì vậy mà các bệnh nhân “thấy” được các đoạn đời trong cuộc sống trước đó của mình.
Cách đây 10 năm, các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ tuyên bố họ đã khám phá nguyên nhân tại sao bệnh nhân lại rời bỏ thân xác mình trong suốt thời gian chết lâm sàng. Họ nói rằng một nếp cuộn trong vùng não bên phải gây ra cảm giác đó. Nếp cuộn não thu thập thông tin từ các phần khác nhau của não để hình thành một ý tưởng về vị trí của thân xác tại một số thời khắc đặc biệt. Một khi các tín hiệu thần kinh đi lệch đường, não sẽ vẽ lên một bức tranh méo mó làm cho bệnh nhân “thấy” chính họ như thể ở bên ngoài thân xác mình.
Nhưng hiện nay một vài hiện tượng của kinh nghiệm sau sự sống con người vẫn còn là bí ẩn. Các bác sĩ chưa thể giải thích được bằng cách nào mà người mù có thể nhìn thấy những gì diễn ra trong phòng mổ vào thời khắc họ đang chết. Thực tế, một nghiên cứu do bác sĩ Mỹ Kenneth Ring tiến hành cho thấy, hiện tượng xảy ra với 200 người mù, cả nam lẫn nữ.
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng ý thức của con người vẫn tiếp tục tồn tại sau khi họ chết đi. Bác sĩ Sam Parnia, lãnh đạo Bệnh viện Southampton, tuyên bố rằng, có một bệnh nhân vẫn có thể suy nghĩ và hồi tưởng khi đã ngưng thở, tim và não của họ cũng không còn hoạt động nữa.
[size=5]Những ýkiến khác………..[/size]
Hiện nay chưa có sự chứng minh hay bác bỏ nào một cách nghiêm chỉnh đối với lý thuyết về "sự sống" hậu con người, bởi một lẽ đơn giản: chưa có ai quay về từ… “lãnh địa người chết” (cái chết lâm sàng không phải là cái chết cuối cùng)! Nên nhớ rằng không phải tất cả các bệnh nhân thoát chết đều nhớ lại kinh nghiệm mà mình trải qua trong khi chết lâm sàng. Họ không nhìn thấy gì và suy nghĩ cũng không rời bỏ thân xác mình. Nhưng, sau cái chết lâm sàng, nhiều người tuyên bố, họ có cái nhìn khác về cuộc sống. Mặc dù không còn sợ cái chết nữa, song họ vẫn đánh giá cao cuộc sống và coi đó là món quà quý giá nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho mình"
Mình khẳng định một cách khoa học rằng tồn tại một sự sống hậu con người, con người ngoài nhận thức bằng tri giác (vật chất) còn sự nhận thức về tinh thần (dạng sóng sinh học) mà khi thể xác chết đi thì sự nhận thức về tinh thần mất đi và sự nhận thúc và phát triển về mặt tinh thần vần phát triển và bộc lộ bình thương. Ta chỉ có thể nắm bắt thông tin được của người chết di ở dạng thông tin sóng năng lượng sinh học nên không phải ai cũng nói chuyện được với người chêt. Chắc chúng ta cũng đã biết nhiều trường họp nói truyện được với con người bên kia rồi chứ !
[size=5]Những bí ẩn của não người![/size]
Giới khoa học đã nghiên cứu mọi bộ phận trong não người, nhưng thực ra chúng ta vẫn chưa khám phá hết khả năng của nó. Nhiều thứ trong não có thể khiến chúng ta sửng sốt, thậm chí không thể tin. Cho tới nay, não vẫn là một ẩn số lớn đối với giới khoa học
Tội nhân đi 32 bước sau khi bị chém đầu, người sống bình thường dù không có não trong hộp sọ chỉ là hai trong số những câu chuyện kỳ lạ về khả năng của bộ não của con người.
Natalia Bekhtereva, một trong những chuyên gia tâm lý và thần kinh nổi tiếng nhất nước Nga, từng nói: “Giới khoa học đã nghiên cứu mọi bộ phận trong não người, nhưng thực ra chúng ta vẫn chưa khám phá hết khả năng của nó. Nhiều thứ trong não có thể khiến chúng ta sửng sốt, thậm chí không thể tin. Cho tới nay, não vẫn là một ẩn số lớn đối với giới khoa học”.
Những câu chuyện dưới đây cho thấy nhận xét của cựu giám đốc Viện Y học thực nghiệm Nga hoàn toàn có cơ sở.
Năm 1336, vua Ludwig của Bavaria (lãnh thổ thuộc miền nam nước Đức ngày nay), ra lệnh chém đầu 5 quý tộc vì tội mưu phản. Trước khi thi hành án tử, nhà vua ban cho Ditz von Shaunburg, người cầm đầu nhóm phản loạn, một ân huệ cuối cùng. Shaunburg yêu cầu vua tha cho 4 người còn lại nếu sau khi bị chặt đầu, ông vẫn bước qua mặt họ. Do mỗi tội nhân đứng cách nhau 4 bước nên Shaunburg nói rằng ông sẽ dấn 32 bước từ vị trí của ông tới vị trí của người cuối cùng trong hàng. Vua Ludwig cười phá lên và hứa sẽ làm theo ước nguyện của Shaunburg. Nhà quý tộc quỳ gối trước máy chém. Khi lưỡi dao rơi xuống, thi thể không đầu của Shaunburg đứng dậy và chạy qua mặt 4 tội nhân còn lại trước sự sửng sốt của vua và những người có mặt tại pháp trường. Thi thể thực hiện đúng 32 bước và đi qua người cuối cùng trong hàng trước khi ngã xuống. Lugwig thực hiện cam kết của ông.
Một đứa trẻ được sinh ra trong một bệnh viện của Mỹ vào năm 1935. Nó ăn, ngủ, khóc, bò và làm mọi thứ giống như bao đứa trẻ khác. Thế rồi đột nhiên đứa bé qua đời. Khi giải phẫu tử thi, các bác sĩ sững sờ vì em không hề có não.
Hufland, một bác sĩ Đức, từng công bố hình ảnh giải phẫu sọ của một người chết vì xuất huyết não. Nạn nhân suy nghĩ và hoạt động bình thường cho tới khi chết. Tuy nhiên, kết quả giải phẫu não khiến người ta kinh ngạc: Hộp sọ của người đàn ông chỉ chứa 30 ml nước, chứ không hề có não.
Nhà sinh học và hóa học nổi tiếng Louis Pasteur (Pháp) mắc bệnh xuất huyết não ở tuổi 46. Vì thế mà bán cầu não phải của ông đã ngừng hoạt động. Tuy nhiên, Pasteur vẫn sống thêm được 27 năm mữa và phát hiện thêm nhiều tri thức quan trọng đối với nhân loại.
Một câu chuyện thú vị khác được xuất bản trong tạp chí Miracles and Adventures của Nga. Boris Luchkin tham gia lực lượng tình báo Nga trong Thế chiến thứ hai. Một hôm ông và đồng đội phải vượt qua tiền tuyến và xâm nhập vào khu vực phía sau chiến tuyến của quân Đức. Chỉ huy của nhóm, một trung úy, giẫm phải mìn. Một mảnh sắt từ quả mìn phạt đứt đầu của viên sĩ quan, nhưng anh vẫn đứng vững. Anh cởi cúc áo khoác, lấy bản đồ địa hình rồi đưa cho Luchkin trước khi ngã xuống.
[size=5]Bí ần về các NHÀ NGOẠI CẢM[/size](Phần hay nhất đây, của VN ấy chứ!)
Dõi theo những câu chuyện bí ẩn của các nhà ngoại cảm Việt Nam với hành trình đi tìm mộ, không ai có thể phủ nhận họ thực sự có một tấm lòng, một chữ “tâm”. Các nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, Năm Nghĩa, Đoàn Việt Tiến… đã làm mọi việc bằng lòng nhiệt tình, nhân nghĩa.
Bìa cuốn "Bí ẩn của các nhà ngoại cảm Việt Nam" - NXB Văn hóa Thông tin.
Những ngày đầu đi tìm mộ đối với Phan Thị Bích Hằng còn nhiều khó khăn vì chị chưa biết “nói chuyện” với người đã khuất mà chỉ “nhìn thấy hình dáng họ với những đặc điểm đáng nhớ. Nhưng từ khi “trò chuyện” được với người đã khuất, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã lang thang khắp các ngôi mộ để tìm cách lắng nghe thông điệp của người đi trước nói rồi chỉ dẫn cho thân nhân họ.
Cô Vũ Thị Năm Nghĩa - thường gọi là cô Năm Nghĩa - đã cùng các gia đình tìm được hàng ngàn hài cốt liệt sĩ ở khắp mọi miền đất nước, không quản ngại khó khăn. Tính kiên trì, lòng thiết tha vì nghĩa cử với các liệt sĩ cộng với khả năng kỳ diệu của cô đã giúp đem lại sự thanh thản cho không ít những gia đình trước đây chưa tìm thấy di hài người thân yêu của mình.
Nhà ngoại cảm Đỗ Bá Hiệp có thể dùng mắt trần để tìm kiếm những gì bị chôn sâu trong lòng đất, đoán định được thân xác, hài cốt nào là của thân nhân nào. Không chỉ giúp đỡ các gia đình người Việt Nam, anh sẵn sàng tìm hài cốt những người lính Mỹ đã tử thương trong chiến tranh tại Việt Nam.
Và rất nhiều nhà ngoại cảm khác: Đoàn Việt Tiến, Nguyễn Thị Nghi, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Văn Liên… đang từng ngày tận tụy cống hiến khả năng kỳ diệu của mình cho những công việc đầy tính nhân đạo.
Cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể giải thích được nguồn gốc của những bí ẩn của các nhà ngoại cảm Việt Nam. Khả năng kỳ diệu đến với Phan Thị Bích Hằng sau một lần thoát chết, Nguyễn Thị Nghi "bắt được" sự thần bí sau khi kết thúc một trận ốm thập tử nhất sinh, còn với anh Đoàn Việt Tiến thì chỉ bằng cách tự rèn luyện mà nên, kiên trì nghiên cứu mà có.
Dù mỗi người có những câu chuyện bí ẩn khác nhau nhưng khả năng thần kỳ của họ đã được thực tế chứng minh từ nhiều năm nay. Đó là những điều khó tin đối với con người bình thường nói chung, nhưng lại là niềm tin vô hạn đối với người khác, với những ai tin rằng khả năng của con người là vô cùng vô tận.
Sau khi đọc bài viết của giáo sư Trần Phương “Tìm hài cốt liệt sĩ, một hành trình đầy bí ẩn”. Trong bài viết này đoạn cuối, chúng tôi thấy giáo sư có đưa ra nhiều câu hỏi để gợi ý giúp cho Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Của Con Người qua tựa đề “Khám phá sự bí ẩn”.
Theo nhận xét của chúng tôi những hiện tượng đã xảy ra trong chuyến đi tìm hài cốt của cô em gái của giáo sư Trần Phương, dù cho mười cái Trung Tâm Nghiên Cứu và tập trung tất cả các nhà khoa học trên thế giới cũng không giải thích được, trừ ra sự tiến bộ của khoa học đã tạo ra được một bộ óc điện tử như bộ óc của con người thì mới xác định được thế giới siêu hình có hay không. Và những hiện tượng con người có khả năng thấy và nói chuyện với ma cũng như làm thông dịch lại cho chúng ta biết.
Đọc qua những câu hỏi của giáo sư, chúng tôi thấy đây là những câu hỏi của mọi người, chứ không riêng gì của giáo sư. Những câu hỏi của giáo sư đại diện cho giới trí thức đang bị những hiện tượng kỳ lạ, dày vò tâm tư mà không thể giải đáp được.
Với một số ngôn ngữ hiện có, khó mà giải thích cho quý bạn hiểu biết một cách rành rẽ về những hiện tượng này, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng. Tin hay không tin là quyền ở các bạn. Phải chi chúng tôi có được nhiều người như chúng tôi, thì chắc chắn các bạn sẽ dễ tin hơn.
Trước khi nghe chúng tôi trình bày những hiện tượng này. Chúng tôi xin có những lời khuyên các bạn: “Trong cuộc sống của con người điều quan trọng và cần nhất là đạo đức, cái gì phi đạo đức là chúng ta không chấp nhận, bởi vì có thế giới siêu hình tác động vào cuộc sống của loài người thì có sự phi đạo đức”.
Ví dụ: Con cháu làm điều tội lỗi phạm pháp luật, bị tù tội, tai nạn, bệnh tật khổ đau v.v… Những linh hồn ông bà cha mẹ, vì thương con cháu nên phù hộ chúng, cho thoát nạn, tai ương, họa khổ v.v…hoặc những linh hồn này thù oán ai, khiến cho họ đau bệnh, hoặc gặp tai nạn này tai nạn khác. Và như vậy là một việc làm phi đạo đức. Còn nếu thế giới linh hồn người chết mà không tác dụng lợi ích cho cuộc sống của con người thì thế giới linh hồn có để làm gì? Hay để làm hao tốn tiền bạc, của loài người, trong khi những linh hồn này không làm ra vật chất, mà đòi hỏi vật chất thế gian: Trà nước, thuốc Cáp Tăng, giấy tiền vàng mã (cháu Hằng thông dịch lại), quần áo, nhà cửa, kho đụn, xe cộ, tivi, tủ lạnh, v.v…Đó có phải thế giới linh hồn là một thế giới phi đạo đức không ?
Thưa các bạn! Chúng tôi đã nhờ sức Tứ Thánh Định của Phật giáo mà biết được những hiện tượng phi không gian và thời gian này xảy ra do năng lực nào và năng lực ấy từ đâu xuất phát làm nên những hiện tượng kỳ lạ này?
Sau khi đọc xong bài “Tìm hài cốt liệt sĩ”. Cái cảm tưởng đầu tiên của chúng tôi là xúc cảm, thương đau cho những người anh, người chị, người em trai và người em gái của chúng tôi, khắp nơi trên đất nước Việt Nam, quê hương này, đã vì tổ quốc chịu biết bao nhiêu cực hình, cay đắng rồi hy sinh mạng sống của mình cho dân, cho nước, cho Đảng. Để ngày nay chúng ta, những người còn sống, thọ hưởng sự độc lập, tự do, bình đẳng và hãnh diện với mọi người khắp năm châu.
Một đất nước bị nô lệ ngoại xâm, thì dân nước đó phải chịu khổ biết dường nào. Vì nhân quyền không có. Nếu đứng lên chống giặc ngoại xâm thì xương máu phải tô thắm đỏ mảnh đất này.
Chúng tôi cũng có người em trai đã hy sinh trong trận Đồng Khởi Tua Hai Tây Ninh, xác em tôi được chôn vùi nơi bìa rừng. Chiến tranh chấm dứt thì nơi đó đã trở thành nơi dân cư trù phú, vì thế chúng tôi không thể tìm hài cốt em tôi được. Và chúng tôi thiết nghĩ, xương thịt của em tôi dù chôn vùi bất cứ nơi đâu trên mảnh đất quê hương này, thì nó cũng xứng đáng là một công dân Việt Nam yêu nước, yêu quê hương, yêu tổ quốc và thương yêu dân tộc của nó.
Giáo sư Trần Phương thương khóc cho cô em gái của mình phải chịu đựng những cực hình khổ đau nhất đời của những con người không phải người, hung ác hơn loài ác thú. Hôm nay giáo sư đã tìm được hài cốt cô em gái của mình, cô Khang.
Còn chúng tôi thì sao? Các anh, các chị và các em gái của chúng tôi đã hy sinh thân mình cho tổ quốc, cho dân tộc, cho quê hương xứ sở này. Hôm nay có người tìm được hài cốt đem về nghĩa trang liệt sĩ, nhưng có người chưa tìm được còn nằm rải rác khắp nơi trên mảnh đất quê hương này.
Thân cát bụi trả về cho cát bụi, còn linh hồn thì sao, có hay là không có?
Chúng tôi không trích ra từng đoạn để trả lời giáo sư về thế giới linh hồn, mà cho in cả bài này vào tập Đường Về Xứ Phật. Vì bài này nói lên được ý nghĩa kiên cường, bất khuất của một dân tộc anh hùng, dân tộc Việt Nam.
Sau khi tìm hài cốt cô em gái của mình giáo sư Trần Phương không còn đứng yên trên vị trí khoa học nữa mà đã bị đảo lộn tư tưởng bởi những nhà ngoại cảm làm sống lại cái thế giới siêu hình. Rồi đây ai cũng nghĩ: sau khi chết còn có sự sống. Sau khi chết còn có sự sống, thì tệ nạn mê tín dị đoan lại sẽ gia tăng lên nhiều hơn nữa, thì đạo đức lại xuống dốc.
Giáo sư nêu lên những câu hỏi để mong cầu những ai có thể giải đáp cho mình, cho mọi người những điều mắt thấy tai nghe mà riêng tri thức của giáo sư cũng như mọi người khác không thể hiểu và giải thích được. Những câu hỏi ấy giáo sư đã lấy tên: “KHÁM PHÁ SỰ BÍ ẨN”. Có nghĩa là ai trả lời được những câu hỏi của giáo sư là khám phá ra sự bí ẩn của thế giới siêu hình.
Đọc bài này chúng tôi cảm thấy vô tình giáo sư đã làm sống lại cái thế giới siêu hình mà từ lâu các nhà khoa học không chấp nhận thường tìm mọi cách để chứng minh cho mọi người biết thế giới siêu hình không có, nhưng khả năng của khoa học còn phải tiến xa hơn nữa và tiến xa hơn nữa thì mới có mong khám phá ra những sự bí ẩn này.
Còn hiện giờ thì sao? Thì cứ mặc tình cho mọi người mê tín dị đoan. Do kẽ hở này mà một số tôn giáo, một số người lợi dụng khoa học không giải thích được thế giới siêu hình mà bịa ra nhiều điều mê tín, dị đoan để làm tiền thiên hạ mà không pháp luật nào bắt tội họ được.
Đứng trước những sự lừa đảo lường gạt người bất chánh của Đại Thừa giáo, của các thầy phù thủy, của đồng, bóng, cốt, tự xưng là Phật, Thánh, Tiên, bà Chúa Tiên, Chúa Xứ, quỷ, ma, cô, cậu v.v…
Bài viết này của giáo sư Trần Phương, là một cái cớ để cho những người vô loại này thừa “nước đục thả câu” mà phát triển giáo pháp mê tín, thì đạo đức nhân bản - nhân quả làm người sẽ mất dần và loài người không còn là người nữa mà là ác thú, ác quỷ.
Hiểu được điều này chúng tôi không thể làm ngơ. Vì ích lợi cho mọi người và vì nền đạo đức của con người trên hành tinh này, vì thế chúng tôi xin mạo muội trả lời những câu hỏi của giáo sư không phải để khám phá những điều bí ẩn của giáo sư mà chỉ nêu lên một sự thật “Thế giới linh hồn không có” để đem lại sự lợi ích cho mọi người, không còn bị người khác lợi dụng sự chưa hiểu của mình mà làm những điều lừa gạt bất chánh.
Linh hồn là do tưởng tri của con người còn sống
Chúng tôi xin trả lời câu hỏi thứ nhất của giáo sư:
1- Câu hỏi giáo sư đã xác định: “Tôi căn cứ để tin rằng đã gặp linh hồn em tôi, anh tôi và chị tôi, cả linh hồn cụ Giám là người chôn cất và linh hồn cụ An là người chứng kiến. Cháu Hằng đã nhận dạng được linh hồn, thậm chí còn nhận diện được linh hồn qua tấm ảnh, đã được nghe tiếng nói của linh hồn. Như vậy linh hồn phải tồn tại dưới một dạng vật chất nào đó, có hình thù, có khả năng phát ra tiếng nói. Đã là một dạng vật chất thì vật lý học, hóa học, y học, sinh học, với những phương tiện quang học và điện tử tinh vi, hẳn sẽ có ngày tìm ra. Các nhà khoa học Việt Nam có thể đóng góp gì theo hướng đó?”
Cách đây 2548 năm có một người đã xác định rằng: “không có thế giới siêu hình” có nghĩa là không có đời sống sau khi chết Ngài đã chia thân người làm năm phần:
- Phần thứ nhất là sắc uẩn.
- Phần thứ hai là thọ uẩn.
- Phần thứ ba là tưởng uẩn.
- Phần thứ tư là hành uẩn.
- Phần thứ năm là thức uẩn.
Một người chết năm uẩn này đều tan rã không còn một chút xíu nào cả. Người xác định điều này là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vậy thì cái gì còn lại gọi là linh hồn của con người?
Theo cái nhìn của Phật giáo thì một con người là do năm duyên hợp lại mà thành ra. Và xa hơn nữa là vạn vật trên thế gian này đều hiện hữu, sự hiện hữu có mặt của một vật đều do nhiều duyên hợp lại. Cho nên một thế giới mà có được thì phải có nhiều duyên kết hợp mới lập thành. Một thế giới không thể nào chỉ có một vật thể đơn điệu được.
Ví dụ 1: Một cái cây kia, nếu không có đất, nước, gió, không khí và nhiệt độ, nóng lạnh, ẩm thấp, nắng mưa, v.v…thì cây kia không thể sống được.
Ví dụ 2: Một con người sanh ra ở đời, nếu không có cỏ cây, thực phẩm để nuôi sống thì con người cũng không sanh ra được, nếu có sanh ra được thì cũng không sống được. Cỏ cây, con người và vạn vật không có sự hiện hữu trên hành tinh này thì làm sao gọi là thế giới.
Vì thế, nếu quả chăng con người có sự sống sau khi chết, thì thế giới của người chết phải có một môi trường sống riêng cho linh hồn, chứ đâu cần gì chúng ta phải cúng những thực phẩm mà những thực phẩm ấy chỉ nuôi sống cho những duyên hợp hiện hữu của nó, chứ đâu phải những thực phẩm của chúng ta là để cho linh hồn thọ dụng. Vì thế, cúng lễ những thực phẩm hoặc đốt hương, vàng mã của thế giới hữu hình cho thế giới vô hình thì quý vị suy nghĩ có đúng không? Hay làm một việc nhảm nhí?
Nếu quả chăng có thế giới siêu hình thì những linh hồn đó, phải có một hình dáng cố định, vì thế giới siêu hình là thế giới thường hằng không thay đổi thì không thể nào linh hồn lấy hình dáng của con người làm hình dáng của mình. Khi mà hình dáng của con người vô thường không cố định chỉ trong một đời người mà đã thay đổi nhiều lần: trẻ có hình dáng khác, thanh niên có hình dáng khác và già có hình dáng khác, huống là đời này mang hình dáng này đời sau mang hình dáng khác. Xét như vậy chúng ta thấy linh hồn có đúng không?
Cho nên, thế giới hữu hình của chúng ta do các duyên hợp thành, vì do các duyên mà thành nên có sự vô thường thay đổi liên tục. Vì vậy một con người mới sanh ra cho đến 7, 8 chục năm sau thì không giống nhau. Chúng ta hãy quan sát một con người từ hình dáng của một đứa bé mới sanh so sánh với hình dáng của một ông cụ già 7, 8 mươi tuổi thì hai hình dáng này không giống nhau, như vậy chứng tỏ sự vô thường thật sự, như trên chúng tôi đã nói.
Như các bạn thường nghĩ và cho linh hồn là một vật thể không thay đổi. Vì thế linh hồn là bất tử, nên thường đi tái sanh luân hồi từ thân này, đến thân khác. Thân thì có trẻ, có già, có chết. Còn linh hồn thì không già, không trẻ và không chết. Như vậy cháu Bích Hằng phải xem bức ảnh của cô Khang rồi mới nhận ra linh hồn của cô Khang thì như vậy không đúng. Vì sao vậy? Là vì linh hồn của cô Khang bây giờ không còn là hình dáng của cô Khang nữa, mà là hình dáng bất di bất dịch của linh hồn. Khi linh hồn ấy còn mang thân xác của cô Khang thì hình dáng ấy là hình dáng xác thân của cô Khang, chứ đâu phải là hình dáng linh hồn của cô Khang phải không thưa quý vị? Khi cô Khang chết thì hình dáng của cô Khang cũng không còn, thì như vậy linh hồn của cô Khang phải trở về với hình dáng nguyên thủy của nó, thì làm sao linh hồn có hình dáng giống cô Khang được. Vì linh hồn là một vật không thay đổi, như chúng tôi đã nói ở trên.
Xét ở góc độ này thì cháu Bích Hằng gọi hồn cô Khang về là một năng lực trong thân ngũ uẩn của cháu Bích Hằng tạo ra linh hồn của cô Khang, chứ không phải có linh hồn cô Khang thật, vì thế cháu phải nhìn hình ảnh cô Khang rồi mới tạo ra hình ảnh cô Khang được.
Do đó chúng ta suy ra, nếu có thế giới linh hồn của người chết thì những linh hồn ấy không có hình dáng giống như chúng ta. Tại sao vậy?
Tại vì một linh hồn phải trải qua nhiều lần tái sanh luân hồi, do đó mỗi lần tái sanh là mỗi lần có hình dáng khác nhau của thân xác, có nhiều hình dáng khác nhau như vậy thì làm sao linh hồn cô Khang giống cô Khang được?
Tất cả những sự việc này lần lượt chúng tôi sẽ cố gắng vén bức màn bí ẩn để quý vị không còn thấy nó là bí ẩn nữa.
Khám phá sự bí ẩn của anh Nhã
Trạng thái ngoại cảm của anh Nhã rất rõ nét, vì anh làm việc ngoài ý thức của anh, có nghĩa là trong đầu anh nghe nói tên (Nhương, Nhường, Nhượng) hoặc tự điều khiển anh viết hoặc vẽ bản đồ chứ riêng anh không có chủ ý viết hoặc vẽ. Tự trong đầu anh có sự điều khiển trong vô thức. (“Tôi thấy trong đầu tôi hiện ra như thế nào thì tôi vẽ như thế ấy, tôi cũng chẳng hiểu nữa”). Đây là lời của anh Nhã nói, khi giáo sư Trần Phương hỏi. Và anh còn nghe được những âm thanh trong tai (“Tôi thấy trong tai tôi như có âm thanh ấy”).
Qua sự trình bày của anh Nhã chúng tôi xin giải thích để quý vị rõ. Do đâu điều khiển mà anh Nhã đã vẽ được bản đồ của một vùng chưa bao giờ đi đến và vị trí địa thế ngôi mộ cũng được xem là đúng ở cự ly rộng.
Trong bộ óc của con người có nhiều nhóm tế bào não, mỗi nhóm tế bào não đều làm việc theo phận sự của nó.
Ví dụ: Một người đang thức và đang làm một việc gì đó, hay đang tư duy suy nghĩ về một vấn đề gì, thì nhóm tế bào não thuộc về ý thức hoạt động, làm việc, trường hợp đó cũng giống như chúng tôi đang tư duy, suy nghĩ để viết sách và viết như thế nào để quý bạn dễ hiểu và hiểu một cách cụ thể hơn.
Chúng ta có thể gọi nhóm tế bào não bộ này là nhóm tế bào não bộ ý thức.
Còn trường hợp chúng ta đang ngủ mà bị chiêm bao thì nhóm tế bào não nào làm việc đây?
Chúng tôi xin giải thích, khi chúng ta đang ngủ thì toàn bộ nhóm tế bào thuộc về ý thức, chắc chắn phải ngưng hoạt động, như lúc ngủ mắt không thấy vật, tai không nghe âm thanh, ý không phân biệt, v.v… như vậy rõ ràng là nhóm tế bào ý thức chúng ta ngưng hoạt động. Vậy cái gì hoạt động trong giấc chiêm bao?
Xin thưa, khi nhóm tế bào não thuộc về ý thức không hoạt động, thì nhóm tế bào não thuộc về tưởng thức hoạt động, do nhóm tế bào tưởng thức này hoạt động nên người ta mới có chiêm bao.
Còn trường hợp của anh Nhã thì hai nhóm tế bào não trong óc anh nó kết hợp (câu hữu) làm việc với nhau, và sự kết hợp làm việc này mới xảy ra với anh chứ trước kia anh không có trạng thái này.
Ở đây, chúng ta cần phải hiểu thêm về nhóm tế bào não thuộc về ý thức, khi nó hoạt động thì không vượt qua được không gian và thời gian, vì thế khoảng cách xa, như ngăn sông, cách núi, hoặc dưới lòng đất, dưới đáy biển đại dương, v.v… thì nó không thể thấy biết được. Về thời gian, nó bị chia cắt có quá khứ, vị lai và hiện tại, quá khứ nó không nhớ biết, vị lai thì mờ mịt không rõ. Ngược lại, nhóm tế bào não bộ thuộc về tưởng thức, khi nó hoạt động thì nó vượt qua hàng rào không gian và thời gian, nên thời gian và không gian không còn chia cắt và trải dài. Vì thế nó bắt gặp hay nói cách khác là giao cảm với những gì đã xảy ra ở quá khứ và vị lai.
Ở trường hợp này nhóm tế bào não tưởng thức của anh Nhã thì quá rõ ràng, không có trạng thái đồng cốt như cháu Bích Hằng, nhưng nó hoạt động chưa chính xác 100%. Vì tưởng thức của anh tự nó hoạt động chứ không phải do anh triển khai, điều khiển, nên mức độ hoạt động của nó chưa hoàn chỉnh và chính xác.
Khi tưởng thức hoạt động thì anh Nhã cảm thấy như mình không chủ động, tự trong đầu nó điều khiển như thế nào thì anh làm theo như thế ấy, nhưng ý thức của anh vẫn biết rõ ràng, thậm chí những âm thanh nói trong tai, anh vẫn nghe và biết rõ. Xét trường hợp trong đầu anh Nhã, thì trong đầu anh làm việc hai phận sự:
1- Làm việc bị hạn cuộc trong không gian và thời gian, có nghĩa là không vượt ra khỏi thời gian chia cắt và không gian trải dài hay bị ngăn cách.
2- Làm việc không bị hạn cuộc trong không gian và thời gian, có nghĩa là vượt qua không gian và thời gian. Sự làm việc này gọi là làm việc trong vô thức.
Người tu theo đạo Phật khi nhập được Tứ Thánh Định thì người ta hiểu biết rất rõ ràng. Trường hợp anh Nhã, ý thức của anh kết hợp với tưởng thức của anh hoạt động hai mặt:
1- Hữu thức
2- Vô thức
Tóm lại trường hợp của anh Nhã trong một bộ óc của anh làm việc hai phận sự hữu hình và vô hình, hay nói cách khác cho dễ hiểu hơn là bộ óc anh có phần làm việc bị hạn cuộc không gian và thời gian và có phần làm việc không bị hạn cuộc không gian và thời gian, nhưng chưa chính xác 100%.
Cho nên sự bí ẩn của anh Nhã không có gì bí ẩn, anh sử dụng được những tế bào não ý thức và những tế bào não tưởng thức, khiến chúng hoạt động khi ý muốn anh khởi ra.
Tóm lại, sự bí ẩn của anh Nhã thì không có gì là bí ẩn cả, chỉ có bộ óc của anh làm việc được hai phần: “phần ý thức và phần tưởng thức”.
Khám phá sự bí ẩn về cháu Bích Hằng
Trường hợp cháu Bích Hằng thì không giống trường hợp anh Nhã, hiện tượng của cháu Hằng xảy ra giống như có một linh hồn người chết nhập vào như thật.
Khi trực tiếp chứng kiến năng lực của tưởng uẩn con người. Nhất là trường hợp của cháu Bích Hằng, khiến cho giáo sư Trần Phương không còn đứng vững trên lập trường khoa học nữa, ông đặt ra nhiều câu hỏi: “Như vậy linh hồn phải tồn tại dưới một dạng vật chất nào đó, có hình thù, có khả năng phát ra tiếng nói. Đã là một dạng vật chất thì vật lý học, hóa học, y học, sinh học v.v…Với những phương tiện quang học và điện tử tinh vi, hẳn có ngày tìm ra. Các nhà khoa học Việt Nam có thể đóng góp gì theo hướng đó?”
Còn lâu lắm các nhà khoa học Việt Nam mới có thể chứng minh và giải thích những hiện tượng đó bằng hóa học, sinh học, y học, lý học, v.v…Còn bây giờ thì sao? Hay để cho nhân dân Việt Nam sống trong mê tín, phải chịu tốn hao với một số tiền bạc vô nghĩa (đốt tiền vàng mã, cúng sao giải hạn, cầu an, cầu siêu, v.v…).
Khi đọc bài của giáo sư Trần Phương, chúng tôi thấy, nếu bài này được phổ biến sâu rộng trong khắp nước, mà các nhà khoa học Việt Nam không có tiếng nói, thì chắc chắn nạn mê tín, dị đoan sẽ lan rộng khắp nơi. Và sẽ có một số người lợi dụng trường hợp này mà gây tạo ra nhiều loại mê tín khác nữa để lừa đảo người.
Chúng tôi đọc bài tâm nguyện của một cư sĩ M.N.C.S ở Long Hải nói rằng: “Những nhà ngoại cảm này thường khoe khoang, nhà nước đang tìm kiếm những người tài như họ để trưng dụng về việc quốc phòng”. Lời nói này chúng tôi e rằng những hạng người này “thừa nước đục thả câu”, lợi dụng trạng thái tưởng thức không có không gian và thời gian, giao cảm mọi sự việc xảy ra tạo dựng thế giới siêu hình để lừa đảo mọi người, chứ từ xưa đến giờ chưa có lịch sử nước nào ghi công lao của những người làm đồng, cốt và những nhà ngoại cảm, nhờ lên đồng, nhập cốt và ngoại cảm mà ngăn giặc, đuổi giặc, giữ nước, dựng nước, bắt những kẻ trộm cướp giết người, hiếp dâm, giữ gìn trật tự, an ninh cho quê hương, xứ sở.
Vì biết rằng các nhà khoa học không thể chứng minh được những hiện tượng hoạt động của tưởng thức, nên trong các tôn giáo người ta cố ý tu tập để triển khai tưởng thức hoạt động ngõ hầu lấy đó tạo dựng thế giới siêu hình và thần thông để lừa đảo mọi người. Vì không nhận ra những hiện tượng đó nên mọi người tin tưởng gia nhập vào tôn giáo, nuôi hy vọng khi chết đi sẽ được sanh về nơi đó (Cực Lạc, Thiên Đàng, Niết Bàn), hay có những thần thông pháp thuật.
Do phong thổ, thời tiết, thức ăn nước uống tại địa phương, hoặc do tai nạn xảy ra gây ảnh hưởng não bộ, hoặc sự phát triển hoạt động của não bộ không đồng đều, khiến cho tưởng thức hoạt động nhiều hơn ý thức (trường hợp cháu Bích Hằng), hoặc ý thức và tưởng thức cùng hoạt động (trường hợp như anh Nhã) Vì thế biến họ từ một con người bình thường trở thành đồng, cốt và các nhà ngoại cảm. Một con người có khả năng đặc biệt.
Chúng ta không hiểu được năng lực của tưởng thức khi nó hoạt động không giống như ý thức chút nào cả:
1- Nó hoạt động rất đặc biệt tại một điểm, nên không có không gian và thời gian, khoa học không thể chứng minh được.
2- Nó giao cảm được mọi âm thanh sắc tướng, vì các từ trường của nó. Các nhà khoa học có thể chứng minh được.
3- Nó biến hiện ra muôn hình sắc tướng của những người đã chết không sai một nét nào cả. Đó là năng lực duyên hợp của tưởng thức. Các nhà khoa học không thể chứng minh được, vì nó không phải là vật lý học, hóa học, y học, sinh học, v.v…
4- Nó tạo ra một người thứ hai đang tiếp chuyện với ý thức của nó. Đó là năng lực hợp duyên của tưởng thức, khoa học không thể chứng minh được.
5- Vì không có không gian, nên nó nhìn suốt trong lòng đất thấy mọi vật và bất cứ địa phương nào ở nơi đâu, cách xa bao nhiêu, nó cũng biết được. Khoa học có thể chứng minh được vì đó là từ trường của tưởng thức.
6- Vì không có thời gian nên bất cứ chuyện gì đã xảy ra hoặc sắp xảy ra bao lâu nó cũng biết được. Và biết một cách rất cụ thể. Đó là từ trường của tưởng thức giao cảm và bắt gặp những hành động, hình ảnh và âm thanh của mọi sự việc đã xảy ra còn lưu lại trong môi trường sống, khoa học có thể chứng minh được.
Cũng như những sự việc sắp xảy ra trong môi trường sống nhân quả của mỗi con người, nó đều bắt gặp và giao cảm được cả, khoa học không có thể chứng minh được.
Hiện giờ giáo sư Trần Phương hy vọng vào các nhà khoa học Việt Nam, quang học và điện tử tinh vi để giải đáp: “Linh hồn có hay không?”, nhưng giáo sư phải còn chờ đợi lâu lắm, có lẽ giáo sư sẽ chết mất mà những câu hỏi này chưa được giải đáp.
Là một nhà tu tập thiền định theo Phật giáo, tự bản thân chúng tôi đã trực tiếp truy tìm thế giới siêu hình để thấy, nghe, hiểu biết, thì chúng tôi biết nó từ đâu xuất hiện những hiện tượng đó. Vì thế chúng tôi xác định quả quyết: “Thế giới siêu hình không có, chỉ là năng lực tưởng thức của mỗi con người còn đang sống tạo ra, chứ người chết rồi thì không còn lưu lại một vật gì cả”. Xưa, thái tử Sĩ Đạt Ta khi tu thành Phật, Ngài cũng xác định: “Thế giới siêu hình là thế giới của tưởng tri”.
Câu hỏi thứ hai của giáo sư nêu lên tình cảm vui, buồn, quan tâm, ước muốn, giận dữ, tranh cãi của linh hồn để rồi nêu lên câu hỏi: Có một thế giới linh hồn ngoài thế giới con người đang sống không? Thế giới linh hồn hoạt động như thế nào? Có khả năng tác động gì vào thế giới của con người đang sống? Để đáp ứng mong muốn của linh hồn người thân, người sống dâng đồ cúng lễ, tiền bạc đồ dùng hằng ngày (dưới dạng vàng mã) là đúng hay nhảm nhí? Linh hồn có tiêu vong đi không, hay là tồn tại mãi mãi?
Để trả lời những câu hỏi này:
1- Ngoài hai trạng thái hình và bóng của cuộc sống con người hiện hữu trên hành tinh này, thì không còn có thế giới linh hồn nào khác nữa. Thế giới linh hồn mà người ta cảm nhận được là do năng lực của tưởng thức trong mỗi người giao cảm mà tạo ra. Năng lực ấy được phát triển là do tu tập các loại thiền định tưởng hoặc bị tai nạn hay bị một cú “sốc” gì trong cuộc đời, khiến cho phần nhóm tế bào não tưởng thức hoạt động, đó là trường hợp của các nhà ngoại cảm.
2- Vì không có thế giới linh hồn nên nó không có sự sinh hoạt riêng, không có sự sống riêng. Do tưởng thức của con người còn đang sống, nên sự sinh hoạt của nó cũng mang đầy tính chất của con người: tình cảm vui, buồn, quan tâm, ước muốn, giận dữ, tranh cãi v.v…Nếu quả chăng có thế giới linh hồn của con người thì phải có sự sinh hoạt khác hơn con người, từ thực phẩm ăn uống, đến tình cảm, truyền thông, diễn đạt v.v…
3- Nếu có khả năng tác động vào con người thì có hai góc độ:
a- Gia hộ con người, giúp cho con người tiêu tai, thoát nạn, bệnh tật tiêu trừ.
b- Hủy diệt loài người để cho thế giới linh hồn tăng trưởng.
Trong hai điều kiện trên đây đều phi đạo đức và phi nhân quả cả. Vì thế, nên thế giới linh hồn không được loài người chấp nhận. Nếu con người chấp nhận nó, là tự con người làm khổ mình, khổ người.
Thế giới linh hồn của con người do năng lực tưởng thức của người còn sống tạo ra thì có hai trường hợp:
1- Không tin nó là thế giới linh hồn của người chết, mà biết sử dụng năng lực tưởng thức đó áp dụng vào cuộc sống hiện hữu của con người thì rất có lợi ích như: tìm hài cốt liệt sĩ, báo động trước những tai nạn sẽ xảy ra v.v…
2- Nếu tin nó là thế giới linh hồn của con người, thì đó là một tai họa rất lớn, gây cho chúng ta bệnh tật và tai nạn “tiền mất tật mang”. Nếu tin nó thì đời sống của chúng ta hoàn toàn bị lệ thuộc, mất tự chủ, sống thiếu đạo đức.
Vì thế giới linh hồn không có, người thân chúng ta chết, nghiệp lực đã tiếp tục tái sanh luân hồi còn đâu mà cúng lễ, tiền bạc, đồ dùng hằng ngày (dưới dạng vàng mã) hay tụng kinh cầu siêu v.v…thì đó là nhảm nhí.
Vì thế giới linh hồn không có thì làm gì có linh hồn tiêu vong hay tồn tại mãi mãi.
Ở đây, chúng tôi không suy luận để tranh cãi mà là sự chứng nghiệm của bản thân chúng tôi. Nhập vào trạng thái tưởng thức thì chúng tôi bắt gặp thế giới linh hồn của con người qua năng lực tưởng thức của chúng tạo ra, chứ không phải thế giới linh hồn của con người có sẵn. Vì thế chúng tôi biết rất rõ ràng.
Hầu hết mọi người đều có khả năng nhìn thấy linh hồn, nghe thấy tiếng nói của linh hồn, nhìn thấy hài cốt lắp vùi dưới lớp đất dày mấy mét v.v…không riêng gì cháu Bích Hằng, chỉ vì mọi người chưa được triển khai tưởng thức đúng mức, nên không thấy không nghe được như cháu Bích Hằng mà thôi.
Khả năng đặc biệt, ấy do một nhóm tế bào não của tưởng thức. Nếu các nhà y học và khoa học chịu khó nghiên cứu bộ não của con người thì sẽ khám phá ra rất dễ dàng.
4- Do sự không hiểu biết, giáo sư Trần Phương cho rằng: Những thông tin bí ẩn của anh Nhã, anh Liên, cháu Bích Hằng là những khả năng đặc biệt càng khó khám phá.
Sự thật không phải vậy. Bởi vì thế giới siêu hình không có, tức là không có linh hồn người chết, không có linh hồn thì làm sao có chất liệu quang học, y học, vật lý học mà khám phá. Nếu rời khỏi bộ óc con người mà khám phá thì chẳng bao giờ khám phá ra được thế giới linh hồn.
Cho nên, các nhà y học và khoa học hãy khám phá nơi bộ óc của một nhà ngoại cảm đang hoạt động, thì có thể sẽ khám phá ra từ những từ trường của những tế bào não tưởng thức phóng ra giao cảm với những từ trường còn lưu giữ trong không gian, những hình ảnh, âm thanh, sắc tướng, những hành động và tình cảm của mỗi con người trước khi chết. Đó là y học và khoa học có thể khám phá ra được. Nhưng có những điều mà khoa học và y học không thể khám phá ra được, đó là năng lực của tưởng thức, năng lực đó có thể biến tạo ra hàng vạn vạn triệu triệu linh hồn con người chết và mỗi linh hồn người chết, từ hành động cử chỉ, lời ăn, tiếng nói đến đặc tướng, cung cách không sai khác như người đó lúc còn sống. Nhất là những linh hồn do tưởng thức của nhà ngoại cảm biến hiện ra, lại nói chuyện với nhà ngoại cảm, nhà ngoại cảm hiện giờ như người trung gian nói lại cho chúng ta nghe những sự việc xảy ra mà chỉ có những người thân trong gia đình mới biết. Chúng tôi xin nêu lên một ví dụ để quý vị dễ hiểu hơn.
Trong giấc mộng chúng ta gặp lại ông, bà, cha, mẹ đã chết cách 10 năm hoặc 20 năm, cùng lúc trong đó chúng ta cũng gặp lại những người còn sống như anh, chị, em, cô, bác cùng bà con hàng xóm. Chúng ta đừng hiểu nông cạn là những linh hồn người còn sống cùng với những linh hồn người chết về gặp chúng ta trong giấc mộng. Nếu quả chăng những người còn sống xuất hồn gặp chúng ta thì những người ấy phải nằm mộng như chúng ta. Nhưng sự thật những người ấy không có nằm mộng. Như vậy những người gặp chúng ta trong giấc mộng là gì? Đó là do năng lực tưởng thức của chúng ta biến hiện ra, nó có thể biến hiện một số lượng người và xe cộ đông đúc như chợ Bến Thành, nó có thể biến hiện ra một thủ đô lớn như thủ đô Hà Nội, v.v…
Xét qua giấc mộng thì năng lực tưởng thức của giấc mộng chỉ bằng 1 phần trăm của tưởng thức cháu Hằng khi tìm hài cốt liệt sĩ, và khả năng tưởng thức còn gấp trăm triệu lần khả năng tưởng thức của cháu Hằng hiện giờ, khi nó làm những việc còn siêu việt hơn. Cho nên những nhà Khí công, nhà Nhân điện đều dùng khả năng của tưởng thức.
Giáo sư Trần Phương với hy vọng: “Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, xác nhận được sự tồn tại của linh hồn thì không những có ý nghĩa nhân văn mà còn có ý nghĩa về nhiều mặt khác, kể cả về hình sự (nếu người bị giết mà nói ra thì kẻ giết người tránh sao khỏi tội?), không những có ý nghĩa quốc gia, mà còn có ý nghĩa quốc tế”.
Sự hy vọng của giáo sư Trần Phương không thể thành đạt được, là vì linh hồn không có, chỉ có năng lực tưởng thức tạo ra.
Vì thế, Thiền xuất hồn là một phương tiện tu tập khai triển năng lực của tưởng thức. Khí công là một môn võ học tập luyện để triển khai năng lực tưởng thức, Mật Tông cũng là một pháp môn triển khai sự mầu nhiệm của năng lực tưởng thức, Nhân điện cũng là một phương pháp triển khai năng lực tưởng thức để trị bệnh, Tịnh Độ Tông triển khai năng lực tưởng thức tạo ra thế giới siêu hình Cực Lạc Tây Phương, Thiền Tông là một pháp môn tu tập triển khai năng lực tưởng giải ảo giác, Chân không, Phật tánh v.v…
Cho nên từ trong các tôn giáo cho đến những người có kiến thức khoa học còn nông cạn và chưa thấu suốt nền đạo đức nhân bản nhân quả, nên tin rằng có thế giới linh hồn người chết, đó là một điều mê tín, lạc hậu mà trong thời đại này không thể tha thứ được.
Vì sự thật hiển nhiên, là không có thế giới linh hồn người chết, mà chỉ có sự biến hiện do năng lực tưởng thức của con người còn sống tạo ra. Vì thế Trung Tâm nghiên cứu tiềm năng con người có ra đời cũng chỉ loanh quanh nghiên cứu trong đống sách cũ của những người xưa, toàn là sách tưởng do những nhà tưởng học để lại. Nếu có nghiên cứu xa hơn thì cũng dựa vào những nhà Nhân điện tưởng, Khí công tưởng, Xuất hồn tưởng, Võ công tưởng, Thiền tưởng, Định tưởng, Thần chú tưởng, Ngoại cảm tưởng v.v… Thì cũng không thể nào giải quyết được những gì mà giáo sư mong đợi. Còn nếu đem những nhà ngoại cảm này áp dụng vào hình sự thì chúng tôi e rằng không chính xác, vì các nhà ngoại cảm không phải tự mình điều khiển cái năng lực đó, mà chính cái năng lực tự động của tưởng thức đó điều khiển họ, nên có khi chính xác và có khi không chính xác, có nghĩa là tưởng thức của họ, lúc làm việc, lúc không làm việc. Cũng giống như trường hợp anh Nhã, lúc nó làm việc thì chính xác, lúc nó không làm việc thì anh mò mẫm như người mù dò đường.
Cho nên đem những hình bóng biến hiện linh hồn người chết của tưởng thức vào việc lấy hài cốt liệt sĩ thì tốt nhất, còn về việc hình sự và quốc phòng thì cũng chẳng khác nào đem sự mê tín vào những vấn đề quan trọng của đất nước, thì chúng tôi e rằng không có lợi mà có hại nhiều hơn.
Bởi vì các nhà ngoại cảm không điều khiển được tưởng thức của mình mà bị tưởng thức của mình điều khiển lại mình.
Tóm lại bài này viết, vì lợi ích cho mọi người trên hành tinh này, chúng tôi nói lên sự thật, sự thật 100%. Chúng tôi nói lên không cần quý vị tin, mà chỉ cần đem lại sự lợi ích cho quý vị, để quý vị trở thành những người không mù mờ, không dại dột bị kẻ khác lợi dụng tưởng thức của mình lừa đảo. Tưởng thức như con dao hai lưỡi, nếu quý vị biết dùng nó, thì nó lợi ích cho quý vị, còn quý vị không biết dùng nó, thì nó trở lại làm khổ và làm hại quý vị.
Sự thật là sự thật, không thể nói khác được, chúng tôi nêu lên một sự thật, thời gian và sự tiến bộ của loài người sẽ xác chứng những điều này, những điều chúng tôi đã nói ngày hôm nay.
(Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng)
[size=5]CHẾT PHẢI CHĂNG LÀ HẾT ?[/size]
Mỗi người trong chúng ta, vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống ắt hẳn đã có lần tự hỏi về những gì sẽ xảy ra sau cái chết về mặt thể chất. Mọi thứ sẽ chấm dứt với hơi thở cuối cùng hay vẫn còn tồn tại một dạng nào đó mà người ta gọi là linh hồn ? ]
Ngôn ngữ Nga liên hệ khái niệm linh hồn với từ thở như cả hai có cùng một nguồn gốc. Bởi vì tử thuở xa xưa, khi quan sát kỹ những người sống và người chết trong bộ lạc, người ta đi đến kết luận rằng có một điều gì đó ben trong một con người liên quan đến hơi thở. Họ bắt đầu goiji đó là linh hồn ( hay Dusha trong tiếng Nga ).
Thổ dân châu Úc tin có sự hiện hữu của linh hồn. Họ cho rằng một phụ nữ có thai mà đi ngang một thân cây, một tảng đá hoặc một số con vật nào đó thì linh hồn của những thứ này sẽ xâm nhập vào cơ thể đứa con tương lai của bà ta.
Sự hiện hữu của linh hồn được công nhận bởi hầu hết người châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Úc… Ở Ai Cập cổ, linh hồn được nghĩ là một phần hợp thành cơ thể con người.
Mỗi tôn giáo phân định một nơi nào đó trong cơ thể để chỉ nơi hiện hữu của linh hồn. Những người sống vào thời Babylon cổ ghĩ rằng linh hồn ở… đôi tai. Người Do Thái cổ thì cho rằng linh hồn ở trong máu của mỗi người.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng linh hồn ở trong toàn bộ cơ thể, không riêng ở bộ phận nào. Một trong những nhân vật lỗi lạc nhất của nhà thờ Chính thống giáo Nga, Dmitry Rostovsky cũng đồng tình với quan điểm này.
Cách đây không lâu, các nhà tâm lý học người Đức thuộc Đại học Lubeck đã tiến hành một khảo sát rất thú vị. Họ hỏi những thiếu niên từ 7 đến 17 tuổi rằng linh hồn ở đâu trong cơ thể con người. Những em lớn tuổi nhất cho biết linh hồn tìm thấy ở khắp mọi nơi. Một số khác cho rằng linh hồn tồn tại trong đầu, ngụ. Ngoài ra, vài em thì nói mắt và vùng bụng dưới là chỗ của linh hồn.
Trong những năm gần đây, những người nêu giả thuyết về linh hồn chiếm giữ quả tim thấy một vài chứng cứ đáng tin cậy. Nhà tâm lý học, bác sỹ Paul Pearsall thuộc bệnh viện Sinai ở Detroi, viết quyển sách "Mật mã trái tim", dựa trên cơ sở những câu trả lời mà ông ghi nhận được từ 140 bệnh nhân được ghép tim. Qua đó, ông kết luận rằng tính cách con người đã được lập trình sẵn trong tim. Tim điều khiển não và không có chiều ngược lại. Cảm giác, sự sợ hãi, giấc mơ và ý nghĩ.. Đều được giải mã ở các tế bào tim. Các tế bào ký ức này - hay là linh hồn - sẽ chuyển đến một người khác khi họ được ghép tim. Nhiều trường hợp đưa ra trong quyển sách đã hỗ trợ cho lý thuết này. Một người đàn ông 41 tuổi, được ghép quả tim của cô gái 19 tuổi bị chết trong tai nạn đường sắt, đã thay đổi hoàn toàn sau phẫu thuật. Trước đây, ông thường bị lạnh và rất tỉnh táo nhưng sau khi thay tim, ông bỗng trở thành người có tính khí bất thường và cẩu thả…
Một trường hợp khác là của Sliva Clair, huấn luyện viên khiêu vũ ở New York. Bà trải qua một tiến trình ghép tim ở tuổi 50. Sau phẫu thuật, điều đầu tiên mà bà nghĩ đến là… bia. Sau đó, vào ban đêm bà bắt đầu nằm mơ thấy một người đàn ông bí ẩn tên là T.L… Lạ lùng về điều thay đổi này, bà bí mật điều tra và phát hiện rằng quả tim mà bà đang mang trong người là của một chàng trai chết ở tuổi 18. Tên của anh ta đúng là T.L và theo nhân thân của người này kể lại thì khi còn sống, sở thích của anh ta là uống bia lạnh.
Vào cuối năm 1990, nhiều tin giật gân về linh hồn lan khắp thế giới. Các nhà khoa học tại một trong những phòng thí nghiệm của Mỹ đã tìm ra được cách.. cân linh hồn! Họ phát hiện trong lượng của con người nhẹ đi khoảng 2,5 đến 6.5 gram sau khi trút hơi thở cuối cùng. Tuy nhiên, đây không phải là nỗ lực đầu tiên để cân linh hồn. Năm 1915, thí nghiệm tương tự đã từng được thực hiện cũng ở Mỹ. Thời điểm đó, các nhà khoa học đi đến kết luận rằng linh hồn nặng khoảng 22.4 gram.
Năm 2001, sự kiện này lại gây xôn xao hơn nữa. Đầu năm đó, hai nhà khoa học người Anh là Sam Parnia và Peter Fenwich đưa ra giả thuyết rằng ý thức có thể vẫn tiếp tục tồn tại sau khi não đã ngưng các chức năng hoạt động. Cuộc nghiên cứu có liên quan đến 63 bệnh nhân trải qua cái chết lâm sàng. Kết quả cho thấy 56 người không nhớ gì trong thời điểm đó; 7 người nhớ rất rõ về mọi thứ mà họ cảm nhận ddwocjw khi thân thể được xem đã chết. Có 4 người trong số này cho biết họ tràn ngập niềm vui và sự an bình, thời gian dường như trôi qua nhanh hơn. Sau đó họ nhìn thấy một ánh sáng lấp lánh và thấy các sinh vật huyền thoại giống như các thiên thần hay các vị thánh. Họ nói đã ở trong một khoảnh khắc nào đó, trước khi tỉnh lại.
Một điều đáng quan tâm là không ai trong các đối tượng thuộc nghiên cứu này là người mộ đạo. Họ thú nhận rằng trước đây chưa hề đi nhà thờ. Do đó, nhưngx gì mà họ kể lại trong thời điểm chết lâm sàng không thể giải thích là do niềm tin tôn giáo.
Các nhà khoa học người Anh này đã bác bỏ ý kiến trước đây cho rằng não ngưng các chức năng là do thiếu Oxygen, bởi vì không có ai trong số cá bệnh nhân cho thấy một sự suy sụp đáng kể về Oxygen chứa trong các mô thuộc hệ thần kinh trung ương.
Có một giả thuyết cho rằng những ảo tưởng mà những người đã trải qua cái chết lâm sàng kể lại có thể là do tác dụng không thuận lợi của các biệt dược trong nỗ lực làm bệnh nhân hồi tỉnh trước đó.
Cuối năm 2001, ba nhà khoa học người Hà Lan, dưới sự giám sát của chuyên gia nỗi tiếng Van Lommel, đã tiến hành cuộc nghiên cứu lớn nhất có liên quan đến những người đã trải qua cái chết lâm sàng. Các kết quả được đăng trên tờ báo y học Lancet và cho thấy nó cũng tương tự nghiên cứu của các nhà khoa học người Anh kể trên. Van Lommel và các đồng nghiệp cho rằng những ảo ảnh sẽ đến trong mỗi khoảnh khắc khi hệ thống thần kinh trung ương ngưng hoạt động. Điều này có nghĩa là ý thức được tách rời với hoạt động của não. Van Lommel cung cấp một trường hợp đáng quan tâm về "Trải nghiệm cận kề cái chết". Một bệnh nhân trong tình trạng hôn mê được chuyển đến khu cấp cứu hồi sức. Tại đây, những nỗ lực làm cho ông ta hồi tỉnh đều thất bại. Não của người này đã ngưng hoạt động và điện não đồ đã thể hiện một đường thẳng. Còn nước, còn tát, các bác sỹ quyết định luồn một cái ống vào thanh quản và khí quản để giúp bệnh nhân duy trì hơi thở.Trong khi thực hiện tiến trình này, các y tá đã lấy hàm răng giả của bệnh nhân ra để thông ống dễ dàng hơn. Một giờ sau, tim của ông ta bắt đầu đập trở lại và huyết áp về mức bình thường… Một tuần lễ sau, người bệnh được cải tử hoàn sinh nói với một y tá : " Cô hãy trả lại hàm răng giả cho tôi. Cô đã lấy nó ra và để trong ngăn của chiếc xe đẩy". Trước sự ngạc nhiên của các nhân viên trong bệnh viện, ông kể rằng ông đã quan sát từ bên trên trong khoảnh khắc cái chết đến với ông. Ông mô tả từng chi tiết của phòng hồi sức và các hoạt động của bác sỹ trong nỗ lực cứu sống ông. Lúc đó ông sợ rằng các bác sỹ sẽ từ bỏ công việc hồi sinh cho ông và cố gắng ra hiệu cho mọi người vẫn thấy ông còn sống, nhưng hầu như không ai nhìn thấy ông đang lơ lửng trên thân thể bất động của mình.
Trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực trên, các nhà khoa học Hà Lan còn phát hiện rằng phụ nữ có những cảm xúc mạnh hơn đàn ông, những gì họ thấy trong khi chết lâm sàng nhiều chi tiết hơn. Hầu hết các bệnh nhân trải qua cái chết lâm sàng sâu thường chết thật vào tháng sau, sau khi được hồi sinh. Các ảo giác của người mù thì không khác với người sáng mắt.
Càng ngày càng có nhiều tường trình về những trải nghiệm cận kề cái chết với nhiều tình tiết ly kì. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được những giải thích thoả đáng và xem ra họ vẫn còn nhiều việc phải làm để chứng minh sự bất tử của linh hồn !
Trích VN-Zoom