"Người ta đang đi mà tung lưới như thế thì quá nguy hiểm,không chỉ cho người vi phạm mà cả cho người đi đường. Nếu người vi phạm không đội mũ bảo hiểm, nếu ngã có thể bị chấn thương não, hoặc gãy tay chân… Mình đã thấy nhiều người chứng kiến lên tiếng phản đối ngay khi thấy CSGT làm thế."
Thông tin Công an TP Thanh Hóa dùng lưới để vây bắt những người vi phạm giao thông đang thu hút được sự chú ý của nhiều độc giả.
Nhận thấy trên địa bàn TP Thanh Hóa thường xuyên xuất hiện đối tượng vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhiều thanh niên đi xe máy lạng lách, đánh võng gây nguy hiểm cho người đi đường, Công an Thanh Hóa đã tiến hành đợt ra quân trấn át cũng đối tượng trên. Thời gian dự kiến từ ngày 28/10/2011 đến tháng 2/2012.
Bên cạnh các phương án như dùng rào chắn, đuổi theo vây bắt, bắn sơn… lực lượng Công an đã sử dụng thêm phương án dùng lưới để làm giảm tốc độ chạy xe của đối tượng vi phạm.
Cụ thể sẽ có những tốp CSGT đứng túc trực tại các ngã ba, ngã tư, khi phát hiện thấy đối tượng, CSGT sẽ thông tin với nhau qua bộ đàm. Sau đó sẽ có một dân phòng chuẩn bị sẵn lưới, khi thấy đối tượng đi qua, CSGT sẽ ra hiệu lệnh dừng xe, nếu đối tượng cố tình trốn chạy thì sẽ bị quẳng lưới vào bánh xe sau. Nếu quăng chính xác vào phần sau, đoạn lưới sẽ khiến xe loạng choạng rồi từ từ dừng lại.
Trước cách vây bắt đối tượng trên, nhiều người tỏ ra đồng tình nhưng cũng không ít ý kiến lo ngại sẽ gây ra những thương tích đáng tiếc cho người vi phạm cũng như người tham gia giao thông.
Ủng hộ cách làm trên, nick name petit_cochon chia sẻ trên webtretho: "Bỏ chạy công an bị quăng lưới là đáng rồi. Đuổi thì nhiều người cũng không cho đuổi, vụt dùi cui thì cũng bị lên án, vậy thì ném lưới là được rồi. Những người bỏ chạy đáng bị như thế, họ mà đâm vào người khác còn khổ cho người ta hơn. Nói chung đã có gan bỏ chạy thì nếu có bị ngã xây xát cũng đáng tội".
Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại tỏ ra bất bình trước chiêu tung lưới bởi họ cho rằng đây là cách làm ẩn họa nhiều nguy hiểm.
Anh Ngô Văn Sơn nhà ở khu ngã tư quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) bức xúc nói: "Người ta đang đi mà tung lưới như thế thì quá nguy hiểm. Nguy hiểm không chỉ cho người vi phạm mà cả cho những người đi đường. Đặc biệt, nếu người vi phạm không đội mũ bảo hiểm, nếu ngã có thể bị chấn thương não, hoặc gãy tay chân… Mình đã thấy nhiều người chứng kiến còn không đồng tình mà lên tiếng phản đối ngay khi thấy CSGT làm thế."
Chị Phượng nhà ở gần ngã tư đường Hồ Thành (Thanh Hóa) cũng chia sẻ: "Có những đoạn đường có nhiều loại phương tiện lưu thông như ô tô, xe máy, xe đạp… Vây bắt kiểu đó vừa ảnh hưởng đến người khác, vừa gây tâm lý hoang mang lo sợ".
Thượng tá Lê Văn Ngọc, phó trưởng phòng Công tác chính trị và Công tác quần chúng Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đây là biện pháp hữu hiệu nhất từ trước tới giờ trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
"Biện pháp này rất an toàn nếu lưới được quăng chính xác vào bánh sau", thượng tá cảnh sát tuyên bố.
Tuy nhiên, nếu người vi phạm đi với tốc độ cao và cố lết để bỏ chạy thì có thể không tránh được việc té ngã. Ông Ngọc nói, cũng có nghe một số trường hợp người vi phạm bị xây xát nhẹ chứ chưa có tai nạn nào đáng tiếc xảy ra.
Trước ý kiến của dư luận, Công an Thanh Hóa cũng đã có văn bản báo cáo lên Bộ Công an, xin ý kiến chỉ đạo nhưng có lẽ chính lãnh đạo Bộ cũng đang cân nhắc nên chưa có văn bản phản hồi” - ông Ngọc cho biết thêm.
Thông tin Công an TP Thanh Hóa dùng lưới để vây bắt những người vi phạm giao thông đang thu hút được sự chú ý của nhiều độc giả.
Nhận thấy trên địa bàn TP Thanh Hóa thường xuyên xuất hiện đối tượng vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhiều thanh niên đi xe máy lạng lách, đánh võng gây nguy hiểm cho người đi đường, Công an Thanh Hóa đã tiến hành đợt ra quân trấn át cũng đối tượng trên. Thời gian dự kiến từ ngày 28/10/2011 đến tháng 2/2012.
Bên cạnh các phương án như dùng rào chắn, đuổi theo vây bắt, bắn sơn… lực lượng Công an đã sử dụng thêm phương án dùng lưới để làm giảm tốc độ chạy xe của đối tượng vi phạm.
Cụ thể sẽ có những tốp CSGT đứng túc trực tại các ngã ba, ngã tư, khi phát hiện thấy đối tượng, CSGT sẽ thông tin với nhau qua bộ đàm. Sau đó sẽ có một dân phòng chuẩn bị sẵn lưới, khi thấy đối tượng đi qua, CSGT sẽ ra hiệu lệnh dừng xe, nếu đối tượng cố tình trốn chạy thì sẽ bị quẳng lưới vào bánh xe sau. Nếu quăng chính xác vào phần sau, đoạn lưới sẽ khiến xe loạng choạng rồi từ từ dừng lại.
Trước cách vây bắt đối tượng trên, nhiều người tỏ ra đồng tình nhưng cũng không ít ý kiến lo ngại sẽ gây ra những thương tích đáng tiếc cho người vi phạm cũng như người tham gia giao thông.
Ủng hộ cách làm trên, nick name petit_cochon chia sẻ trên webtretho: "Bỏ chạy công an bị quăng lưới là đáng rồi. Đuổi thì nhiều người cũng không cho đuổi, vụt dùi cui thì cũng bị lên án, vậy thì ném lưới là được rồi. Những người bỏ chạy đáng bị như thế, họ mà đâm vào người khác còn khổ cho người ta hơn. Nói chung đã có gan bỏ chạy thì nếu có bị ngã xây xát cũng đáng tội".
Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại tỏ ra bất bình trước chiêu tung lưới bởi họ cho rằng đây là cách làm ẩn họa nhiều nguy hiểm.
Anh Ngô Văn Sơn nhà ở khu ngã tư quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) bức xúc nói: "Người ta đang đi mà tung lưới như thế thì quá nguy hiểm. Nguy hiểm không chỉ cho người vi phạm mà cả cho những người đi đường. Đặc biệt, nếu người vi phạm không đội mũ bảo hiểm, nếu ngã có thể bị chấn thương não, hoặc gãy tay chân… Mình đã thấy nhiều người chứng kiến còn không đồng tình mà lên tiếng phản đối ngay khi thấy CSGT làm thế."
Chị Phượng nhà ở gần ngã tư đường Hồ Thành (Thanh Hóa) cũng chia sẻ: "Có những đoạn đường có nhiều loại phương tiện lưu thông như ô tô, xe máy, xe đạp… Vây bắt kiểu đó vừa ảnh hưởng đến người khác, vừa gây tâm lý hoang mang lo sợ".
Thượng tá Lê Văn Ngọc, phó trưởng phòng Công tác chính trị và Công tác quần chúng Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đây là biện pháp hữu hiệu nhất từ trước tới giờ trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
"Biện pháp này rất an toàn nếu lưới được quăng chính xác vào bánh sau", thượng tá cảnh sát tuyên bố.
Tuy nhiên, nếu người vi phạm đi với tốc độ cao và cố lết để bỏ chạy thì có thể không tránh được việc té ngã. Ông Ngọc nói, cũng có nghe một số trường hợp người vi phạm bị xây xát nhẹ chứ chưa có tai nạn nào đáng tiếc xảy ra.
Trước ý kiến của dư luận, Công an Thanh Hóa cũng đã có văn bản báo cáo lên Bộ Công an, xin ý kiến chỉ đạo nhưng có lẽ chính lãnh đạo Bộ cũng đang cân nhắc nên chưa có văn bản phản hồi” - ông Ngọc cho biết thêm.
3curse3Nguy hiểm