Nhìn mấy con ại bàng ngầu quá 3aha3 3aha3 3aha3
Clip ở cuối nha mọi người :X:X
Từ hàng trăm năm trước, người Mông Cổ bắt đầu sử dụng đại bàng để săn thú trên những thảo nguyên rộng lớn. Không chỉ vậy, loài vật này còn được dùng để bảo vệ những đàn cừu, bò đang chăn nuôi.
Nhiếp ảnh gia John Delaney (Mỹ) đã lặn lội tới một trong những nơi xa xôi nhất hành tinh để tìm hiểu một nghề truyền thống đang mai một của người Mông Cổ.
Sau hàng trăm năm, nghề này vẫn được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Con cháu của những thợ săn xa xưa vẫn tiếp nối truyền thống, cùng đại bàng đi săn trong những thảo nguyên, đồi núi rộng lớn.
Theo Time, nghề này có rất nhiều luật lệ, kỹ thuật, đặc biệt là giai đoạn đỡ chim hạ cánh. Ngoài ra, các thợ săn phải mất rất nhiều thời gian, công sức để huấn luyện chim và họ thường chỉ nuôi một chú chim duy nhất để đi săn. Ngựa khỏe và đại bàng dữ từng được coi là hai trợ thủ không thể thiếu của chiến binh Mông Cổ. Sử sách ghi lại rằng Thành Cát Tư Hãn từng có hơn 5.000 thợ săn đại bàng trong đội cận vệ của ông.
Tuy là vật nuôi nhưng các chú chim đại bàng này rất được coi trọng. Người ta đối xử với chúng nhẹ nhàng, cẩn thận.
Theo truyền thống, người đi săn thường một mình đi với chim.
Tuy nhiên, đến thời của Thành Cát Tư Hãn, vị vua này nuôi tới 5.000 con đại bàng và là đội săn lớn nhất trong lịch sử Mông Cổ.
Trước xu hướng toàn cầu hóa, nghề đi săn bằng đại bàng dần mai một. Ngày nay, nó chủ yếu diễn ra trong lễ hội truyền thống và mang nhiều ý nghĩa văn hóa hơn.
Sau lễ hội, người ta sẽ thả chim tự do, bay trở lại bầu trời.
Săn đại bàng là nghề truyền thống của bộ tộc Kazakh ở Mông Cổ. Họ biết sử dụng chim mồi để nhử đại bàng từ thế kỷ 15.
Một người đàn ông của bộ tộc Kazakh và con chim đại bàng của ông. Kazakh là một bộ tộc bán du mục. Họ sống bằng việc chăn thả cừu và bò.
Đã có thời việc săn chim góp phần mang lại thức ăn và lông để người Mông Cổ chống lại mùa đông khắc nghiệt.
Mặc dù cuộc sống của người dân Mông Cổ chịu tác động lớn của quá trình toàn cầu hóa, song săn đại bàng vẫn được coi là nghề dành cho những người dũng cảm trong bộ tộc Kazakh và được gìn giữ theo kiểu cha truyền con nối.
Phụ nữ cũng có thể trở thành thợ săn. Mỗi dòng họ có các bí quyết và quy tắc riêng trong việc bắt, nuôi và huấn luyện đại bàng.
Đại bàng luôn được bộ tộc Kazakh đối xử như con người. Sau một thời gian chung sống với con người, chúng được trả về với cuộc sống tự do.
[/flash][/flash]