Những tấm ảnh làm thay đổi thế giới
[size=5]Những tấm ảnh này được trích đăng trong danh sách \"100 tấm ảnh đã làm thay đổi thế giới\". Những tấm ảnh lịch sử có giá trị và gây xúc động mạnh cho người xem.[/size]
[size=5]1. Uganda - 1980[/size]
1 bức ảnh về nạn đói ở Châu Phi, Uganda năm 1980. Bức ảnh miêu tả đôi bàn tay teo tóp vì đói của một đứa bé đang hấp hối trong lòng bàn tay của một nhân viên cứu trợ Liên Hiệp Quốc. Sự giúp đỡ tuy muộn màng nhưng đã nhen nhóm trong ta sự hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai.
[size=5]2. Kền kền chờ đợi - 1993[/size]
Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1m. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát.
[size=5]3. Hành hình nô lệ - 1930[/size]
Tấm ảnh được chụp bởi Lawrence Beitler miêu tả cảnh 2 nô lệ da đen bị hành hình trước 10,000 người da trắng vì tội cưỡng hiếp 1 phụ nữ da trắng và giết chết bạn trai cô ta. Mặc dù tấm ảnh được thể hiện như việc hành hình kẻ có tội, nhưng cách tra tấn dã man và sự hả hê của đám đông bên dưới cũng để lại một sự ghê rợn cho người xem.
[size=3]4. Nagasaki - 1945[/size]
Đám mây hình nấm trên bầu trời Nakasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945 này đã giết chết hơn 80 ngàn người và đã trở thành nỗi ám ảnh đe dọa cho hòa bình nhân loại.
[size=3]5. Bữa trưa trên đỉnh New York - 1932[/size]
Bức ảnh này của Charle Ebbets chụp 11 người công nhân đang ăn trưa trên một thanh đà, tại tầng 69, công trường xây dựng tòa nhà GE ở trung tâm Rockefeller diễn tả số phận cheo leo của những người công nhân nhập cư trong thời kỳ phát triển bùng phát của chủ nghĩa tư bản
[size=5]6. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu - 1963[/size]
Một trong những sự kiện chấn động thế giới: hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Đạo Phật của chính quyền Ngô Đình Diệm trong cuộc biểu tình ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là CMT8 – Nguyễn Đình Chiểu). Ngay lập tức, nó đã gây một ảnh hưởng rất lớn đến chính trị và truyền thông. Bức ảnh do Malcolm Browne chụp.
[size=3]7. Người đàn ông đang rơi từ Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, Mỹ - 2001[/size]
Bức ảnh chụp người đàn ông đang rơi từ Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, Mỹ sau khi tòa nhà này bị 2 máy bay đâm vào trong sự kiện “11 tháng 9” này đã gây một cảm xúc rất mạnh đến người dân Mỹ. Nhiều người cho đó là sự xúc phạm đến người đã chết. Nhưng Richard Drew, tác giả bức ảnh thì biện hộ rằng, bức ảnh đã diễn tả một quyết định giữa sống và chết của con người khi bị dồn vào đường cùng.
[size=3]8. Thảm sát Sơn Mỹ - 1968[/size]
Ngày 16 tháng 3 năm 1968 một nhóm quân nhân Mỹ (đại đội Charlie thuộc lữ đoàn bộ binh 11) dưới sự chỉ huy của người thiếu úy 24 tuổi William Calley nhận nhiệm vụ chiếm đóng làng Sơn Mỹ và tìm du kích Việt Cộng. Các binh lính đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết gần như tất cả dân cư của làng: 503 thường dân, trong đó là 182 phụ nữ, 172 trẻ em, 89 đàn ông dưới 60 tuổi và 60 người già.
[size=3]9. Trại tập trung Buchenwald- 1945[/size]
Trại tập trung Buchenwald của Đức Quốc xã sau khi được giải phóng năm 1945. Hơn 43 ngàn người Do Thái đã bị hành hình tại đây. Trong ảnh là những người dân Đức bị buộc phải đi xuyên qua Buchenwald để tận mắt chứng kiến những gì mà quốc gia của họ đã gây ra cho thế giới.
[size=5]10. Anne Frank - 1941[/size]
Chân dung của cô gái 14 tuổi Anne Frank, một trong 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc xã hành hình trong sự kiện Holocaust. Cả gia đình, bao gồm cô vài chị gái đã bị giết chỉ 1 tháng trước khi trại tập trung nơi cô bị giam được giải phóng. Cuốn nhật ký cùng bức chân dung một cô bé 14 tuổi, với đôi mắt to đang nhìn xa xăm về một tương lai mà ai cũng biết là không bao giờ đến được với cô, đã làm xúc động cả thế giới.
[size=3]11. Omayra Sánchez - 1985[/size]
Đôi mắt đã ám ảnh người xem này là của cô gái 13 tuổi Omaya Sánchez trong thảm họa núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia ngày 13 tháng 11 năm 1985, đã giết chết 25 ngàn người. Trong ảnh, Omaya đã kiệt sức vì bị mắc kẹt gần 3 ngày đêm trước sự bất lực của lực lượng cứu hộ. Cuối cùng, mọi người đã ở bên cạnh em và cùng cầu nguyện đến khi em không còn cầm cự được sau 60 giờ. Bứa ảnh được chụp bởi Frank Fournier.
[size=3]12. Sự kiện Thiên An Môn - 1989[/size]
Bức ảnh của Jeff Widener được mang tên là “Người nổi loạn vô danh”, với hình ảnh một người đang đứng cản trước đoàn xe tăng của Quân đội Giải phóng Trung Quốc đang tiến vào để đàn áp cuộc biểu tình của hàng chục ngàn sinh viên Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn. Đây còn được biết đến với tên gọi “Sự kiện Thiên An Môn” nổi tiếng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc - Người đàn ông trong bức ảnh này đã bị kill
[size=5]13. Bãi tha ma sau trận chiến tại Pennsylvania - 1863[/size]
Những xác người nằm trơ trọi giữa đồng không mông quạnh dưới bầu trời xám xịt… một cảm giác rợn người khi bạn đứng trước một bãi tha ma sau cuộc chiến. Chụp trong cuộc Nội chiến Mỹ.
[size=3]14.Từ năm 1039 đến năm 1945 tội ác của phát xit Đức[/size]
Tháng 7-1937 Vụ thảm sát Nam Kinh quân Nhật chiếm đóng thành phố mà không gặp khó khăn nào. Cảm thấy bị sỉ nhục vì không chiếm được Trung Quốc trong vòng 3 tháng như đã hứa với Nhật hoàng, quân đội Nhật tiến hành chiến dịch giết người, hãm hiếp và cướp phá để trả thù cho tới tháng 3/1938
16-4 tháng 6 năm 1962. Căn cứ thủy Puerto Kabello. Lính bắn tỉa ngục ngã trên tay cha đạo
12-29/04/1945 -Hãy cứu tôi -Tác phẩm chụp một thương binh bị bỏ lại trên chiến trường Okinawa, xen lẫn giữa những tiếng rên xiết vì đau đớn là những lời nguyện cầu mong được sống: Hãy cứu tôi !! !! !!
[size=5]15. Chiến Tranh ở Việt Nam[/size]
Tháng 9 năm 1965. Bình Định. Người mẹ và bọn trẻ vượt sông, thoát khỏi lửa đạn. Tác giả Kyoichi Savada
20-24 tháng 2 năm 1966. Tân Bình, miền Nam Việt Nam. Lính Mỹ kéo xác Việt cộng trên đường. Tác giả Kyoichi Savada