[justify]Các nhà khoa học mới đây tuyên bố rằng cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 đã bắt đầu trên Trái Đất và nguyên nhân không nói chắc ai cũng rõ - con người. Trong một cuộc khảo sát và phân tích vừa được đăng tải trên tạp chí Science, nhóm các nhà khoa học đã cho biết, sự đa dạng sinh học hiện thời của Trái Đất, sản phẩm của 3,5 tỷ năm tiến hóa, là thành quả cao nhất trong lịch sử của sự sống. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sự đa dạng này đã đạt đến điểm tới hạn.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trong khi các cuộc đại tuyệt chủng trước đây bắt nguồn từ sự biến đổi tự nhiên của hành tinh hoặc những vụ tấn công của thiên thạch, sự chết đi hàng loạt của các loài sinh vật hiện tại có thể liên quan đến hoạt động của con người. Giáo sư sinh học Rodolfo Dirzo thuộc Đại học Stanford (Mỹ), tác giả của công trình nghiên cứu, đã đề cập đến một thời kỳ có tên gọi "Anthropocene defaunation", muốn ám chỉ sự suy giảm số lượng các loài động vật ăn cỏ và săn mồi do tác động của con người tới môi trường.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Được biết kể từ năm 1500, hơn 320 loài động vật có xương sống trên cạn đã bị tuyệt chủng. Các quần thể còn lại giảm trung bình 25% số lượng so với trước kia. Tình hình nghiêm trọng tương tự cũng đang xảy ra với các sinh vật không có xương sống. Ở động vật có xương sống, có 16 - 33% các loài ước tính đang bị đe dọa trên toàn cầu. Các thành viên trong nhóm động vật lớn và khổng lồ như voi, hà mã, gấu bắc cực và vô số loài khác trên khắp thế giới, đang đối mặt với tỷ lệ suy giảm nhanh nhất, một xu hướng từng xuất hiện trong các cuộc đại tuyệt chủng trước đó.[/justify]
Số lượng các loài côn trùng như ong, bướm, nhện và giun suy giảm đến 45% trong 35 năm qua
[justify] [/justify]
[justify]"Nơi nào có mật độ cư trú của người cao, nơi đó sẽ có tỷ lệ suy giảm các động vật ăn cỏ và động vật săn mồi cao, đồng thời lại có sự xuất hiện đông đảo của những động vật gặm nhấm và các tác nhân gây bệnh", giáo sư Dirzo cho biết. Trong 35 năm qua, trong khi dân số loài người tăng gấp đôi thì số lượng động vật không có xương sống, chẳng hạn như ong, bướm, nhện và giun, lại suy giảm đến 45%. Cũng như ở các động vật lớn hơn, sự suy giảm số lượng các loài sinh vật không có xương sống này chủ yếu do mất nơi cư trú và sự biến đổi khí hậu toàn cầu, vốn dĩ có liên quan mật thiết đến hoạt động của con người.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Theo lẽ rất tự nhiên, những sự suy giảm trên đang ngày đêm có tác động ngược lại đối với đời sống sinh hoạt bình thường của con người vì vai trò của chúng. Ví dụ, các con trùng đang thụ phấn cho gần 75% mùa màng của cả thế giới, ước tính tương đương 10% giá trị kinh tế của nguồn cung lương thực toàn cầu. Côn trùng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng và phân hủy vật liệu hữu cơ, giúp bảo đảm hiệu quả của hệ sinh thái.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Các chuyên gia cho rằng giải pháp để đối phó với cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 này là rất phức tạp. Việc con người giảm ngay lập tức tốc độ thay đổi môi trường sống cũng như việc khai thác, bóc lột quá mức các loài động vật sẽ hữu ích, nhưng những giải pháp này cần phải được điều chỉnh phù hợp với từng khu vực và hoàn cảnh cụ thể. Ông Dirzo nói ông hy vọng việc nâng cao nhận thức về cuộc đại tuyệt chủng đang tiếp diễn cũng như các hậu quả gắn liền với nó sẽ giúp con người thức tỉnh và tạo ra sự thay đổi thiết yếu - ít nhất là ngay từ bây giờ. [/justify]
5 cuộc đại tuyệt chủng từng xảy ra trên Trái Đất
[justify]
Cuộc đại tuyệt chủng chấm dứt Đại cổ sinh[/justify]
Cuộc đại tuyệt chủng lần đầu tiên xảy ra trên Trái Đất được ghi nhận cách đây khoảng 440 triệu năm. Đây có thể là cuộc đại tuyệt chủng nghiêm trọng lần thứ hai trong lịch sử. Hầu như mọi sự sống trên biển vào thời điểm đó và khoảng 85% các loài bị biến mất.
Cuộc đại tuyệt chủng cuối kỷ Devon
Cách đây khoảng 359 - 375 triệu năm, những thay đổi lớn về môi trường đã gây ra sự tuyệt chủng của các nhóm cá chủ chốt trên Trái Đất và ngăn chặn các dải san hồ ngầm mới hình thành suốt 100 triệu năm.
Cuộc đại tuyệt chủng chấm dứt kỷ Pecmi
Cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử và là lần có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến hệ sinh thái Trái Đất diễn ra cách đây 252 triệu năm. Gần như 97% các loài biến mất mãi mãi và chỉ còn hóa thạch sót lại.
Cuộc đại tuyệt chủng chấm dứt kỷ Triat
Khủng long xuất hiện lần đầu tiên ở đầu kỷ Triat, nhưng các động vật lưỡng cư lớn và bò sát giống động vật có vú lúc này mới là những sinh vật chiếm ưu thế trên cạn. Cuộc đại tuyệt chủng diễn ra chớp nhoáng, diễn ra cách đây 201 triệu năm đã thay đổi hoàn toàn điều đó.
Cuộc đại tuyệt chủng chấm dứt kỷ Phấn trắng
Một thiên thạch đã đâm vào Trái Đất cách đây 66 triệu năm và thường được coi là nguyên nhân đặt dấu chấm hết cho triều đại huy hoàng của khủng long trên hành tinh chúng ta.
Theo: Dailymail