[size=6]Nhiều người dân Nhật phải sống tạm bợ, làm việc liên tục nhiều giờ vì miếng cơm manh áo, không ít người trong số họ tự tử vì quá áp lực với công việc.[/size]
|
Dù nhận thức rõ những nguy hiểm của việc làm thêm, nhiều đàn ông công sở Nhật Bản - được biết đến là những người làm công ăn lương - vẫn luôn cố tăng thời gian làm việc vì lo sợ một ngày nào đó họ có thể bị thất nghiệp. Năm 2012, nhiếp ảnh gia Shiho Fukada ghi lại những hình ảnh cuộc sống hàng ngày của nhiều tầng lớp người lao động ở Nhật.
|
|
Người dân Tokyo tất bật xuống các chuyến tàu điện ngầm để tới công ty mỗi buổi sáng.
|
|
Làm việc đến khi tối muộn là cảnh tượng không hiếm gặp ở Nhật Bản. Nhiều người dân ở đất nước mặt trời mọc còn rơi vào tình trạng trầm cảm và suy nhược do phải làm việc quá sức.
|
|
Hai người đàn ông đang ngồi trên chuyến tàu cuối ngày để về nhà sau một ngày làm việc căng thẳng.
|
|
Một khách hàng ở Tokyo bước vào một quán café phong cách truyện tranh, nơi những người công nhân làm thêm lương thấp thường ở lại qua đêm.
|
|
Ông Tadayuki Sakai ngủ lại căn phòng nhỏ trong quán cafe internet sau giờ làm việc. Ông hiện làm nhiều giờ với tư cách là nhân viên tạm thời ở công ty một người bạn. Ông cho biết rất thích làm ở đây và hy vọng sẽ sớm tìm được việc trong một tòa nhà nào đó.
|
|
Fumiya, 26 tuổi, đọc một cuốn truyện tranh trong gian phòng nhỏ ở một quán cafe Internet. Anh hiện là bảo vệ cho một công trường xây dựng, và sẽ làm công việc này trong 7 năm tới. "Bây giờ đang là lúc phải kiếm tiền, và tôi thấy sống ở quán cafe Internet này một thời gian cũng khá ổn", anh nói.
|
|
Aya, 18 tuổi, sống trong một gian phòng cafe Internet trong khi mẹ cô thì ở phòng kế bên. |
|
Bà Emiko Terranishi, 61 tuổi, trở thành góa phụ sau khi chồng bà, ông Akira, tự sát. Ông quản lý cả một chuỗi nhà hàng ở Nhật nhưng do không chịu được áp lực công việc, ông tìm đến cách nhảy lầu để kết thúc cuộc đời. Bà Teranishi hiện là chủ tịch một nhóm bao gồm những người có người thân qua đời do tự tử.
|
|
Bà Hideko Shimamura, 48 tuổi, chia sẻ bức thư điện tử cuối cùng của chồng, ông Masayoshi, trước khi ông tự tử vào năm 2009. "Ông ấy gọi cho tôi và nói "Anh vừa uống 11 viên thuốc và đang đốt lò sưởi than nhưng anh vẫn chưa thấy buồn ngủ", bà kể.
|
|
Bà Setsuko Nanbu, 65 tuổi, vuốt ve chiếc áo khoác và va li của chồng trong căn hộ của gia đình ở tỉnh Ibaragi, Nhật Bản. Năm 2004, chồng bà đã lao vào một đoàn tàu để tự tử. Bức thư tuyệt mệnh được tìm thấy trong túi áo của ông.
|
|
Julie, 31 tuổi, từng làm trong một cửa hàng bán đồ miễn thuế ở sân bay nhưng hiện là gái tiếp khách. Ở Nhật Bản, khách hàng thường trả một khoản tiền không nhỏ để có những cô gái này ngồi cạnh ve vãn họ nhưng không sex. Khá nhiều cô gái trẻ chọn nghề này để kiếm sống.
|
|
Danh thiếp của Cocoa Aiuchi, một cô gái tiếp khách ở bar và câu lạc bộ.
|
|
Mika, 24 tuổi, nói rằng cô đang nghĩ đến việc phải nói dối tuổi của mình vì sợ khách hàng nghĩ cô quá già. Mặc dù có luật bình đẳng lao động, phụ nữ Nhật Bản vẫn thường chỉ tìm được những công việc được trả lương thấp, tạm bợ hoặc không ai chịu làm.
|
|
Ku, 24 tuổi, trò chuyện với một khách hàng trong quán bar. Mặc dù các cô gái thường chỉ làm nghề tiếp khách khi còn trẻ, nhiều người nhận thấy đó là một trong số ít công việc giúp họ có thu nhập ổn định.
|
|
Ku trên đường đến nơi làm việc. Dù đã 24 tuổi, nhưng cô phải nói dối khách rằng mình mới có 19.
|
|
Aya, 22 tuổi, đã muốn bỏ nghề tiếp khách từ lâu nhưng vẫn chưa thể thực hiện ý định đó. "Tôi muốn nghỉ việc và làm thử việc khác, nhưng lại lo rằng mình không làm được. Tôi không có bằng tốt nghiệp cấp 3 và chẳng có kinh nghiệm gì ngoài nghề tiếp khách".
|
|
Những quán bar và câu lạc bộ sex nằm dọc phố Kabukicho trong khu đèn đỏ ở thủ đô Tokyo. Người quá stress, người cần tiền, gặp nhau tại khu phố đêm không ngủ.
|