[/size] [justify][size=4]Hầu hết bệnh nhân đến khám da liễu trong thời gian này mắc các bệnh viêm da cơ địa, sẩn ngứa, mày đay, chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, có khá nhiều bệnh nhân vào điều trị do dị ứng với thức ăn, nhất là các đồ ăn hải sản như tôm, cua, ốc…[/size][/justify]
[justify][size=4]Nhiễm trùng da vì… gãi[/size][/justify]
[justify][size=4]Theo bác sĩ Nguyễn Thành, Trường khoa Khám bệnh, BV Da Liễu TƯ, do thời tiết thay đổi liên tục, nhất là biên độ giữa ngày và đêm lớn đã kích thích cơ địa ở những người có sức khoẻ yếu, làn da mẫn cảm, gây dị ứng da. Trung bình mỗi ngày khoa Khám bệnh của bệnh viện này tiếp nhận khám cho khoảng trên 500 bệnh nhân đủ các lứa tuổi. Tuy các bệnh này không mấy nguy hiểm, song do nhận thức còn kém, nhiều người chủ quan không chữa trị ngay, hoặc tự mua thuốc điều trị…, dẫn đến bệnh dị ứng nặng hơn, vết viêm da bị nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm. Những bệnh nhân như vậy sẽ phải điều trị dài ngày hơn, tốn kém hơn và có nguy cơ để lại sẹo.
[/size][/justify]
[size=4][/size] |
[size=4]Điều trị cho bệnh nhân bị viêm da tại BV Da liễu Ảnh: M.Khang[/size] |
[justify][size=4]Một trường hợp khác là bé A.L, 14 tháng tuổi ở Định Công (Hà Nội). Thấy 2 má và môi bé có nhiều vết nứt nẻ, mẹ bé đã mua kem chống nẻ ở hiệu mỹ phẩm về bôi cho con. Chỉ sau khi bôi khoảng 1 tiếng, mặt bé L. sưng vù, bé quấy khóc và dùng 2 tay chà xát liên tục lên mặt. Đi khám, bác sĩ cho biết L bị viêm da do thời tiết và dị ứng mỹ phẩm.[/size][/justify]
[justify][size=4]Sẽ tiếp tục tăng mạnh[/size][/justify]
[justify][size=4]Theo TS Trần Hậu Khang, Giám đốc bệnh viện Da liễu TƯ, từ tháng 4 trở đi khi miền Bắc bước vào giai đoạn chuyển mùa từ xuân sang hạ, các bệnh da liễu sẽ tăng mạnh. Nguyên nhân là do thời điểm này cây cối đâm chồi, nở hoa khiến các loại côn trùng, vi sinh và nấm mốc gây bệnh phát triển mạnh… Mặt khác, do thời tiết nắng nóng khiến cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, sức đề kháng giảm, gián tiếp tạo điều kiện cho các bệnh phát trển. Vì vậy, người dân cần nâng cao các biện pháp phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh để tránh mắc bệnh.[/size][/justify]
[justify][size=4]Theo lời khuyên của BS Nguyễn Thành, những bệnh nhân bị dị ứng cơ địa thường rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, do đó khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng cần chú ý giữ nhiệt độ cho cơ thể, khi ngủ không nên mở rộng cửa sổ để tránh gió lùa. Đặc biệt, khi thấy da có biểu hiện bị dị ứng, mẩn ngứa thì không được chủ quan. Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chỗ vết dị ứng, chàm, không chà xát mạnh quanh vết chàm, dị ứng để tránh bị nhiễm trùng. Nếu thấy bệnh tiến triển nặng hơn thì sớm đi khám để được thầy thuốc hướng dẫn điều trị. Ngoài ra, cần hạn chế tối đa việc tự ý mua thuốc về điều trị, không tuân thủ chỉ định hoặc hướng dẫn của thầy thuốc, dược sĩ.[/size][/justify]