[justify][size=small]Từ khoá [/size][/justify]‘Đàm Vĩnh Hưng’[justify][size=small] cũng là cụm từ ‘hot’ cho công chúng tìm kiếm không biết mệt mỏi. Anh được gọi là ông hoàng nhạc Việt, là người sở hữu nhiều đồ hiệu nhất nhì Việt Nam, là người có thể đứng trên mọi sân khấu, hát tất cả các thể loại nhạc. [/size][/justify]
[justify][size=small]Công chúng mê mệt với anh, giới làm nghề kẻ khó chịu, người ghen tị, đôi khi lại cũng gật đầu nể phục những thứ anh có thể làm.[/size][/justify]
[size=2][justify][size=small]
[/size][/justify][/size]
Đàm Vĩnh Hưng và mẹ trong loạt ảnh thơ ấu của anh |
[justify][size=small]Chỉ có điều, lâu nay xung quanh anh có vô vàn bí mật mà anh tung ra nhỏ giọt ngày qua ngày để mọi người phải tìm kiếm, quan tâm còn truyền thông phải chạy theo anh mướt mải. [/size][/justify]
[justify][size=small]Mỗi bộ quần áo, một đôi giày, một chiếc túi xách, hay biểu hiện, cử chỉ của anh, thậm chí anh xuất hiện ở đâu là đám đông náo loạn ở đó. [/size][/justify]
[justify][size=small]Liệu anh có phải được gửi xuống để làm công việc của một người thuộc về showbiz hay không, hay anh đang cố gắng khoác lên cho mình tấm áo ấy khi anh nắm bắt rất nhanh những ngóc ngách, những chiêu thức và vận dụng cực kì chính xác để xây nên một vị trí không thể lung lay trong lòng khán giả.[/size][/justify]
[justify][size=small]Hãy khoan bàn đến chuyện Mr Đàm là ai, thậm chí là giới tính nào đó chưa xác định, khoan nói đến chuyện anh là thợ làm tóc hay kẻ chuyên tạo sóng rồi cưỡi lên con sóng đó, mà hay quay trở lại thời gian 40 năm về trước, khi cậu bé Huỳnh Minh Hưng có tuổi thơ gắn liền với làng quê.[/size][/justify]
Tôi là con bà hai
‘Gia đình tôi xưa giàu lắm, ba tôi là công chức của chế độ cũ, mọi người thường gọi ông là ông Hai cảnh sát, ngoài ra ông còn là một giáo viên dạy từ thiện cho những người nghèo. Ít người biết trước mẹ tôi, ông có còn có bà cả là một vũ sư.
Chính bà nội chọn bà cả cho ba tôi. Bà cả là người tài sắc vẹn toàn, biết nấu ăn, cắm hoa, lại lại gái Bắc nên rất biết lễ nghĩa và quan trọng là bà rất đẹp.
Đám cưới của hai người to lắm, bởi trai tài gái sắc, lại là người có chức quyền nên rất được làng xóm quan tâm. Nhưng trời chẳng cho ai tất cả bao giờ, hai người sống với nhau vài năm mà không có con. Ba còn xin một người con của cô ba về nuôi để ‘mở cửa’ nhưng cũng không được. [size=2]Vì thế mà hạnh phúc cùng chẳng trọn vẹn.[/size]
Một lần đi ngang qua trường học nữ sinh, ba đã phải lòng mẹ tôi. Hai người đem lòng thương và đến với nhau mà không có đám cưới.
Cũng phải thôi, bởi ba là người có chức quyền, lại có vợ trước tài sắc nên cũng sợ điều tiếng. Còn mẹ tôi là người miền Trung nên gia đình rất khắt khe, mẹ không muốn cho bà ngoại biết con gái bà lấy người có một đời vợ rồi. Hai người cứ thế dọn về ở chung với nhau trong im lặng.
Lấy nhau về, dường như hợp số nên hai người làm ăn phát đạt lắm. Sinh tôi ra, đến ngày sinh nhật tôi, vàng được tặng từng chén từng chén khắp mặt bàn. Ngày xưa nhà tôi đã có đầy đủ các vật dụng trong nhà như tủ lạnh, máy hát, cuộc sống chẳng thiếu thứ gì, đến nỗi tiền xếp lớp từng tập phủ kín dưới đệm giường.
Tố chất ngôi sao
[justify][size=small]Nhà có điều kiện nhưng ba mẹ Đàm Vĩnh Hưng lại cất căn nhà ở khu Tân Bình, trước đây chỉ có đồng lúa, vườn rau, nghĩa địa, rơm rạ phủ vàng con đường đất của vùng ngoại ô này. [/size][/justify]
[justify][size=small]Anh sống giữa bầy trẻ con trong xóm, những trò chơi trẻ thơ đồng quê đều được anh và các bạn chơi ngày qua ngày.[/size][/justify]
Nhiều người rất thích bức ảnh này và nói giờ anh Hưng vẫn còn nhiều nét mặt giống hệt thuở bé |
Còn nhớ sấp nhỏ đổ xăng lên con chuột bắt được rồi đốt cho nó chạy vòng vòng, cả lũ cứ thế chạy theo vỗ tay hoan hô cười rất khoái chí. Nhà giàu, nhưng tôi không có khoảng cách với những đứa trẻ thiếu thốn xung quanh. Ba mẹ đi làm hết, thời gian tôi ở với người làm còn nhiều hơn ở với ba mẹ’.
[justify][size=small]Để nói về đam mê ca hát, Đàm Vĩnh Hưng cho rằng ngày bé anh đã thích múa hát, nhưng chỉ là sự thích thú của đứa trẻ con khi nghe những bản nhạc của ba mẹ còn để nói là đam mê thì anh cũng không chắc. [/size][/justify]
[justify][size=small]Khi người ta không biết tình yêu đến từ lúc nào, đó mới là tình yêu thực sự, và chắc hẳn tình yêu với âm nhạc trong anh cứ thế lớn dần lên qua sân khấu của riêng anh.[/size][/justify]
‘Hồi đó tôi cũng có sân khấu chứ, đó chính là chiếc giường mà màn sân khấu chính là chiếc mùng có cửa vén sang hai bên. Cho đến giờ, có thể nói sở thích đeo khăn tôi được thừa hưởng từ ba, và tôi chẳng thể nào quên được chiếc khăn màu hồng của ông mà tôi rất thích.
Quàng chiếc khăn hồng, micro là chiếc chày đâm tiêu, khăn tắm buộc lên làm áo choàng, khán giả là hàng xóm, bu đông bu đỏ xem tôi làm đủ trò trên sân khấu tuổi thơ của riêng mình.
Này thì 'Tiếng trống Mê Linh', này thì 'Sơn Tinh – Thuỷ Tinh', những ca khúc chắc bạn bè đồng trang lứa không quên được bởi được xem tôi biểu diễn ngày qua ngày, tháng qua tháng như vậy.'
Ngôi sao trường cấp hai
[justify][size=small]Rồi cũng đến lúc đi học, cấp một chẳng tham gia gì nhiều hoạt động văn nghệ của trường. Chỉ đến lớp sáu, người thầy giáo âm nhạc của anh mới phát hiện và động viên cậu bé Hưng biểu diễn âm nhạc trước lớp.[/size][/justify]
‘Tôi vẫn nhớ thầy Vũ dạy nhạc năm lớp sáu, khi đó ông dạy tôi bài đầu tiên là bài Cánh hoa màu nắng. Chắc tôi không bao giờ quên được giai điệu ‘Em đưa nắng vào nhà, em đưa nắng vào nhà’ của ca khúc đó. Bài hát đầu tiên được điểm 10 của trường và tôi trở thành hiện tượng của trường Ngô Quyền, chính là ngôi trường Đắc Lộ khi xưa mẹ tôi từng theo học.
Cứ trước giờ vào học, mỗi lớp phải biểu diễn một tiết mục văn nghệ trước trường. Tôi biểu diễn Mặt trời bé con và trở thành ‘ngôi sao’ của trường. Đến nỗi đi đến đâu anh chị lớp trên cũng gọi là Mặt trời bé con, đi lên lớp cũng phải qua lớp tôi để ngó tôi rồi mới lên lớp được.
Cứ mỗi tiết học Văn đến, cô Bích Vân của tôi chỉ dạy hơn nửa tiết, thời gian còn lại cô dẫn tôi qua các lớp khác biểu diễn văn nghệ. Mình thấy cô bảo hát thì hát chứ đâu có biết gì, và cứ thế tôi đi hát hết lớp này qua lớp khác như chạy show bây giờ vậy. Cũng vui, bởi mình được vỗ tay rần rần, được chỉ trỏ, tung hô và quan trọng là được hát.’
[justify][size=small]Đàm Vĩnh Hưng không nhận mình đam mê âm nhạc từ bé. Anh chỉ thích hát, nhưng có phải tố chất ngôi sao của anh đã bộc lộ từ khi còn bé khi bốn năm liền trong trường cấp hai, anh được mọi người tung hô như thế.[/size][/justify]
[justify][size=small]Anh còn là hiện tượng đến nỗi lớp khác nhìn thấy anh là không hát được nữa[/size][/justify]. ‘‘Ở trường có một tầng lửng cho học sinh kéo cờ mỗi sáng thứ hai, khi lớp khác đang biểu diễn trước trường, tôi đứng đó để xem họ hát như thế nào thì ngay lập tức bạn bè ở dưới chỉ trỏ, hô tên tôi liên tục làm cho người đang hát không hát được nữa.
Mình cũng chẳng cố tình nhưng mọi người lại làm rần rần lên, thầy hiệu trưởng thấy thế liền bắt xuống và hát cho cả trường.’
[justify][size=small]Cậu bé Hưng cấp hai là như thế, sống giàu có, không thiếu thứ gì, biểu diễn văn nghệ liên tục và nghe tung hô ngày qua ngày. Nhưng ở đời có bao giờ là suôn sẻ mãi, khi biến cố xảy ra, ba mẹ li dị, và Hưng không còn được cưng chiều nữa…[/size][/justify]
(còn tiếp)