Tin tức - pháp luật 2011-09-01 10:42:36

Dân Hà Nội, Sài Gòn, ai chịu chơi hơn?


Ở Hà Nội, người giàu được coi là người sở hữu nhiều tài sản bao gồm: tiền bạc, nhà đất, xe hơi, vàng… Nhưng ở TP. HCM người giàu được hiểu là người tiêu nhiều tiền. Ở TP. HCM, phụ nữ đi shopping 1 tuần vài lần, nhưng những món đồ siêu đắt thì lại được những phụ nữ Hà Nội sở hữu.
[size=2]Người Sài Gòn chi “thoáng” và dễ chiều

[/size]

Người Hà Nội thường sở hữu những món hàng siêu đắt. Ảnh: internet
[size=2]
Người TP. HCM có lối sống “Tây”, do vậy, họ thường làm ra bao nhiêu thì sẽ tiêu hết bấy nhiêu.

Anh Tuấn, một doanh nhân người TP. HCM hiện đang sống tại Hà Nội cho biết, sự khác biệt thể hiện rõ mức độ tiêu xài của người Hà Nội và người TP. HCM là số lượng các trung tâm thương mại và siêu thị hiện có và sắp có tại hai thành phố này.

Ở TP. HCM chỉ cần làm phép tính đơn giản đã thấy có đến hàng chục, thậm chí nói không ngoa lên cả trăm trung tâm thương mại và siêu thị, còn các shop thời trang và các cửa hàng bán lẻ thì nhiều vô kể. Trong khi tại Hà Nội, số lượng lượng các trung tâm mua sắm tại Hà Nội chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Người TP. HCM có thể đi mua sắm một tuần vài lần nhưng các món đồ họ chọn lựa cũng không quá khắt khe và chú trọng vào “thương hiệu”. Người tiêu dùng ở TP. HCM là những người có xu hướng “tiêu dùng nhanh” - họ sẽ mua cái gì họ cần vào lúc đó.

Đối với dòng sản phẩm cao cấp, họ vẫn chú ý. Tuy nhiên, những thứ đó chỉ dành cho những người thích khoe khoang và thích gây sự chú ‎ý. Theo anh Tuấn, số người TP. HCM sẵn sàng chi hàng trăm triệu đồng/năm để mua sắm không phải là nhỏ. Các trung tâm mua sắm sang trọng như Parkson, Diamond Plaza, Zen Plaza,…với việc bày bán các dòng sản phẩm cao cấp là nơi “ngốn” tiền của nhiều chị em phụ nữa.

“Nhiều khách hàng đến Diamond Plaza, mua 1 - 2 món đồ, nhưng đã phải móc hầu bao đến hơn 100 triệu đồng”, anh Tuấn cho biết.

Tuy nhiên, đại đa số người tiêu dùng TP. HCM lại thích chi tiền cho những thứ họ cần hơn là mua để khoe khoang với mọi người, họ thích chi tiền mua những sản phẩm thiết yếu hơn.

Xu hướng tiêu dùng của người TP. HCM cũng thay đổi theo xu thế, dễ chấp nhận những sản phẩm mới, chứ không gắn bó “chung thủy” với một thương hiệu hay sản phẩm nào.

“Trước đây tôi có một cửa hàng chuyên bán quần áo, giày dép và mỹ phẩm, mỗi sản phẩm thường có giá từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Người TP. HCM có thói quen mua nhiều sản phẩm giá trung bình, thay vì mua những sản phẩm cao cấp. Họ cũng thích những sự phá cách, mới mẻ, những sản phẩm lạ và độc”, chị Mai, một người từng buôn bán ở TP. HCM hơn 10 năm chia sẻ.

Đồng tình với quan điểm này, anh Tuấn cũng cho biết, khách hàng ở TP. HCM thường dễ tính hơn khách hàng Hà Nội, họ chọn đồ không quá khắt khe và thường mua những đồ có giá trị thấp.

Không chỉ mua sắm, người TP. HCM cũng chi một khoản tiền không nhỏ cho những buổi ăn uống, tiệc tùng. Anh Cường, một viên chức người Hà Nội, hiện đang làm việc tại TP. HCM kể, nếu ở Hà Nội những quán nhậu có hàng trăm người đã là hoành tráng, thì tại TP.HCM, có những quán ăn nhậu lên đến cả nghìn người.

“Nếu đàn ông Hà Nội sau giờ làm đi uống bia rồi về ăn cơm với vợ cơm, thì ở TP. HCM, đàn ông thường nhậu nhẹt đến 3 – 4h sáng mới trở về nhà”, anh Cường cho biết.

Cũng theo anh Cường, tần suất những buổi nhậu nhẹt tại TP. HCM cũng chênh lệch hẳn so với Hà Nội. Điều đặc biệt, không chỉ những người có tiền, mà ngay cả những người thu nhập thấp cũng thường xuyên nhậu nhẹt.

Đặc biệt, người TP. HCM thường dành tiền cho những buổi du lịch, và hầu như bất cứ kỳ nghỉ nào, gia đình dù giàu hay nghèo cũng đều cố gắng đi đến một địa điểm nào đó để nghỉ ngơi.

[/size]

Những sản phẩm có thương hiệu được nhiều người Hà Nội sở hữu.
[size=2]
Giới trẻ tại hai thành phố vẫn được coi là đối tượng tiêu xài nhiều và mạnh tay nhất nên gần như không có nhiều sự khác biệt. Nhưng đối với những người trung niên, người già thì “gu” tiêu dùng có nhiều sự khác biệt.

Người TP. HCM thích bỏ tiền để đi xem những vở kịch tại các nhà hát với giá hàng trăm nghìn/vé, trong khi đối tượng này ở Hà Nội thường tiết kiệm tiền và chỉ dành tiền mua sắm, thay vì đầu tư cho các hoạt động văn hóa.

Lý giải về cách chi tiêu này, theo anh Cường là do mức thu nhập của người dân TP. HCM thường cao hơn so với Hà Nội, đồng thời do lối sống khá “Tây” của họ, nên chi tiêu cũng phóng khoáng hơn.

Khi đến các siêu thị tại TP. HCM như Co.op Mart, nếu là dân Hà Nội, bạn sẽ choáng. Vì tại Hà Nội, dân đi mua hàng ở siêu thị thường là người có thu nhập khá trở lên. Nhưng ở Sài Gòn thì khác hẳn, nhà nhà đi siêu thị, người người đi siêu thị. Siêu thị ở đây dành cho cả những người lao động như bán nước, xe ôm…

Dân Hà Nội: Đã mua là phải sang

Trong khi đó, người Hà Nội lại thường có tâm lý “thắt lưng buộc bụng”, chính điều đó đã khiến họ khắt khe và tằn tiện hơn trong chi tiêu.

Nhưng đồng thời người Hà Nội có một thói quen ngược lại với tính tiết kiệm của mình, đó là họ rất thích sản phẩm cao cấp, các món hàng hiệu. Nói cách khác, người Hà Nội rất dễ bị thu hút bởi các sản phẩm cao cấp đặc biệt là các sản phẩm giá trị như điện thoại di động, máy tính hay mỹ phẩm.

Nếu cách đây 5 năm, những thương hiệu thời trang cao cấp khó thâm nhập vào thị trường Hà Nội, thì nay Hà Nội lại trở thành thị trường tiềm năng trong việc tiêu thụ các sản phẩm này.

Lý giải về đặc điểm này, chị Thu, chủ một cửa hàng thời trang tại Vincom (Bà Triệu, Hà Nội) cho biết, do sự phát triển của kinh tế, thu nhập tăng lên nên lượng người giàu có tại Hà Nội cũng xuất hiện ngày càng nhiều.

Cũng chính vì thế, dòng hàng cao cấp xuất hiện song song với sự hình thành tầng lớp doanh nhân mới và một số lượng lớn công nhân viên chức làm việc cho các liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có cơ hội đi công tác trong - ngoài nước thường xuyên.

Anh Tuấn, một doanh nhân người TP. HCM có shop kinh doanh đặt tại Q1, TP. HCM kể lại, anh rất ngạc nhiên khi thống kê những sản phẩm trang sức đắt tiền đã bán trong tháng thì khách hàng chiếm 70% là người Hà Nội, chỉ có khoảng 20% là khách ở TP. HCM và 10% là khách nước ngoài.

Tuy không mua sắm nhiều, nhưng người Hà Nội sẵn sàng bỏ hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng cho một món hàng mà họ ưa thích.

Chính vì thế, đối với những đối tượng có thu nhập cao, việc biết đến và sử dụng thời trang cao cấp (đồng hồ, kính mắt, quần áo, giày dép, bút, điện thoại…) như hiện nay trở thành nhu cầu tất yếu, đồng thời còn là cơ sở khẳng định đẳng cấp, sự bình đẳng trong giới làm ăn Hà thành.

Điểm nổi bật của người Hà Nội nói riêng và người miền Bắc nói chung là họ rất “chung thủy” với các sản phẩm, nhãn hiệu đã sử dụng. Cũng vì thế, họ rất sợ phải thử những sản phẩm mới ra đời dù chất lượng của những sản phẩm này là khá tốt.

Đặc biệt, tuy “khó tính” nhưng một khi đã chấp nhận sản phẩm mới thì sức mua tại thị trường Hà Nội có thể nóng lên đột ngột do tâm lý chạy đua theo đám đông và muốn thể hiện đẳng cấp, sành điệu.

Một thực tế có thể thấy, chỉ vài năm trở lại đây nhưng sự xuất hiện của các thương hiệu nổi tiếng thì không khác gì “nấm mọc sau mưa”. Người ta sẽ không khó gì để thấy các thương hiệu như Gucci, Louis Vuitton, Rado, Bonia… trên các tuyến phố và trong các trung tâm thương mại tại Hà Nội.

Xu hướng tiêu dùng của cả hai thành phố tuy có sự khác nhau, nhưng có thể thấy đây đều là các thị trường tiềm năng đối với các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ.
[/size]

[justify][size=2]Người Hà Nội có tâm lý bầy đàn hơn người Sài Thành
[/size][/justify]

[justify][size=2]Không chỉ mạnh tay trong chi tiêu, người Hà Nội còn nổi tiếng với tâm lý “bầy đàn”. Còn nhớ cách đây gần 2 năm, khi cơn sốt đất Ba Vì đang rộ lên, có những cơ quan cả phòng rủ nhau cùng lên xem và mua đất vườn. Hàng loạt các cò đất và văn phòng nhà đất mọc lên như nấm sau mưa.[/size][/justify]

[justify][size=2]Chính vì tâm lý này, giá đất tại khu vực Ba Vì bỗng dưng bị thổi lên một cách chóng mặt chỉ trong vòng một thời gian ngắn, có những nơi giá đất bị đẩy lên tới mức gấp đôi, gấp ba, mà vẫn cháy “hàng”.[/size][/justify]

[justify][size=2]Tuy nhiên, người bán không nhiều, các giao dịch trên thị trường chủ yếu thuộc về giới đầu cơ, lướt sóng, còn các nhà đầu tư nhỏ lẻ chủ yếu găm hàng lại không bán, chờ giá lên.[/size][/justify]

[justify][size=2]Còn ở thời điểm hiện nay, mặc dù giá đất ở nhiều khu vực đã giảm đáng kể, từ 20 – 30% so với hồi năm 2010, nhưng ngay cả các nhà đầu tư có tiền dư dật cũng không ai dám mua, vì “thiên hạ đang bán không được, dại gì mình mua vào”.[/size][/justify]

[justify][size=2]Hay như cơn sốt vàng vừa qua, khi giá vàng lên, người Hà Nội chen nhau vác bao tải tiền đi mua vàng về, nhưng khi giá vàng vừa xuống, họ lại nhanh chóng đem vàng đi bán tống bán tháo.[/size][/justify]

[justify][size=2]Dường như người Hà Nội thay vì tập trung nghiên cứu thị trường, có cái nhìn chiến lược trong đầu tư, kinh doanh, thì họ thích chạy theo tâm lý đám đông, người khác làm gì thì mình làm thế.[/size][/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)