[justify]Sống nhờ đồ cúng người chết và nước ruộng[/justify]
[justify]Chẳng mấy khó khăn, chúng tôi tìm đến được nghĩa trang xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh để xác minh, tìm hiểu thực hư thông tin có một đứa trẻ đã ba năm nay "chung sống với ma”! [/justify]
[justify]Ông Bùi Công Hoan (65 tuổi, ở khối 7, thị trấn Thạch Hà) đưa chúng tôi băng qua cánh đồng đến nghĩa trang. Nói nghĩa trang cho trang trọng, nhưng thực ra đây là bãi tha ma của xã Thạch Vĩnh và cả người dân thị trấn Thạch Hà đều chôn cất những người rời bỏ cõi dương ở đây.[/justify]
[justify]
Bé Tèo nằm co quắp trong nhà mồ. |
[justify]Nằm giữa cánh đồng có diện tích khoảng 12 ha với hàng ngàn ngôi mộ, trong buổi chiều đông cuối năm bãi tha ma càng thêm âm u và thê lương. “Đã ba năm một đứa trẻ "sống chung với ma" ở đây!” - ông Hoan vừa chỉ tay, vừa nói. [/justify]
[justify]Được những người chăn bò trên bãi tha ma giúp đỡ, chúng tôi đã tìm và gặp được cháu bé. Đang nằm hồn nhiên trên một ngôi mộ xây bê tông, thấy chúng tôi, cậu bé nhìn lấm lét và bò nhổm dậy. Tôi hỏi: [/justify]
[justify]- Tên cháu là gì? [/justify]
[justify]- Cháu tên Tèo. [/justify]
[justify]Một đứa trẻ chăn bò khác chen vào: “Còn có tên Đồng”.[/justify]
[justify]Khi chúng tôi hỏi về cha mẹ, quê quán, họ gì, thằng bé trả lời ấp úp, gương mặt toát lên vẻ e dè, bối rối. Chúng tôi lấy làm lạ là thằng bé có vẻ sợ sệt, điều xưa nay hiếm thấy khi chúng ta được hỏi về người thân. Thậm chí kể cả nó có là đứa trẻ mồ côi vốn không có kí ức về mẹ cha chăng nữa, thì khi được hỏi, gương mặt nó sẽ toát lên vẻ gì đó như là ngác ngơ nhưng bình thản. Sự lạ đó bám riết lấy chúng tôi, khơi gợi lên trong chúng tôi mong muốn tìm hiểu về gia cảnh của cậu bé đáng thương này. [/justify]
[justify]
3 năm qua, cậu bé Tèo đã lấy những ngôi mộ này là chốn dung thân. |
[justify]Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, bố Tèo là Bùi Hữu Thanh, sinh năm 1980, trú quán xóm Vĩnh Đình, xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, là một con “sâu rượu”. Bác Lê Ngọc Cúc, hàng xóm của bố Tèo cho biết: "hắn (Thanh - NV) nát rượu, rượu vào là mất tính người, hung hãn, đuổi vợ, đánh con tàn nhẫn lắm. Hắn uống rượu như uống nước lã. Không có rượu, hắn trút giận dữ lên đầu vợ con vô tội. Rượu say, hắn "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay!" vợ con hắn". [/justify]
[justify]Chịu hết nổi những trận đòn roi thường xuyên của người chồng nát rượu, chị Nguyễn Thị Điểm (sinh năm 1980), - mẹ của Tèo, đã đoạn đành ôm đứa con trai thứ hai bỏ trốn vào Nam, đến giờ vẫn chưa về quê. Kể từ khi mẹ bỏ đi, đến lượt cái thân nhỏ nhoi của Tèo phải hứng chịu thêm nhiều trận đòn roi của bố, đến nỗi vì khiếp đảm thằng bé Tèo mới 3 tuổi đầu đã phải trốn nhà ra bãi tha ma để ở. [/justify]
[justify]
Ngôi nhà Tèo đã rời bỏ đi. |
[justify]Chị Mai Thị Tứ ở xóm 8, xã Thạch Vĩnh chua xót kể cho tôi: “ Tèo như con chuột, ban ngày ra khỏi nhà mồ, chơi với những đứa trẻ chăn trâu ở nghĩa địa. Nắng, mưa, ban đêm rúc vào nhà mồ. Ăn đã có đồ cúng (bánh, kẹo, hoa quả…) của người nhà những người đã khuất mang đến thắp hương, nước thì dưới ruộng…”. [/justify]
[justify]
Anh Thanh nằm chờ chết. |
[justify]Khi tôi hỏi Tèo sao lại phải ra bãi tha ma sống, Tèo nói: “Những bữa đầu, cháu cũng sợ ma lắm. Nhưng không ngủ trong mồ thì ngủ ở mô. Về thì sợ bố phang, nên cháu ngủ lâu thành quen. Nỏ có ma chi trơn. Ở đây khung (không) nóng, hãi (sợ) lạnh thôi. Nhất là mưa rét, khung chăn chiếu, lạnh khủng khiếp chú ạ!”. [/justify]
[justify]Thấy tôi băn khoăn vì sao không có ai cưu mang, đoái hoài đến đứa trẻ tội nghiệp này, anh Nguyễn Văn Hậu, 45 tuổi, xã Thạch Trung cho biết:“Bố Tèo hung hãn, dân làng ai cũng sợ, không dám dây vào, còn nhà tui, chộ (thấy) cảnh thằng bé mà rớt nước mắt nên vợ chồng tôi bàn đưa nó về”. [/justify]
[justify]Theo chúng tôi được biết thì cách đây 8 tháng, vợ chồng anh Hậu đã đưa Tèo từ bãi tha ma về trang trại nhà mình.[/justify]
[justify]“Anh lên xe em lai đến nhà cháu. Gia cảnh thương tâm lắm. Cụ nội và thằng cha hắn đang bệnh nặng và chờ chết. Nhà ở bên làng Thạch Vĩnh, cách đây khoảng gần 2 cây” - anh Hậu nói rồi nổ máy. [/justify]
[justify]Tài sản trị giá nhất là cỗ quan tài [/justify]
[justify]Theo chân anh Hậu, tôi đến thăm nhà Tèo. Trước mắt tôi là túp nhà tranh tồi tàn, trong nhà không có bất cứ vật dụng gì đáng đáng giá. Không bếp, không củi, không cả những vật dụng liên quan đến ăn uống. Giếng nước, thùng vại, xô chậu, nồi niêu, bát, đũa cũng không. [/justify]
[justify] Ông Lê Ngọc Cúc và một số bà con xóm làng cho biết: Khi còn khỏe mạnh, Thanh (bố Tèo - PV) đi làm thuê, ai thuê gì thì làm, được đồng nào là uống rượu, còn cụ nội Bùi Hữu Khoái năm nay 91 tuổi, chủ yếu sống nhờ vào sự giúp đỡ của bác họ là Bùi Hữu Tân. Khi Tèo chưa trốn khỏi nhà ra bãi tha ma sống, người cha nát rượu bắt cậu hàng ngày đến xin những nhà trong làng có đám cưới, hỏi, giỗ chạp xôi, cơm, thịt mang về, bữa nào không xin được thì sai Tèo ra nghĩa trang lấy đồ cúng về ăn. Từ khi Tèo rời nhà, ông Khoái và anh Thanh sống được là dựa vào cưu mang của bà con làng xóm và ông Tân. [/justify]
[justify]Hiện tại, trong ngôi nhà tăm tối không ánh sáng ấy chỉ có một vật dụng duy nhất có giá trị là cỗ quan tài sơn màu đỏ. Cỗ quan tài ấy được đặt trên một cái quày gỗ, trên đó có lư hương. Hai người đàn ông ở trong căn nhà đó đang chờ chết. Cụ nội của Tèo bị bại liệt, khiếm thị, tất cả sinh hoạt đều một chỗ. Còn bố Tèo, người đàn ông mới 30 tuổi đầu, - cái tuổi đang sung của đời người, thì đang thoi thóp vì bệnh gan và nhiễm vi trùng uốn ván. [/justify]
[justify]
Cỗ quan tài là tài sản đáng giá nhất trong căn nhà của anh Thanh |
[justify]Bước ra khỏi nhà Tèo, nhìn ra xung quanh chòm xóm thấy nhiều nhà đang rộn ràng không khí đón xuân.[/justify]
[justify]Chỉ còn ít ngày nữa là Tết nhưng trong căn nhà nhỏ hoang sơ này, tôi chỉ cảm thấy một không khí u buồn và hoang lạnh. Lòng tôi thêm đắng với ý nghĩ ngoài bãi tha ma kia, cậu bé Tèo lại chuẩn bị đón thêm một cái Tết không người thân, không quần áo mới. [/justify]
[justify]Theo Giadinh.net.vn[/justify]