Scythed Chariot của Ba Tư trong trận Gaugamela
Mô hình Scythed Chariot
1. Lịch sử
Người ta cho rằng Scythed Chariot được sáng chế ra bởi Vua xứ Magadha, Ajatashatru vào khoảng năm 475 trước Công nguyên, người đã sử dụng những cỗ xe Chariot này để chống lại Licchavis (hai vương quốc này đều nằm ở Ấn Độ ngày nay). Nhưng nhà sử học Alexander K. Nefiodkin bác bỏ hoàn toàn ý kiến này. Thay vào đó, ông đưa ra quan điểm khá thuyết phục rằng người Ba Tư đã đưa chúng vào sử dụng với tư cách một vũ khí để đối phó lại với bộ binh nặng của người Hy Lạp. Nefiodkin đề xuất rằng chúng được dùng lần đầu tiên vào một thời gian nào đó giữa các năm 467 và 458 trước công nguyên. Ông cũng bác bỏ lý thuyết về việc đó là một phát mình của hoàng đế Ba Tư Cyrus Đại Đế (trị vì từ năm 559 đến năm 529 trước công nguyên). Nhưng nhà sử học thời xưa là Herodotus không đề cập đến chúng trong cuộc xâm lăng Hy Lạp của hoàng đế Xerxes.
Những lưỡi dao kéo dài theo chiều ngang khoảng 1 mét ở 2 phía của chariot. Xenophon, một nhân chứng mắt thấy tai nghe, đã miêu tả những cỗ xe Scythed Chariot trong trận Cunaxa: “Những cái đó có những lưỡi hái duỗi thẳng ra nghiêng so với trục xe và cũng ở dưới ghế ngồi của người đánh xe, hướng về phía mặt đất.”
Scythed Chariot được kéo bởi một đội tứ mã và có một nhóm 3 người đàn ông, một người điều khiển và hai người lính. Về lý thuyết mà nói thì cỗ xe Scythed Chariot sẽ lao qua hàng ngũ của bộ binh, cắt những người tham chiến ra làm hai mảnh hay ít nhất cũng tạo được kẽ hở trong đội ngũ địch để có thể lợi dụng được. Thật khó để khiến cho những con ngựa công kích được vào phía trong đội hình Phalanx kín đáo và chặt chẽ của những bộ binh nặng Hoplite của người Hy Lạp hoặc Macedonia. Scythed Chariot tránh được vấn đề cố hữu này của kỵ binh, bằng cách dùng lưỡi hái chia cắt hàng ngũ, ngay cả khi những con ngựa tránh xa những người lính. Một đội quân kỷ luật có thể tan rã khi cỗ xe Chariot tiến đến, và sau đó gục ngã nhanh chóng phía sau nó, cho phép Chariot vượt qua mà không gây ra nhiều thương vong. Chariot chỉ có những khả năng quân sự giới hạn. Nó hoàn toàn là một thứ vũ khí tấn công và thích hợp nhất khi chống lại bộ binh ở vùng đất bằng phẳng và trống trải nơi mà những người điều khiển chariot có chỗ để di chuyển
Vào thời điểm mà kỵ binh chưa có bàn đạp, và có lẽ cũng không có đinh thúc ngựa cũng như một bộ yên cương hiệu quả, Scythed Chariot đã tăng sức mạnh cho kỵ binh tấn công vào bộ binh. Những nguồn tài liệu lịch sử là từ bên phía những người lính bộ binh trong các cuộc chiến như vậy (tức là phía quân Hy Lạp và La Mã). Sau đây là một cuộc chạm trán được ghi chép lại, khi mà Scythed Chariot là bên chiến thắng: “Những người lính có thói quen thu lượm quân nhu của họ một cách bất cẩn và thiếu sự đề phòng. Có một lần khi Pharnabazus, với 2 Scythed Chariot và khoảng 400 kỵ binh, tiến đến phía họ khi mà họ đã phân tán trên khắp cánh đồng. Khi người Hy Lạp nhìn thấy Pharnabazus xông tới, họ chạy tới nhập lại với nhau, khoảng 700 người cả thảy, nhưng Pharnabazus không lãng phí thời gian. Sắp xếp những Chariot ở đằng trước, và theo sau là những kỵ binh, ông ra lệnh tấn công. Chariot xông vào trong hàng ngũ của Hy Lạp, phá vỡ đội hình dày đặc của họ, và kỵ binh chẳng mấy chốc đã chém chết khoảng 100 người. Phần còn lại chạy trốn và ẩn náu cùng với Agesilaus (một nhà sử học Hy Lạp), người tình cờ đến gần với những người lính hoplite này.”
Một trong những thất bại đáng chú ý nhất của Scythed Chariot của người Ba Tư là trong trận đánh với đội hình Phalanx của Alexander Đại Đế. Hiểu rõ được rằng những cỗ xe Chariot này là đơn vị cồng kềnh của quân đội Ba Tư lãnh đạo bởi vua Darius III, những người lính phalanx đã được chỉ dẫn để làm tăng sự bất tiện này. Trong vài giây cuối cùng trước khi chariot tiến đến gần bộ binh, những người lính phalanx sẽ nhanh chóng quay thành đội hình bao vây dạng chữ E, chỗ ở nét giữa của chữ E sẽ là những chariot. Bằng cách làm như thế này, những chariot sẽ bị mắc kẹt trong những xác chết và những cây giáo dài kiểu Hy Lạp. Chiến thuật đặc biệt này đã thành công nhất trong trận Gaugamela, trận đánh mà Darius đã thua chạy.
Một số hình vẽ minh họa sự chiến đấu của Scythed Chariot
Mặc dù còn một số thiếu sót này, Scythed Chariot đã được sử dụng với vài thành công bởi người Ba Tư trong thời kỳ Hellenistic (một thời kỳ của Hy Lạp cổ trong thời gian từ cái chết của Alexander Đại đế năm 323 trước công nguyên cho đến sự thôn tính Hy Lạp vào La Mã năm 146 trước công nguyên). Chúng được biết đến lần cuối cùng là vào trận Zela năm 47 trước công nguyên. Người La Mã đã làm thất bại thứ vũ khí này, không nhất thiết là trên chiến trường, với những chông sắt.
Người La Mã không được ghi nhận rằng đã từng chiến đấu với Scythed Chariot ở phương Tây. Tuy nhiên báo cáo sau đây về người Anh được viết ngay sau cuộc xâm lăng của La Mã vào năm 43 sau công nguyên. “ Họ chiến đấu không những chỉ trên lưng ngựa mà còn từ những chariot song mã và những cỗ xe được trang bị theo kiểu xứ Gaule – mà họ gọi là covinni – trên đó họ sử dụng trục xe gắn kèm những lưỡi hái”. Không ai biết được báo cáo này có giá trị đến đâu. Người ta nghi ngờ rằng điều này phản ánh sự tuyên truyền của Claudian để tăng thêm danh tiếng cho cuộc xâm lược của La Mã lên đất Anh bằng cách mô tả người Anh mạnh mẽ hơn.
Vào cuối thời kỳ đế quốc, người La Mã có thể đã thử nghiệm một biến thể khác lạ của ý tưởng gọi là kỵ binh đánh giáo kiểu cataphract (cataphract là kiểu kỵ binh trang bị giáp toàn thân cho người và ngựa), ngồi trên một hoặc một cặp ngựa kéo một “chariot” được giảm xuống thành một trục xe trống và các bánh xe, những lưỡi dao chỉ được hạ thấp xuống vị trí chiến đấu trong thời điểm quan trọng. Điều này giúp cho sự chuyển động thuận tiện trước trận đánh. Không có bằng chứng khảo cổ nào được thừa nhận có liên quan đến Scythed Chariot. Có một số lưỡi dao và lưỡi hái nặng, lớn từ cuối thời La Mã – Anh (thời kỳ nước Anh bị La Mã thôn tính), những thứ này được thừa nhận là có chức năng nông nghiệp, bởi vì nó quá cồng kềnh.
Một Scythed Chariot cũng xuất hiện trong thần thoại Ai-len và là một trong số những ý tưởng của Leonardo da Vinci.
Scythed Chariot của da Vinci
2. Trong văn hóa đại chúng
Một Scythed Chariot có thể thấy trong cuộc đua Chariot của bộ phim Ben Hur, được Messala điều khiển (ở đây gọi là một “chariot Hy Lạp” hay một “chariot khoằm”). Scythed Chariot xuất hiện trong cảnh đầu tiên của đấu trường Colosseum trong bộ phim Gladitor. Trong phim Alexander của Oliver Stone, Scythed Chariot được thể hiện đang tấn công vào đội hình Phalanx trong cảnh phim mở đầu của trận Gaugamela. Bởi vì các bộ phim nói chung thường ưu tiên hình ảnh lên trên công dụng thực, những lưỡi dao gắn kèm bánh xe và quay, một ý tưởng ngớ ngẩn về mặt chức năng. Chariot cũng được sử dụng trong các bộ phim lịch sử như là “Soloman và Sheba”
Cảnh phim Ben Hur
Trong seri truyền hình “Top Gear” dành cho các phương tiện mô tô của BBC, Jeremy Clarkson gắn một thứ mà anh gọi là “Bodacias” vào bánh xe của mình như một công cụ để ngăn chặn bọn tội phạm bằng cách làm nổ lốp xe của chúng, tuy nhiên, bánh xe của Jeremy lại bị bật ra.