Những thùng dầu ăn nâu bóng hóa ra được tinh chế lại từ nước cống, nước rác. Ước tính "công nghệ" đáng sợ này đã mang lại 1/10 số lượng dầu ăn cho Trung Quốc, chủ yếu được các nhà hàng hoặc người bán rong sử dụng.
| ||
Những người đi vớt chuyên nghiệp sẽ mang xô chậu tới gần cống, rãnh nước thải của các nhà hàng, quán ăn, quán cơm để múc lớp bọt, váng dầu lẫn thức ăn thừa, mang về chế biến. Ảnh: ChinaSmack. | ||
| ||
Trong những cái thùng, bể cáu bẩn thế này, nước thải được đun nóng để dầu nhẹ lẫn thức ăn thừa nổi lên, lọc ra chắt riêng lấy lớp chất nhầy bẩn. Ảnh: ChinaSmack. | ||
| ||
| ||
Dầu lọc thu được tiếp tục qua chắt lọc lần nữa, và đổ vào thùng dự trữ, chuẩn bị xuất xưởng. Bề ngoài của chúng lúc này đã khá bắt mắt. Hàng triệu tấn dầu bẩn như vậy đã quay trở lại bàn ăn của người Trung Quốc. Ảnh: ChinaSmack. | ||
| ||
Cơ quan chức năng kiểm tra dầu ăn bẩn được làm tại một cơ sở thủ công. Vụ việc đang gây xôn xao dư luận nước này. Loại dầu này không chỉ bẩn, mà còn chứa vô số chất độc hại và các chất có khả năng gây ung thư. Ảnh: CFP. Dầu phế thải lọt vào bữa ăn của người Trung Quốc Theo một nghiên cứu mới đây tại Trung Quốc, cứ 10 bữa ăn của người dân nước này thì có 1 bữa sử dụng dầu cũ. Chúng chứa chất độc hại có thể gây ung thư được gọi là "aflatoxin". Theo China Daily, ngay sau khi có thông tin cho rằng 1/10 số bữa ăn của người dân được nấu bằng dầu bẩn, Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Trung Quốc đã có thông báo khẩn với các nhà hàng khuyến cáo về việc sử dụng dầu ăn cũ. Theo thông báo này, những người kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ bị xử lý nếu họ sử dụng dầu ăn bẩn hoặc không có nguồn gốc rõ ràng. Nghiêm trọng hơn họ có thể bị tước giấy phép.
Những dầu ăn này thường là dầu ăn thải loại từ các nhà bếp đã được tinh chế. Chúng chứa chất độc hại có thể gây ung thư được gọi là "aflatoxin". Đây là kết quả của một nghiên cứu mà ông đang tiến hành cùng với 9 sinh viên của mình nhằm tìm ra một cách hiệu quả để phát hiện việc sử dụng dầu ăn lại trong sản xuất thực phẩm. Cho đến nay, chưa có cách nào để phát hiện. Theo nghiên cứu của He, việc kinh doanh dầu ăn bất hợp pháp này mang lại lợi nhuận rất lớn. "Chi phí để làm ra một tấn dầu bẩn chỉ khoảng 300 tệ (khoảng 800.000 đồng). Một thùng dầu ăn như thế này có thể lãi khoảng 70-80 tệ. Như vậy, dù chỉ bán bằng một nửa giá dầu ăn bình thường, bạn vẫn có thể kiếm được khoảng 10.000 tệ một tháng", ông He cho biết. |
Ông Trương - một chủ lò lọc dầu mini ở Thành Đô mới tờ mờ sáng đã trở dậy mở những nắp thùng phuy, một mùi hôi thối khó chịu đặc trưng của nước thải cống rãnh bốc lên nồng nặc. Một ngày luyện dầu lại bắt đầu.
Là “hộ sản xuất nhỏ”, ông Trương không thuê nhân công vớt dầu mà cùng với vợ con ngày ngày tự đi vớt và đem về chế biến. Dụng cụ thì đơn giản tới mức không thể đơn giản hơn, một chiếc xe ba gác, mấy chiếc thùng nhựa to và quan trọng nhất là chiếc vá lớn để vớt váng dầu.
“Xưởng” lọc dầu của gia đình ông nằm khuất ngoài ruộng, xung quanh lau sậy mọc um tùm nên có kiểm tra cũng không dễ gì phát hiện. Không có nhiều thùng phuy, ông xây hẳn mấy chiếc bể lắng dầu cho tiện.
Bình quân mỗi ngày hai vợ chồng ông Trương gom được khoảng 5 tạ váng dầu, số váng dầu này sau khi lọc, luyện sẽ cho ra khoảng 200 kg dầu thành phẩm có thể dùng chiên, xào và chế biến các món ăn trong các nhà hàng, quán nhậu.
Rác thải hỗn độn cả rau, thịt, xương mỡ thu về từ các nhà hàng được ngâm trong bể chờ "tinh chế" thành dầu ăn. |
Lợi nhuận “lọc dầu” 300%, dại gì không làm?
Tính bình quân, một tấn “váng dầu” có giá khoảng 1000 tệ “lọc” ra được 8 tạ dầu ăn với giá thành gia công chế biến khoảng 300 tệ. Trên thị trường Trung Quốc hiện tại một tấn dầu ăn thành phẩm có giá 6000 tệ, như vậy “bèo nhất” thì các chủ lò lọc dầu này cũng kiếm được khoản lời trên 200%.
Ngày 24/3 vừa qua, chương trình thời sự của đài CCTV phát đi phóng sự: “Dầu rãnh, vẫn hoạt động ngầm?” cho biết, con số lợi nhuận thực tế của “ngành công nghiệp hóa dầu” tự phát này lớn hơn 300%.
Tờ Thanh niên Trung Quốc ước tính, mỗi năm đất nước hơn 1,3 tỉ dân này tiêu thụ khoảng 2 - 3 triệu tấn “dầu cống rãnh” chứ không chỉ là dầu bẩn nữa.
Với những chủ lò “lọc dầu” mini chứ chưa kể tới giới đại gia dầu bẩn, nguồn lợi nhuận khổng lồ từ ngành “công nghiệp hóa dầu” này lại càng có sức hút không thể cưỡng lại.
Lợi nhuận kếch xù là nguyên nhân chính khiến chiến dịch truy quét dầu bẩn của các cơ quan chức năng Trung Quốc gặp không ít khó khăn. Sẽ chẳng có gì khó hiểu khi bạn là chủ một nhà hàng, quán ăn thay vì mỗi tháng phải nộp một khoản tiền nhất định – phí vệ sinh môi trường thì nay lại có người đến tận nơi xin mua, vừa có tiền lại vừa sạch quán.
[/justify]
Tinh chế dầu bằng nhiệt (có thể quá trình này có tác dụng chắt lọc mỡ từ thức ăn để chắt ra dầu). |
Chế biến |
Dây chuyền công nghệ sản xuất dầu rác, dầu rãnh. |
Dầu ăn dùng để chiên, rán đã được hoàn thành chỉ còn thiếu chất phụ gia. |
Vàng ươm thế này, ai dám bảo đây là dầu bẩn vớt từ cống rãnh? |
Một “nhà máy lọc dầu” made in China thô sơ nhưng hiệu quả kinh tế thì miễn bàn. |
Còn nữa…
Bình Nguyên (Tổng hợp từ báo chí Trung Quốc)
Những thực khách đam mê món lẩu Tứ Xuyên và các món ăn đặc trưng của Thành Đô sẽ không bao giờ biết được nồi lẩu thơm phức kia sử dụng dầu bẩn nếu như bức màn bí mật về một ngành “công nghiệp lọc dầu” ghê rợn chưa từng thấy đang bị giới báo chí Trung Quốc phanh phui suốt những ngày qua.
Lợi nhuận khổng lồ từ sử dụng dầu bẩn được “lọc” từ nước thải cống rãnh nhà hàng đã khiến rất nhiều người bất chấp nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng, hầu như ngày nào cũng có trường hợp dầu bẩn bị bắt.
Dầu ăn được luyện từ những thứ đến… lợn cũng phải sợ. |
Thu nhập cao, không làm cũng phí!
Để có dầu bẩn xuất cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, những ông chủ bà chủ vựa dầu phải tuyển dụng một lực lượng vớt dầu chuyên nghiệp. Những người này sẽ mang xô thùng gầu chậu tới cống, rãnh nước thải của các nhà hàng, quán ăn, quán cơm để múc lớp bọt, váng dầu lẫn cơm thừa canh cặn, những thứ… lợn cũng lắc đầu này được đem về chế biến.
[/justify]
Cặn bã sền sệt được móc lên từ cống sau đó sẽ được thu gom lại để "chưng cất" thành dầu ăn. |
Người đàn ông này cho biết, anh đi vớt dầu đã mấy năm nay và chưa từng vấp phải sự kiểm tra hay nhắc nhở nào của lực lượng chức năng. Có lẽ những người gặp anh đi vớt dầu lại nghĩ rằng anh đang thông cống hoặc dọn dẹp vệ sinh chứ không phải đang góp phần làm ra những can dầu ăn rẻ tiền và chất lượng kinh hoàng cung cấp cho nhà hàng, quán ăn.
[/justify]
Hàng ngày, với những chiếc thùng cáu bẩn, một xe kéo, một chiếc vớt váng dầu và đôi găng tay, anh Long rong ruổi khắp các ngõ ngách của thành phố. Cứ ở đâu có cống rãnh nước thải nhà hàng, quán ăn là anh tìm đến. Một nguồn lợi khổng lồ mà không bị ai đánh thuế.
Công nghệ “lọc dầu” made in China
[/justify]
Ai có thể tưởng tượng nổi những thùng phuy này sẽ được "tinh chế" thành dầu ăn?! |
Sau khi vớt đầy các thùng, váng dầu được chuyển về tập kết ở các xưởng “lọc dầu”. Tại đây, người ta đổ những chất bầy nhầy, bùng nhùng và nồng nặc mùi nước thải tổng hợp vào những chiếc thùng phuy to để lắng cặn. Mọi loại thùng, xô, chảo, chậu đều có thể tận dụng để … lắng dầu.
Giai đoạn sơ chế, người ta để lắng, lọc bỏ những cặn bã cứng và chỉ giữ lại lớp dung dịch bầy nhầy có mùi khăm khẳm đặc trưng của nước cống. Những thùng phuy nước cống chính hãng này sẽ tiếp tục được để bồi lắng một thời gian, sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn hai – nhiệt lọc.
[/justify]
Những chiếc thùng phuy này đựng thứ dung dịch bầy nhầy như nước sông Tô Lịch được gọi là…dầu bán thành phẩm. Từ những thùng dầu sau khi đã loại bỏ các “tạp chất” trôi nổi này sẽ được đưa vào lò luyện “dầu tinh chất”.
Công nghệ “lọc dầu” made in China này xem ra cũng đơn giản, những thùng phuy dầu bán thành phẩm này được đổ thêm nước vo gạo và cho lên bếp, đun sôi sủi bọt. Lúc này một lớp dầu vàng sậm sẽ nổi lên trên bề mặt, người ta rót sang các thùng để nguội và đóng vào can.
[/justify]
Dầu ăn hoàn chỉnh sau khi đã được trộn đầy phụ gia. |