[/size]
[justify][justify][size=4]Trên trang tin Yahoo sáng 15/8 có đăng một bản tin, theo đó, vào chiều 13/8, một thanh niên bị tai nạn nằm bất động trên mặt đường tại một con phố thuộc Q.3, TP HCM. Trên lề đường nhiều người tụ tập đứng nhìn… Tưởng như chỉ là một bản tin bình thường, nhưng cách mà tác giả bài viết gọi thái độ của đám đông chứng kiến vụ tai nạn trên đường là “sự hiếu kỳ đớn hèn” đã gây nên phản ứng dữ đội từ độc giả. Chỉ sau nửa ngày, hàng nghìn bình luận đã được gửi tới từ những thành viên đăng ký sử dụng dịch vụ Yahoo.
Nhiều thành viên đã gửi các câu chuyện sinh động mà mình là người trong cuộc, trong đó, từ vị trí của một “anh hùng”, bỗng chốc họ trở thành kẻ “tội đồ” với rất nhiều phiền toái đổ xuống đầu. Những câu chuyện này khiến người đọc không khỏi suy ngẫm về hiện tượng rất đông người chỉ “đứng nhìn” mà không trực tiếp tham gia cứu giúp người trong các vụ tai nạn.
Khổ vì cứu người
Thành viên blackrossy kể: “Các bạn ạ, tôi cũng đã có một lần trở thành nạn nhân vì cứu giúp người bị nạn. Trên đường đi đón khách thì tôi thấy người đàn ông bị tai nạn giao thông mặt đầy máu. Vì thấy thời gian còn hơn một tiếng nữa mới đến giờ nên tôi đã dừng xe và cùng mọi người đưa người bị nạn lên xe để đến bệnh viện, nhưng không một ai chiụ đi cùng.
Tôi một mình chở nạn nhân đến bệnh viện, mọi chuyện bắt đầu rắc rối từ đây. Bảo vệ bệnh viên giữ xe tôi lại, bảo tôi trình giấy tờ, làm bảng tường trình sự việc. Thời gian rảnh của tôi sắp hết, máy nhắn tin réo liên hồi, rồi người nhà nạn nhân đến không nói không rằng đã túm cổ áo tôi mà thoi cho một thoi, may mà có bảo vệ can ngăn.
Bị lỡ việc vì trễ giờ, uy tín bị ảnh hưởng, rồi bực bội vì thói quan liêu của bệnh viện và sự nóng nảy, không hiểu biết của người nhà nạn nhân…. thử hỏi các bạn lần sau tôi có còn dám ra tay nghĩa hiệp nữa không???”.
[/size][/justify]
[size=4]
[/size]
[size=4]![]() |
[size=4]Cứu người bị tai nạn không phải là một chuyện đơn giản. Ảnh: Yahoo News.[/size] |
Dưới đây là câu chuyện của thành viên ghi tên Tran:
“Tôi đang chạy xe thì thấy một người chạy xe hai bánh cùng chiều đâm vào mấy đống đá xây dựng để bên đường té xuống bất tỉnh. Đó là một người say rượu, dân ở hai bên đường bán hàng túa ra xem và họ cũng thấy rõ ràng là người này tự té rõ ràng. Và họ nhờ xe tôi chở đi bệnh viện. Đến bệnh viện thì người này bất tỉnh chưa tỉnh dậy và bệnh viện khám bị gẫy chân. Họ nghĩ là tai nạn giao thông và báo cho công an giữ chúng tôi lại.
Họ cứ lý lẽ là xe tôi gây tai nạn, nếu không gây tai nạn thì dừng lại làm gì và chờ nạn nhân tỉnh dậy rồi mới tính tiếp. Rồi công an họ giam xe tôi. Tôi chỉ cho họ là xe tôi không có va quẹt gì cả, họ không tin nên cứ giam xe rồi nhờ bên giám định khoa học xuống kiểm tra giám định.
Sau đó 15 ngày thì công an họ cứ quả quyết là xe tôi có trầy xước vài chỗ như cọng tóc vậy. Xe ở Việt Nam trầy mấy chổ tí tí thì đầy nhưng quan trọng là nó đâu có ăn nhập gì với vụ tai nạn va quẹt này!?
Người bị nạn về gần đến nhà mới té, nên chỗ đó là người quen. Khi công an họ đến đều tra kêu không ai chịu ra làm chứng cả, và họ thấy gia cảnh người đó quá nghèo nên làm lơ luôn sự thật. Trong thời gian đó, tôi phải đóng viện phí, tới lui thăm nuôi như là chính tôi gây ra tai nạn vậy.
Cuối cùng, bên công an bảo tôi lên gặp người ngã xe thương lượng đền bù và lấy giấy bãi nại không tranh chấp kiện tụng thì cho tôi lấy xe về. Khi có giấy rồi, công an lại bảo tôi làm một tờ giấy cam kết không kiện tụng gì nữa mới lấy được xe về. Coi như chuyện ai đúng ai sai bị phủi đi trong vụ này.
Kết quả là tôi thu được những gì sau khi giúp người: - “Được” giam xe 30 ngày và phải tốn phí trông giữ. - Tốn hết 30 triệu để lấy được giấy bãi nại của “nạn nhân”. - 4 người ngồi trên xe của tôi phải đi tới đi lui 3 lần để lấy lời khai với công an. Còn tôi trên 10 lần vừa công an vừa thăm bệnh. - Công việc bê trễ hao tâm tổn sức biết bao nhiêu.
Xin các bạn nếu có làm việc tốt thì xem có đủ khả năng như tôi không thì hãy làm. Vì thế, đừng hỏi tại sao người tốt ngại làm việc tốt là vậy đó”.
Ai sẽ bảo vệ các “Lục Vân Tiên”?
Người bị tai nạn chắc chắn là rất cần được cứu giúp. Nhưng bên cạnh đó, bản thân những người tiến hành cứu nạn cũng rất cần được bảo vệ và hỗ trợ để có thể an tâm thực hiện hành động “nghĩa hiệp” của mình.
Thành viên Thuong nhận xét: “Những ai chưa bao giờ ra tay giúp người sẽ có cách nhìn đơn giản. Khi đưa người bị nạn đến bệnh viện đâu phải dễ dàng đưa vào rồi đi. Lỡ bệnh nhân hôn mê hay chết là coi như lãnh đủ với người nhà và công an. Thậm chí còn bị nghi là kẻ gây ra tai nạn. Bản thân tôi đã gặp việc đã nêu và mất việc làm do thời gian đi tới đi lui giải quyết sự vụ. Vậy sự việc do đâu? Hệ thống pháp lý của mình còn lắm bất cập. Cho nên hãy thay đổi hệ thống đó rồi hãy trách người dân thiếu nhiệt tình”.
Thành viên sotaydulich đưa ra những góp ý về việc xây dựng một cơ chế ưu tiên đặc biệt cho các “Lục Vân Tiên” thời nay:
“Cần có một cơ chế ưu tiên đặc biệt cho người cấp cứu bị tai nạn. Tiền viện phí ban đầu do bảo hiểm y tế chi trả có sự hỗ trợ từ Nhà nước. Ngoài ra, cần có chế độ bảo vệ người đưa nạn nhân đi cấp cứu. Người này phải có đầy đủ các quyền cá nhân cơ bản như bảo mật. Tất cả các vấn đề về cá nhân từ việc khai tên tuổi đến chứng minh.
Nhiều người than phiền khi có việc gấp nhưng thấy tai nạn vẫn chở bệnh nhân vào bệnh viện tới nơi nhập viện tạm thời đóng viện phí sẽ bị hỏi về thông tin cá nhân có liên quan đến bệnh nhân hay không. Không được rời khỏi hiện trường như bị tạm giữ rồi mời công an tới làm việc rồi tìm lời khai như là một nhân chứng… Nhiều người sợ phiền hà như thế mà làm ngơ.
Còn có vụ người nhà bệnh nhân vào, chưa biết đầu đuôi tưởng người đó gây tai nạn lao vào đánh đấm nữa chứ. Nhiều người muốn đưa nạn nhân đi cấp cứu mà sợ những chuyện đó. Chừng nào chưa có biện pháp bảo vệ các quyền đơn giản đó cho người đưa nạn nhân đi cấp cứu thì chúng ta sẽ vẫn mãi còn phải than thở kiểu này”.
Tán đồng với ý kiến trên, thành viên Vo Van Dung bình luận: “Nếu gặp chuyện tương tự các bạn sẽ làm gì? Các bạn có e ngại không? Theo tôi, tất cả chúng ta cần được đảm bảo là không bị liên lụy, được hoàn và bồi thường các chi phí khi bỏ ra để giúp nạn nhân và thậm chí là được biểu dương, thì chắc chắn chúng ta sẽ thấy một hình ảnh khác trên đường phố!”.
[/size]
[size=4]Quốc Lê (theo Đất Việt)[/size]
[/justify]