[justify] [/justify]
Các cô gái Tây Tạng phải ngủ với ít nhất 20 người mới được lấy chồng
[justify]Họ sẽ mất nhiều ngày chờ đợi để tìm gặp những người qua đường, cố hết sức làm người lạ thỏa mãn. Sau đó xin người tình một vật kỷ niệm để chứng minh cho các vị già làng
nghi
êm khắc rằng "
chuy
ện ấy" đã diễn ra không dưới 20 lần, xét theo số vật kỷ niệm.[/justify]
[justify]Khóc trong ngày cưới[/justify]
[justify]Người dân Tujia (Trung Quốc) có phong tục khóc trong ngày cưới. Một tháng trước khi lễ cưới diễn ra, cô dâu sẽ phải khóc trong một tiếng đồng hồ. Mười ngày sau, cô dâu không phải khóc một mình nữa mà sẽ có mẹ cùng tham gia.[/justify]
[justify] [/justify]
Người thân khóc cùng cô dâu trong ngày cưới
[justify]Tiếp đó mười ngày, bà ngoại, chị em gái, cô dì cũng khóc cùng cô dâu. Tục lệ này được gọi là “Bài
ca
khóc cưới”, khi khóc giọng cô dâu cũng phải lên bổng xuống trầm như hát. Người dân địa phương cho rằng việc khóc trong ngày cưới sẽ giúp cô dâu chú rể có hạnh phúc trong tương lai.[/justify]
[justify]Cho thuê vợ ngắn hạn[/justify]
[justify]Người Eskimo ở vùng lục địa
Alaska
từ xưa vẫn có tục lệ cho thuê vợ ngắn hạn. Khi người đàn ông của một bộ lạc mạnh hơn đi săn bắn, anh ta có quyền đem theo vợ của người khác.[/justify]
Người dân tộc Eskimo trong
trang
phục truyền thống
[justify]Trong thời gian đi săn, người phụ nữ này sẽ cố gắng hết sức để tỏ ra không chỉ là người nội trợ đảm đang mà còn là người tình tuyệt vời. Mục đích của phong tục này là để có những thế hệ tương lai khỏe mạnh hơn vì ở đây dân cư thưa thớt, những đứa trẻ sinh ra do quan hệ cận huyết thường ốm yếu và chết yểu.
[/justify]
[justify]Đánh chú rể[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Tại
Nigeria
, trên đường đến chỗ cô dâu, chú rể phải đi giữa hai hàng người nhà của cô dâu. Những người này cầm gậy và có nhiệm vụ nện thẳng tay vào chú rể để kiểm tra xem chú rể có sẵn sàng chịu đựng những khó khăn thử thách trên quãng đường đời mới hay không (!).
[/justify]
Tại Nigeria, người thân của cô dâu sẽ đánh chú rể để
thử thách sức chịu đựng của chú rể
[justify]Phong tục quy định là như vậy, nhưng tất nhiên người nhà cô dâu không ai nỡ đánh vào chỗ hiểm như đầu và mặt chú rể.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Nhịn tắm 3 ngày trước khi cưới[/justify]
[justify]Những cặp vợ chồng sắp cưới ở Tidon (
Malaysia
) sẽ không được phép tắm hoặc đi vệ sinh trong suốt 72 giờ trước đám cưới. Họ sẽ bị bỏ đói và chỉ được uống một chút nước. Những người thân trong gia đình sẽ đứng canh cô dâu và chú rể.[/justify]
[justify] [/justify]
Cô dâu chú rể sẽ phải nhịn tắm và nhịn đi vệ sinh 3 ngày trước khi cưới
[justify]Sau đó, nếu hai vợ chồng vẫn khỏe mạnh bình thường thì chứng tỏ họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Người dân Tidon tin rằng phong tục này sẽ khiến cho cuộc hôn nhân kéo dài, hạnh phúc và viên mãn.[/justify]
[justify]Đàn ông che mạng[/justify]
[justify]Tại vùng Tualaji (Libya) có một phong tục rất lạ là đàn ông phải che mạng. Ở Tualaji, những người đàn ông nào được coi là công dân tự do mới được che mạng. Đàn ông ở khu vực khác khi kết hôn với cô gái ở Tualaji phải ở rể và khi chuyển đến ở nhà vợ sẽ phải đeo mạng che mặt.[/justify]
[justify] [/justify]
Đàn ông ở Tualaji (Libya) phải che mạng
[justify]Có một điều đặc biệt mang dấu ấn mẫu hệ ở đây là đàn ông dù là công dân tự do nhưng lấy vợ nô lệ thì con cái sinh ra không được coi là công dân tự do và không được phép che mạng. Còn phụ nữ có quyền tự do dù lấy chồng nô lệ nhưng khi sinh con thì con cái của họ vẫn được coi là công dân tự do và có quyền che mạng.[/justify]
[justify]Bôi bẩn cô dâu[/justify]
[justify]Người
Scotland
có phong tục bôi bẩn cô dâu trước khi cưới. Trong ngày cưới, cô dâu bất ngờ bị đổ lên người những thứ hôi hám như trứng, súp, lông gà, lông chim… trộn lẫn với nhau.[/justify]
Cô dâu bị bôi bẩn trong ngày kết hôn
[justify]Sau khi bị bôi bẩn, cô dâu tương lai phải đi diễu qua nhiều khu phố và một vài quán rượu để tất cả mọi người nhìn thấy. Nghi thức bôi bẩn mang ý nghĩa giúp cô dâu có thể thích nghi với cuộc sống hôn nhân sau này.[/justify]
[justify]Nguồn aFamily[/justify]