Nỗi đau của những bậc cha mẹ khi con quá cuồng loạn thần tượng (Ảnh minh họa)
Đắng lòng nhìn con cuồng thần tượng
Thứ Hai, 25/03/2013, 02:28 PM (GMT+7)
Sự kiệ
[justify]Giật mình khi nghe những giai thoại kinh điển của fan cuồng K-Pop tại Việt Nam, nhưng vừa nghe vừa thấy đắng lòng vì một bộ phận giới trẻ đang là “thảm họa” của suy đồi văn hóa.[/justify]
[justify]
Để bám theo thần tượng, nhiều bạn trẻ đã không ngại bỏ học, bỏ thời gian, công sức thậm chí chấp nhận làm gái mại dâm để có tiền rồi tận tâm tận lực đi theo một ca sĩ, một diễn viên nổi danh mà không cần nhận được bất cứ gì. Thậm chí còn có trường hợp ái mộ đến mức đưa thần tượng lên bàn thờ, có cả nhang đèn thắp thường xuyên. Tuyến bài dài kỳ về "Câu chuyện fan cuồng" sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm thế nào là fan cuồng, sự giống và khác nhau giữa fan cuồng ở các nước và hậu quả mà những người hâm mộ thần tượng thái quá này gây ra. |
Kèm với sự đổ bộ hùng hậu được tăng lên theo cấp thời gian của việc sao Hàn sang Việt Nam biểu diễn trong những năm gần đây là sự tăng lên những trường hợp đáng báo động về chuyện gây sốc của fan cuồng. Nói về câu chuyện của những fan cuồng K-Pop tại Việt Nam, có rất nhiều những minh chứng buồn, thất vọng và đáng báo động về một “thảm họa” ngày càng nghiêm trọng.
Bước sang năm 2012, những đêm nhạc K-Pop liên tiếp được tổ chức từ Hà Nội đến Tp HCM và nhiều sự kiện có mặt các ngôi sao lớn của xứ Hàn đã được tổ chức. Mỗi một sự kiện diễn ra là kèm theo đó những tấm hình chụp lại cảnh những fan teen làm loạn sân bay, bao vây khách sạn, ôm hàng rào trong đêm nhìn về phía cửa sổ phòng thần tượng, luồn lách phóng theo xe thần tượng bất chấp tính mạng.
Nhưng sốc nhất là 3 câu chuyện dưới đây.
Fan cuồng K-Pop đang là một thực tế đáng báo động tại Việt Nam (Ảnh minh họa)
Hôn ghế ngồi của Bi Rain
Sau chương trình giao lưu văn hóa quân đội Việt Hàn có sự tham gia của ngôi sao Bi Rain kết thúc (vào tháng 3/2012), một nhân vật có tiếng trong giới truyền hình đã viết trên Facebook của mình như sau: “Hôm qua 10h có chạy chương trình mà chú Bi Rain gì đó (không biết gõ đúng không nhỉ) và bậu xậu của chú ta sang diễn. Bi ngồi cùng cậu nữa ghế A12, A14 trong Nhà hát lớn. Một số cô cậu nhòm thấy. Tối biểu diễn, nhiều quý nữ có vé mời vào rất sớm, xúm nhau cúi xuống ngửi, hôn cái ghế Bi ngồi…”.
Ngay sau đề thi khối D đại học cao đẳng năm 2012 đưa ra vấn đề “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”, một số fan cuồng K-Pop đã dùng những lời lẽ thô tục để chỉ trích đề thi, mạt sát người ra đề. Sốc nhất là chuyện thí sinh không làm bài thi, chỉ ghi một câu ủng hộ K-Pop rồi còn dọa chém chết bạn cùng phòng thi chỉ vì cậu bạn này lỡ khen đề thi và động chạm đến thần tượng của cậu.
Suju còn hơn cả bố mẹ
Sự xuống cấp về văn hóa thể hiện rõ nét ở suy nghĩ và lời nói của một blogger nữ đã viết lên một diễn đàn những dòng chửi bố mẹ sinh ra mình vì tự ý vứt bỏ và đốt ảnh thần tượng nhóm nhạc cô bé thần tượng. Bài viết đã bị “ném đá” kịch liệt vì những lời lẽ thóa mạ chính bố mẹ mình.
Một cô bé đang tuổi đi học, gọi cha mẹ mình là “ông bà” xưng “tôi”, thậm chí sau đó còn gọi bố mình là “thằng…” với những tuyên bố hùng hồn: “Nên nhớ ông bà chỉ có 2 mạng, còn các oppa có tới 13 mạng (ám chỉ nhóm nhạc Super Junior có 13 thành viên), dĩ nhiên là các oppa quan trọng hơn ông bà nhiều rồi!. Các oppa tuy không nuôi tôi vì vật chất nhưng đã nuôi tôi bằng tinh thần và như đã sinh ra tôi lần thứ 2”.
“Nhờ” vào công “nuôi bằng tinh thần” đó mà cô bé đã đạt học sinh trung bình và hạnh kiểm khá, chứ không bị lưu ban như mọi năm. Chưa hết, cô bé còn viết những dòng vô cảm: “Tôi thực sự bất hạnh khi phải sống trong một ngôi nhà tù túng với … ấu trĩ, ngu si, dốt nát và độc đoán. Tôi chỉ muốn bỏ nhà đi bụi thôi. Nhưng tôi đâu có ngu mà làm thế. Tôi sẽ tiếp tục ăn bám và hút máu ông bà. Tôi sẽ đợi đến lúc trưởng thành, đủ lông đủ cách rồi sẽ giang cánh bay đi và không bao giờ trở về nữa”.
Ngay sau phát ngôn sốc toàn tập của fan cuồng Suju kể trên thì lại xuất hiện thêm bài viết trên diễn đàn của một fan cuồng SNSD khác, với những ngôn từ xúc phạm cha mẹ. Đáng báo động hơn nữa, thời gian này có rất nhiều những vụ việc giới trẻ lên mạng để chửi chính người đã mang nặng đẻ đau mình.
Không khó để nhận thấy những câu viết mà các bạn trẻ cuồng nhóm nhạc Hàn ca tụng thần tượng nhưng lại xem thường chính những người ruột thịt: “Em sẵn sàng "từ mặt" bố mẹ nếu không cho em đi xem Suju biểu diễn. Thật vui vì ông bà cuối cùng đã biết điều và để mình đi…” (!?!?!) hay “Gia đình là phù du, Suju là tất cả”…
Phần lớn mọi người khi nghe những “giai thoại” về fan cuồng tại Việt Nam đều cảm thấy bức xúc và lo lắng. Họ thấy tội nghiệp cho những gia đình bất hạnh vì có những người con như thế. Nhưng đây còn là một thực tế đáng báo động về sự xuống cấp về văn hóa giáo dục của một bộ phận không nhỏ đang nằm trong độ tuổi học sinh, sinh viên - những mầm non tương lai của đất nước.
Vì sao những cô bé, cậu bé đó lại trở thành fan cuồng K-Pop? Họ hoàn toàn có thể là một fan chân chính, hâm mộ và học hỏi thần tượng. Thiết nghĩ, chính sự giáo dục của gia đình đóng góp một vai trò quan trọng.
Việc con em hâm mộ ngôi sao nào đó là một điều bình thường trong thời đại ngày nay. Nhưng tuổi trẻ với những suy nghĩ non nớt, bồng bột rất dễ bị chệch hướng, lạc hướng. Chúng vẫn cần sự định hướng của người lớn - ở đây chính là bố mẹ, gia đình – để dõi theo, bảo ban và uốn nắn khi phát hiện thấy con em có những hành động, suy nghĩ chớm lệch lạc.
Ông bố và cách trị fan cuồng của con
Còn nhớ câu chuyện trị con là một fan cuồng K-Pop của một ông bố nghiêm khắc quả thực rất đáng để nhiều cha mẹ phải học.
"Ông bố không cho, thì nó nói là nó cần cái band ấy hơn cả gia đình. Ông không nói tiếng nào, lẳng lặng móc tiền ra cho nó.
Sau khi nó hí hửng chạy đi, ông hàng xóm thay ổ khóa phòng nó, mang hết đồ đạc sách vở quăng hết ra đường, ai muốn lấy thì lấy. Vợ ông khóc sướt mướt, năn nỉ nhưng vô ích vì ông rất gia trưởng.
Rồi con nhỏ ấy về nhà. 15 phút sau em thấy nó bay cùng với quần áo ra khỏi nhà. Lúc ra đi vẫn còn mạnh miệng là sống chết với thần tượng, thề không bao giờ quay lại.
Hai tuần trôi qua, bất ngờ con nhỏ đó trở về khu xóm nhỏ. Nó quỳ trước cửa nhà từ sáng cho đến hơn 3 giờ chiều chờ ông bố về. Má nó thấy tội quá gọi nó vào mà nó không chịu.
Rồi ông bố về nhà, đóng cửa lại không cho nó vào. Còn nó thì vừa khóc lóc thảm thiết, vừa lạy vừa xin bố nó mở cửa cho vào.
Ông bố thản nhiên ngồi đọc báo, uống cà phê ở sân, xong rồi kêu vợ lấy đồ ăn ra dọn trước cửa ăn. Bà vợ vừa bưng cơm vừa khóc trông tội lắm. Chừng 3 tiếng đồng hồ, ông mới kêu vợ mở cửa, đưa nó chén cơm trắng. Con nhỏ ăn ngoài hiên ngon lành.
Ông bắt nó đi cắt tóc, nhuộm đen lại, mua mấy bộ đồ rẻ tiền cho nó mặc, cấm không được dùng máy tính, cơm ngày 3 bữa, không một đồng trong túi, tự đi bộ đến trường.
Ông qua nhà em đánh cờ, ba em hỏi sao ác thế, ông vừa nói vừa khóc là ông hết cách rồi, khuyên nhủ, đánh đập nó không nghe nên mới phải làm như vậy.
Ba em lại hỏi: "không sợ nó ra ngoài bị dụ dỗ à", ông mới nói nguyên tuần đó ông xin nghỉ việc theo dõi nó. May mà nó về sớm không là ông bị đuổi rồi. Còn bà vợ ông không cho một đồng nào vì sợ bà tiếp tế cho nó…”.
Fan cuồng thực tế là những người có tình cảm yêu mến thần tượng một cách thái quá. Họ hoàn toàn có thể trở thành fan chân chính, được mọi người tôn trọng sở thích và nhân cách của họ. Nhưng họ chưa nhận thức được cần phải thay đổi ra sao? Bạn sẽ nói gì với họ để họ thay đổi? Mời các bạn đón đọc kỳ tiếp theo của bài viết về Bức thư gửi fan cuồng trên mục CA NHẠC MTV lúc 11h ngày 27/3.[/justify]