[justify]Chủ nhiều cửa hàng thiết bị y tế và thiết bị bảo hộ lao động trên các phố ở Hà Nội như Phương Mai, Ngọc Khánh, Yết Kiêu, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi… đợt này đang giới thiệu cho khách các loại khẩu trang than hoạt tính kèm tư vấn có chức năng chống dịch, kháng khuẩn.[/justify]
[justify]Điều đó khiến khách hàng tin rằng, khẩu trang than hoạt tính chống được virus cúm A/H1N1. Song có đúng như vậy hay không, giới kinh doanh cũng không biết chắc.[/justify]
Khẩu trang than hoạt tính không thể chống được dịch cúm A/H1N1. |
[justify]Chị Đặng Thị Sáu, đại diện cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty Trang thiết bị bảo hộ lao động Thăng Long số 245 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân cho hay, sản phẩm khẩu trang than hoạt tính đang được tiêu thụ nhiều do có quảng cáo chống độc, chống dịch. Nhưng chất lượng, tác dụng phòng virus cúm A/H1N1 thực sự thế nào thì chị cũng “chưa thấy nói đến”.[/justify]
[justify]“Nhà cung cấp cũng cho biết, các sản phẩm này chống được bụi, chất độc, nhưng không rõ chống được cụ thể những chất độc gì và với hiệu suất ra sao” – chủ một cửa hàng y tế đầu phố Ngọc Khánh, quận Ba Đình, đồng quan điểm.[/justify]
[justify]Chị Phạm Huệ Nương, Giám đốc nhãn hiệu khẩu trang sợi hoạt tính Kissy cho biết, than hoạt tính vốn có tác dụng chống một số loại khí độc, diệt khuẩn, nên những năm gần đây một số nhà sản xuất trong nước đã đưa chất này vào sản phẩm khẩu trang.[/justify]
Các sản phẩm này chống được bụi, chất độc, nhưng không rõ chống được cụ thể những chất độc gì và với hiệu suất ra sao. |
[justify]Tùy công nghệ, trình độ sản xuất khác nhau mà trên thị trường có hai cách gọi là khẩu trang than hoạt tính và khẩu trang sợi hoạt tính.[/justify]
[justify]Chị Nương phân biệt, khẩu trang than hoạt tính được sản xuất chủ yếu là nghiền than rồi ép vào giữa hai lớp vải hoặc tẩm bông hay lớp bìa mỏng vào bột nước than nên sản phẩm thường chỉ dùng được một lần.[/justify]
[justify]Còn khẩu trang sợi hoạt tính theo công nghệ mà Kissy có bằng sáng chế và được bảo hộ độc quyền thì các sợi đã được thẩm thấu than hoạt tính sẽ có tác dụng trong nhiều lần giặt.[/justify]
[justify]Về khả năng ngăn cản virus cúm A/H1N1, đại diện Kissy thẳng thắn, cho đến nay khẩu trang sợi hoạt tính của hãng chỉ khuyến cáo chống được bụi, một số hợp chất hữu cơ, chất khí độc hại, ô nhiễm như khói thải ô tô xe máy, khói than, khói thuốc…, chứ chưa có chứng nhận nào liên quan đến việc chống virus cúm.[/justify]
[justify]“Hiện nay thị trường cứ nhốn nháo là khẩu trang than hoạt tính chống được độc, chống được dịch, nhưng thực tế chưa có hãng nào chứng minh được sản phẩm của mình chống được dịch cúm”, đại diện Kissy khẳng định.[/justify]
[justify]95% vi khuẩn vẫn vào cơ thể[/justify]
[justify]
Phần lớn khẩu trang trên thị trường hiện do kích thước lỗ giữa các sợi vải khá lớn nên chỉ có thể lọc được từ 5-15% vi khuẩn. (Ảnh: Chi Giao) |
[justify]Đó là khẳng định của Tiến sĩ Đặng Quốc Nam – Phó Giám đốc Trung tâm An toàn Lao động, Viện Bảo hộ Lao động về mức độ ngăn chặn vi khuẩn của các loại khẩu trang bằng vải thường được bày bán phổ biến trên thị trường hiện nay.[/justify]
[justify]Dựa trên cơ sở khoa học do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra, Tiến sĩ Nam cho biết, để chống được các vi khuẩn là vật thể sống có kích thước rất nhỏ như H1N1 thì các loại khẩu trang phải đạt hiệu suất lọc là 99,9% với các hạt có đường kính động học trung bình là 0,3 micromet. Hoặc chí ít, hiệu suất lọc cũng phải đạt trên 90%.[/justify]
[justify]Theo đánh giá của trung tâm, phần lớn khẩu trang trên thị trường hiện nay, do kích thước lỗ giữa các sợi vải khá lớn, mắt thường có thể nhìn thấy nên chỉ có thể lọc được từ 5-15% vi khuẩn. Như vậy còn 85-95% lượng vi khuẩn vẫn có thể vào được cơ thể.[/justify]
Trên thực tế chưa có hãng nào chứng minh được sản phẩm của mình chống được dịch cúm, căn bệnh lây từ người sang người này. |
[justify]Để đạt được hiệu suất lọc trên 90% thì công nghệ sản xuất phải rất cao và cầu kỳ. Từ nguyên vật liệu đầu vào đã phải được hoạt tính kháng khuẩn hoặc diệt khuẩn; đến khâu ráp nối các vật liệu cũng phải sử dụng công nghệ may siêu âm, không có kim, không bị đục lỗ…[/justify]
[justify]Là một trong số ít đơn vị đủ điều kiện thực hiện việc kiểm định chất lượng khẩu trang, Phó Giám đốc Trung tâm An toàn Lao động khẳng định, nước ta vẫn chưa có hãng nào sản xuất được loại khẩu trang dân dụng đạt hiệu suất lọc vi khuẩn, virus đến 99,9% như kể trên.[/justify]
[justify]Riêng khẩu trang than hoạt tính, dù có thể lọc được các hợp chất hữu cơ nhưng lại không lọc được các vật chất sống như vi khuẩn, virus. Do đó, đeo các loại không đảm bảo chất lượng mà xông pha vào những nơi có dịch thì người sử dụng cũng như những người xung quanh càng dễ nhiễm bệnh hơn.[/justify]
[justify]Nhiều kẽ hở trong quản lý chất lượng[/justify]
[justify]Có thâm niên hơn 30 năm trong lĩnh vực bảo hộ lao động, Tiến sĩ Đặng Quốc Nam cho biết, từ năm 2005 đến nay, Nhà nước mới chỉ có Quyết định 50 về kiểm soát các loại khẩu trang, phương tiện bảo vệ, lọc bụi nhập khẩu vào Việt Nam.[/justify]
[justify]Điều này có nghĩa các loại khẩu trang lọc bụi của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong nước, cũng như các loại khẩu trang y tế, khẩu trang dân dụng cả trong nước lẫn hàng nhập khẩu đều không được đánh giá, quản lý.[/justify]
Đeo khẩu trang đúng quy cách, kích cỡ vừa khít với khuôn mặt, không bị hở. (Ảnh: Tiến sĩ Quốc Nam) |
[justify]Vị lãnh đạo chia sẻ, đã có rất nhiều trường hợp khẩu trang của một số hãng tên tuổi trong và ngoài nước qua đánh giá tại trung tâm bị trả về vì không đạt chất lượng.[/justify]
[justify]“Có thể lúc mới sản xuất hoặc nhập về họ đem đến kiểm tra để lấy phiếu đạt chất lượng, nhưng do chẳng ai biết đấy là đâu, các lô tiếp theo thì chất lượng lại không giữ được hoặc họ nhập từ một số nước thứ 3 hay các nguồn khác…”.[/justify]
[justify]Trao đổi với PV, bà Cao Thị Điểm – Viện trưởng Viện Trang thiết bị Y tế (Bộ Y tế) cho biết, bộ tiêu chuẩn chất lượng các loại khẩu trang y tế trong nước vẫn đang trong quá trình xây dựng.[/justify]
[justify]Riêng loại khẩu trang y tế nhập khẩu hiện chưa xây dựng vì lượng nhập khá ít ỏi.[/justify]
[justify]Đại diện Cục Quản lý Hàng hóa và Đo lường, thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, ông Trần Quốc Tuấn khi được hỏi cũng cho rằng, chưa có thông tin, khuyến cáo gì về chất lượng khẩu trang phòng dịch cúm trên thị trường.[/justify]
[justify]Trong khi chất lượng khẩu trang nói chung và khẩu trang chống cúm còn là vấn đề khá mới ở Việt Nam khiến công tác quản lý chưa theo kịp thì giới chuyên môn chung quan điểm, không ai khác, mỗi người tiêu dùng phải tự có ý thức phòng ngừa, thận trọng, bảo vệ chính mình trước đại dịch đang lan rộng.[/justify]
[justify]Để kiểm tra hiệu suất lọc của khẩu trang mua về, người tiêu dùng có thể tự thực hiện cách thử khá đơn giản bằng đường saccarin (đường hóa học có độ ngọt gấp 10 lần đường kính trắng, kích thước hạt chừng khoảng 0,3 micromet – tương đương với kích thước virus) mà không ảnh hưởng tới sức khỏe:[/justify]
[justify]Đeo khẩu trang đúng quy cách (vừa kích cỡ khuôn mặt, không bị hở), trước đó không ăn đồ ngọt. Tiếp theo dùng máy xông họng phun dung dịch đường saccarin (hòa viên đường trong 10 ml nước) vào khoảng không trước mặt rồi hít thở nhiều lần. Nếu cảm giác trong cổ họng có vị ngọt của đường nghĩa là khẩu trang không đạt chất lượng. Nếu không cảm nhận thấy vị ngọt thì chắc chắn chiếc khẩu trang này phải đạt hiệu suất lọc trên 90%.[/justify]
(Trung tâm An toàn Lao động)