[size=4]
[/size]
[size=4]Không chỉ là đầu mối buôn bán gia cầm lớn, chợ gia cầm Hà Vĩ (Hà Nội) còn được người ta biết tới như một nơi chuyên phân phối một lượng lớn gà chết với giá rẻ.[/size]
[size=4]Vượt gần 30km từ trung tâm TP, chúng tôi đến thôn Hà Vĩ, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín lúc 4 giờ rưỡi sáng. Từ đầu làng, mùi phân gà, mùi hôi thối đã bốc lên từ những cống rãnh. Từng đoàn xe tải, bán tải nhét đầy ngan, gà mang biển số Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Lạng Sơn, Đồng Tháp… nối đuôi nhau tìm bãi đỗ hàng mà không gặp phải bất kỳ sự kiểm tra, kiểm soát nào.[/size]
[size=4]“Gà về… gà về…”, tiếng người đi chợ í ới gọi nhau, ánh đèn pin loang loáng, hướng về đoàn xe chất đầy gà, ngan.[/size]
[size=4]Trong vai một chủ quán tìm mối mua gà về làm cơm bình dân chuyên phục vụ học sinh, sinh viên, công nhân… tôi được một lái gà lâu năm, có tiếng ở chợ Hà Vĩ, tên Hùng (người làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai) mách nước: “Nếu làm cơm bình dân, thì cũng chỉ lấy công làm lãi. Theo tôi, cậu nên mua loại gà “bệt” về chế làm đồ ăn sẽ lãi hơn”. Vừa nói, ông Hùng vừa dẫn tôi vào trong lán gà. Hóa ra, gà “bệt” chính là cái cách mà dân buôn gà chợ Hà Vĩ gọi những chú gà chết hoặc sắp chết, chờ cắt tiết.[/size]
[size=4]Như để khách tin hơn, ông Hùng mở sổ: “Ngày 10.6, Cường quán cơm Thanh Xuân lấy 25kg gà bệt, Dũng cơm Cầu Giấy lấy 18kg, Hùng Diễn lấy 16kg…”.[/size]
[size=4]Ông Hùng cho biết thêm, tại các quán cơm, thịt gà “bệt” dùng để chế làm các món như thịt gà sốt cà chua, gà quay, gà chiên tẩm bột… Sở dĩ làm các món ăn này bởi thực khách sẽ khó phát hiện ra màu thâm của thịt gà chết. Theo đó, một ký gà “lông”, tức gà sống giá 63.000 - 65.000 đồng, trong khi gà chết giá không quá 40.000 đồng/kg.[/size]
[size=4]Khắp chợ gia cầm Hà Vĩ, đâu đâu chúng tôi cũng thấy xuất hiện những túm, những đùm gà bệt toàn thân tím đen, nằm la liệt.[/size]
[size=4]“Chẳng chuyến xe nào mà không có gà chết. Mỗi chuyến xe tải 8 tấn, sẽ có chừng 20 - 30kg gà chết”, anh Quang, một dân buôn gà lâu năm, quê gốc ở huyện Phú Xuyên, cho hay. Cũng theo anh này, lượng gia cầm chết sẽ tăng trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên không vì thế mà những lái buôn như anh phải bận tâm nhiều.[/size]
“Không chỉ các quán cơm, mà ngay cả một số chủ cửa hàng ăn uống có tiếng trong phố cũng tìm về đây mua cả tải gà “bệt” về chặt ra bỏ ống bơ làm món gà tần thuốc bắc”, anh Quang bật mí. Người này cho biết thêm, mỗi con gà bệt, ít nhất cũng chia được thành 5 suất gà tần, mỗi suất từ 15.000 - 20.000 đồng.
Cách đó không xa là lán bà Hằng. Được biết, ngoài nghề tay phải là kinh doanh gà “lông”, bà Hằng còn kiêm việc thu mua loại gà “bệt”. Ngày nắng to, bà thu gom tới đôi, ba tạ gà “bệt” là chuyện thường. Gà chết sau khi được thu gom, bà Hằng cho chuyển về lò mổ của một số hộ gia đình trong thôn. Sau khi được cắt tiết, vặt lông, mổ sạch, gà chết được đóng thùng chuyển tới nơi tiêu thụ…
Cũng theo bà Hằng, sau ngày thi tốt nghiệp cấp 3, lượng học sinh từ khắp nơi về Hà Nội ôn thi đại học nhiều, nên số lượng gà chết đặt mua cũng theo đó mà tăng đáng kể.
Cũng như bà Hằng, ông Hùng hay anh Quang, khi được hỏi thì đều nói rằng số gà “bệt” này là do yếu nên đã chết trong quá trình vận chuyển. Và việc mua bán số gia cầm chết nói trên đều diễn ra một cách công khai mà không gặp phải sự kiểm tra, kiểm soát nào của cơ quan kiểm dịch.
Hà An
(theo Tuổi Trẻ)