[justify][size=small]Dừng ngay việc xây trường nội đô[/size][/justify]
[justify][size=small]Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, để giảm mật độ sinh viên trong khu vực nội thành của hai thành phố Hà Nội và TP HCM trong giai đoạn 2011-2030 cần giảm khoảng gần 700 nghìn sinh viên, khoảng 80 trường ĐH, CĐ. Cụ thể tại Hà Nội từ gần 500 nghìn sinh viên năm 2011 giảm còn 150 nghìn sinh viên vào năm 2030. Tại TP HCM từ khoảng 520 nghìn sinh viên năm 2011 xuống còn 170 nghìn sinh viên năm 2030.[/size][/justify]
[justify][size=small]Theo tính toán của Bộ GD&ĐT, sẽ có ít nhất 40 trường phải di dời trong giai đoạn 2011-2015. Trước mắt mỗi thành phố sẽ thí điểm di dời 5 trường với nhu cầu vốn khoảng 600 triệu USD (chưa tính chi phí giải phóng mặt bằng).[/size][/justify]
[justify][size=small]Giai đoạn 2015-2020 mỗi thành phố sẽ di dời tiếp khoảng 10 đến 15 trường, nhu cầu vốn tương ứng từ 1,2 đến 1,8 tỷ USD (chưa tính các chi phí giải phóng mặt bằng).[/size][/justify]
[justify][size=small]Giai đoạn 2020-2030 sẽ di dời các trường còn lại. Hà Nội sẽ cần tối thiểu khoảng 3.500 ha, TPHCM cần 1.750 ha cho việc di dời các trường ĐH, CĐ. Để thực hiện lộ trình trên Bộ này cũng đề nghị, từ năm 2011 sẽ không tiếp nhận hồ sơ thành lập mới hoặc nâng cấp cơ sở đào tạo ĐH, CĐ trong nội thành của hai TP.[/size][/justify]
[size=small][/size]
[size=small]Di dời 80 trường đại học, cao đẳng trước 2025[/size]
[justify][size=small]Di dời càng sớm càng tốt (?)[/size][/justify]
[size=small]Thống kê cho thấy, không kể các trường của lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị-xã hội, hiện trên địa bàn Hà Nội (cũ) có 66 trường ĐH, CĐ, chiếm xấp xỉ 15% số trường cả nước. Đối với TPHCM con số này là 69 trường ĐH, CĐ, chiếm 17% tổng số trường cả nước.[/size] |
[justify][size=small]Về lộ trình thực hiện, lãnh đạo Hà Nội kiến nghị trong giai đoạn đầu từ 2011-2015, mỗi thành phố di dời 5 trường như trong lộ trình do Bộ GD-ĐT đưa ra. Nhưng đến giai đoạn 2015-2020 thì thay vào đó nên chăng di dời ra khoảng từ 20-25 trường. Và điểm kết thúc di dời trường học vào năm 2025 thay vì năm 2030 như trong kế hoạch.[/size][/justify]
[justify][size=small]Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận cho rằng, nên có một ban chỉ đạo chung của Chính phủ cho việc di dời, trong đó có đại diện của 2 TP và một số tỉnh thành. Theo ông Thuận chỉ nên chia thành 2 giai đoạn: 2011-2015 di dời thí điểm, 2015- 2020 thì cơ bản phải di dời xong. Ông Thuận cũng đề nghị cần công khai chủ trương, lộ trình di dời để tất cả các trường, địa phương ban ngành cùng biết.[/size][/justify]
[justify][size=small]Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ GD&ĐT tiếp tục bàn bạc với UBND TP Hà Nội và TP HCM về tiến độ di dời, nhưng không nên kéo dài tới 2030 mà chậm nhất chỉ đến năm 2025.[/size][/justify]
[justify][size=small]Phó Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc giữ lại các trường đại học lớn có truyền thống lịch sử với kiến trúc đẹp trong nội đô của hai thành phố. “Trước 10-7, Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch xây dựng các trường ĐH, CĐ thuộc TP Hà Nội và TPHCM”- Phó Thủ tướng yêu cầu.[/size][/justify]
[justify][size=small]Theo Tiền phong[/size][/justify]
[justify] [/justify]