[size=2][size=2]Chỉ mới xuất hiện tại con đường này hơn 2 tháng qua nhưng thân hình kỳ dị, đặc biệt là chiều cao bất thường cùng dáng đi chệnh choạng, xiêu vẹo vì tật nguyền của bà khiến một lần đi ngang nhìn thấy cũng phải ngoái lại, xót thương.[/size][/size]
[size=2][size=2]Tiếp xúc với bà, nghe câu chuyện đời bà kể về cuộc mưu sinh [size=2]bằng các nghề bán tăm, vé số dạo thậm chí là ăn xin…[/size] xuyên Việt từ Bắc vào Nam mới thấy nghị lực phi thường trong những bước chân khấp khễnh, xiêu vẹo, trong thân hình bé nhỏ như đứa bé học lớp 1 của bà, người phụ nữ vừa bước qua tuổi 40.
[/size][/size]
[size=2][size=2]
Sau một ngày lang thang trên khắp các nẻo đường ở TP.Huế bán tăm, bà Vân lầm lũi trở về căn phòng trọ của mình.[/size][/size]
Sau một ngày lang thang trên khắp các nẻo đường ở TP.Huế bán tăm, bà Vân lầm lũi trở về căn phòng trọ của mình.[/size][/size]
[size=2]Theo những người dân sống dọc đường Hải Triều, TP.Huế cho biết, bà Vân thường hay xin đi nhờ xe của các cô cậu sinh viên cùng chiều. Tôi đứng chờ gần chỗ bà về. Đúng như lời mọi người bảo, từ xa đi tới, vừa thấy tôi, bà Vân liền buông lời: “Làm ơn chở bà đi một đoạn về phòng chú ơi, nóng quá bà đi không nổi, cái chân đau nhức không thể lê đi được nữa. Đứng gần 1 tiếng đồng hồ mà xin ai cũng không cho hết”. Tôi ái ngại nhìn người đàn bà 40 tuổi nhưng trông thân hình không khác một đứa trẻ lớp 1.[/size]
[size=2]Gần 12 giờ trưa, trong cái nóng nung người của mùa hè miền Trung,[/size] [size=2]tôi gặp bà đang bước thấp, bước cao trên con đường trở về nhà trọ. Ngỏ ý chở bà về, bà Vân đồng ý ngay. Lúc này, con đường Hải Triều ẩm thấp, nước thải sinh hoạt tràn lan khắp chốn khiến cho những ai đi qua đoạn đường này cũng bịt mũi nhưng bà Vân nói, như thế vẫn quá tốt. Bởi nếu ngập, với chiều cao vẻn vẹn 80 phân của mình, bà khó vượt qua những vũng nước đọng qua một đêm mưa lớn.[/size]
[size=2]Vòng vèo qua những con hẻm nhỏ, cuối cùng tôi cũng đưa bà về đến nhà. Trong căn phòng nằm cuối dãy nhà không có vật dụng gì đáng giá ngoài chiếc nón “trẻ em” mà bà vừa mua để chống lại cái nắng gắt của trời Huế. Vừa lau giọt mồ hôi, bà vừa kể câu chuyện đời mình.[/size]
[size=2]Giọng bà đều đều: “Tôi sinh ra ở xã Ninh Khanh, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh chị em lập gia đình cả chỉ còn mẹ già yếu làm ruộng nên cuộc sống rất vất vả. Bản thân tôi sinh ra lành lặn nhưng một lần bị ngã[/size] [size=2]gãy chân[/size] [size=2]không có tiền chạy chữa bệnh nên lưng bị tàn tật đến bây giờ".
[/size]
[size=2]
Với chiều cao khiêm tốn chưa đến 80cm, ngay cả việc mở cửa phòng trọ với bà cũng rất khó nhọc
Nói rồi bà nhìn ra cửa, mắt trĩu xuống giọt nước nằng nặng: “Khi nhỏ tôi không biết đau đớn tủi phận là gì nhưng lớn lên những bất thường của cơ thể khiến tôi thấy mình vô dụng. Bản thân thấp bé, làm việc gì cũng khó nên tôi xin mẹ đi ăn xin kiếm tiền lo cho bản thân. Mẹ thấy thế cũng xót xa nhưng đành chấp nhận vì gia cảnh nhà tôi lúc đó quá nghèo đói”.[/size]
Với chiều cao khiêm tốn chưa đến 80cm, ngay cả việc mở cửa phòng trọ với bà cũng rất khó nhọc
Nói rồi bà nhìn ra cửa, mắt trĩu xuống giọt nước nằng nặng: “Khi nhỏ tôi không biết đau đớn tủi phận là gì nhưng lớn lên những bất thường của cơ thể khiến tôi thấy mình vô dụng. Bản thân thấp bé, làm việc gì cũng khó nên tôi xin mẹ đi ăn xin kiếm tiền lo cho bản thân. Mẹ thấy thế cũng xót xa nhưng đành chấp nhận vì gia cảnh nhà tôi lúc đó quá nghèo đói”.[/size]
[size=2]Hành trình ăn xin từ Bắc chí Nam của bà bắt đầu từ vùng quê Ninh Bình.[/size] [size=2]Song, tình thương của người dân vùng quê nghèo ấy không đủ nuôi sống được bà. Bà Vân quyết định rời quê hương, lần lượt đi xin ở Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội. Theo bà Vân kể, ở tỉnh nào bà cũng được rất nhiều người cho tiền dẫu một người cho 500 đồng nhưng cũng đủ cho bà trang trải chi phí tối thiểu nơi đất khách quê người.
[/size]
[size=2]Những ngày tháng bôn ba trên đất khách, dù mưu sinh bằng việc mở lời xin tình thương của người khác nhưng bà cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn khi bản thân mình tàn nhưng không phế.[/size]
[size=2]Trước khi đến Huế, bà đã có thâm niên “ăn xin” hơn chục năm. Những lúc trở trời, cơn đau từ đôi chân, từ chiếc lưng tàn tật hành hạ bà khiến khắp cơ thể bà Vân đau nhức. Nhưng rồi thân cô thế cô, vì miếng cơm mà bà vẫn phải gắng gượng đi khắp nẻo mong nhận được sự chia sẻ của mọi người.[/size]
[size=2]Theo cảm nhận của bà Vân, người dân Huế rất dễ gần và sống chân chất nên chặng đường mưu sinh của bà cũng đỡ vất vả. Ngày trước, sau một thời gian đi xin tằn tiện, dành dụm được một số vốn nhỏ, bà chuyển sang nghề bán tăm dạo. Nhưng lúc đầu do kinh nghiệm “buôn bán” chưa có nên bà Vân gặp rất nhiều trắc trở, thậm chí có lúc cả ngày bà bán không đủ vốn.
[/size]
[size=2]Nhìn khuôn mặt nhăn nheo, đôi chân teo tóp, bàn tay không lành lặn của bà mới thấy cảm phục đoạn đường mà bà đã trải qua. Bà nói, không nhớ đã đi hết bao nhiêu con đường, chỉ biết ở mỗi nơi bà đến, không con đường, ngõ ngách nào không có dấu chân của bà.
[/size]
[size=2]
Những khi trái gió, trở trời chai đầu, lọ thuốc này là "cứu cánh" giúp bà điều trị những cơn đau hành hạ[/size]
Những khi trái gió, trở trời chai đầu, lọ thuốc này là "cứu cánh" giúp bà điều trị những cơn đau hành hạ[/size]
[size=2]
Chính vì thế mà đến Huế chưa đầy 2 tháng nhưng địa điểm nào bà cũng biết. Lúc đầu, khi bà mới xuất hiện có nhiều người ác ý đã trêu chọc hình dáng kỳ dị của bà. Nhưng dần dà, thấy bà hiền lành, cần mẫn… họ thấy thương bà nhiều hơn. Có điều người ta cho tiền lẻ thì bà lấy, nhưng khi cho số tiền lớn, bà nhất định bắt họ lấy tăm.
[/size]
[size=2]Ngồi trong căn phòng trống trải, tuy mùa hè nóng bức nhưng căn phòng lại vô cùng lạnh lẽo hơi người. Bà thui thủi một mình trên đất Huế không một người thân thích. Căn phòng đơn sơ chỉ có 2 bộ áo quần cũ kĩ, cái chăn chiên sờn màu và đồ hành nghề giúp bà Vân kiếm sống là một đôi dép nhựa, một cái ghế nhỏ và chiếc gậy như bàn đỡ cho bà những ngày mưa cũng như ngày nắng.[/size]
[size=2]Lúc mới vào Huế, bà Vân chạy vạy khắp nơi để tìm mối mua hàng tăm. Bà không đi ăn xin nữa mà quyết tâm làm ăn bằng nghề bán tăm. Sáng sớm, bà đi bộ hơn 7 km để “lấy hàng”. Theo bà Vân cho biết, mỗi lần lấy tăm hết số tiền ít ỏi mình có, đó cũng là số vốn mà bà phải xoay vòng đi lại. Số tăm ấy chật vật lắm bà mới bán hết trong 20 ngày. Những hôm không bán được, xót tiền bà chỉ ăn cơm với muối cho qua ngày.[/size]
[size=2]Thâm nghèo lại tàn tật khiến bà Vân bao lần suýt gục ngã trên trên đường. Nhưng ý nghĩ không phải sống, phải làm việc khiến bà gắng gượng dậy. Những gói tăm lại được bà gói ghém cẩn thận trong giấy bóng, những đồng tiền lẻ được bà trân trọng, nâng niu. Trong lúc trò chuyện, bà khoe hôm nay vừa được một “quý nhân” mua đến 10.000 tiền tăm.[/size]
[size=2]Trong hành trang theo bà Vân khắp các ngõ ngách ở TP.Huế luôn có một “lá bùa” mà nếu không có nó nhiều lúc bà không biết phương hướng để về phòng trọ. Bà Vân không biết chữ vì thế chủ nhà trọ phải ghi sẵn trong bọc giấy của bà địa chỉ nhà để mỗi khi không thể định hướng bà còn biết đem ra hỏi thăm nhờ người khác chỉ đường hoặc chở giúp bà về.[/size]
[size=2]Theo Thanh, cậu sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Huế, cho biết: "Mình hay đi học về qua đoạn đường này, thấy bà đáng thương nên rất nhiều lần mình chở bà về nhưng chở bao nhiều lần mà bà cũng không nhớ nổi mình là ai”.[/size]
[size=2][size=2]Những hôm trời chuyển gió, mưa không đi bán được nên bà thường nhịn đói. Mấy sinh viên trọ cùng thấy thương nên góp chút cơm mang cho nhưng bà lại rút túi tiền ra trả vì cho rằng: "Các cháu là sinh viên lấy đâu ra tiền mà mua đồ cho cô, cô gửi lại tiền cho mấy đứa mà mua lại đồ ăn”. Nếu không lấy bà từ chối không nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào.[/size]
[size=2]Bạn Hoài, sống cùng xóm trọ cho hay: “Bà Vân sống rất cực khổ, thân già đau yếu nhưng lại có một mình, nghe bà kể hoàn cảnh của mình trong xóm trọ ai cũng xót xa. Biết vậy nên bọn em cũng thường xuyên sang chơi nói chuyện cho bà khuây khỏa”.[/size]
Cuộc trò chuyện của chúng tôi đôi lúc đứt quãng vì tai bà Vân đã rất nặng, nghe tiếng được tiếng không. Khi thấy tôi nhìn chăm chú, bà thẹn thùng giải thích: "Cô cao chỉ có chưa đầy 80 phân, đừng có cười cô nhé!". Tôi nào dám cười bà, tôi chợt thắt lòng khi nghĩ, với thân hình bé nhỏ như thế, hẳn thời con gái của bà đã trôi qua trong nghiệt ngã, đau buồn.
[/size]
[size=2]Bà cho biết, thời gian tới bà sẽ vào Đà Nẵng, Đà Lạt, Tây Nguyên để kiếm sống vì theo bà Vân ở đâu bà cũng chỉ “kiếm ăn” được một vài tháng chứ không ở dài lâu được.[/size]
[size=2]Trời càng ngày càng nóng. Trong lúc người dân Huế tìm mọi cách không phải ra đường để chạy trốn cái nóng thì trên khắp các nẻo đường, cái dáng liêu xiêu, khấp khểnh với lời[/size] [size=2]rao bán tăm yếu ớt[/size] [size=2]của bà Vân vẫn sáng, tối đi về. Bà Vân cho biết mình sẽ còn lao động nếu như còn sức khỏe.[/size]