Tin tức - pháp luật 2013-04-24 04:02:50

Điểm lại hành trình truy tìm "hạt của Chúa"


[size=6]Câu hỏi lúc này được đặt ra là, con người có thể tìm ra được "hạt của Chúa" song liệu việc tìm ra đó tốt hay không tốt?[/size]
Con người đã tìm ra nguyên tử - bản chất của mọi vật sống cũng như những hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử. Hiện tại, các nhà khoa học cũng đang ráo riết đi tìm hạt cuối cùng - “hạt của Chúa”… Cùng điểm lại hành trình truy tìm "hạt của Chúa" qua nghiên cứu dưới đây.
 
Động lực và khát khao…
 
Cho tới cuối thế kỷ XIX, cả thế giới vẫn cho rằng, nguyên tử là thành phần nhỏ nhất của vật chất, không thể chia nhỏ hơn. Nhưng khám phá của vợ chồng Pierre và Marie Curie đã chứng minh rằng, nguyên tử là một vũ trụ mênh mông hỗn tạp, trong đó có một thế giới các hạt hạ nguyên tử (nhỏ hơn cả nguyên tử).
 



Thế kỷ XX đánh dấu giai đoạn con người bước vào thế giới hạ nguyên tử ấy. Hàng loạt các phát hiện, khám phá được công bố, con người tìm ra không chỉ một vài mà rất nhiều các hạt nhỏ hơn nguyên tử. Mỗi hạt đều có cấu trúc, khối lượng, tính chất riêng, từ đó quyết định tới đặc trưng của vật chất.
 

 

Giới khoa học thi nhau đưa ra những lý thuyết tổng hợp, phân loại các hạt hạ nguyên tử. Cuối cùng, họ cùng nhau xây dựng nên một lý thuyết gọi là Standard Model (mô hình tiêu chuẩn). Theo đó, lý thuyết này chỉ ra có 17 loại hạt hạ nguyên tử. Với 17 loại đó, chúng ta có thể giải thích mọi hiện tượng khoa học trên Trái đất.
 

Tuy nhiên, trớ trêu ở chỗ, bằng thực nghiệm, chúng ta mới tìm ra được 16 hạt mà thôi. Hạt thứ 17 ở đâu? Cuộc truy lùng nó nổ ra, ráo riết, không khoan nhượng…
 
… Cái tên "hạt của Chúa" ra đời…
 
Năm 1960, lần đầu tiên khái niệm về hạt hạ nguyên tử thứ 17 được nhắc tới bởi nhà vật lý lý thuyết người Scotland - Peter Higgs. Vì thế, người ta đặt tên ông cho hạt này, gọi là hạt Higgs hay “Higgs boson”. Theo ông, đây là hạt đặc trưng cho trường hấp dẫn. Nó cung cấp khối lượng cho tất cả mọi vật.


Giáo sư Peter Higgs - người đầu tiên nêu lên giả thuyết về sự tồn tại của Higgs boson.

 

Sau đó, nhà vật lý nổi tiếng Leon Lederman trong tác phẩm của mình đã gọi nó là “goddamn particle” - “hạt mắc dịch” vì nó quá khó để tìm ra. Cái tên bông đùa này đã được sửa lại do yếu tố ngôn ngữ nên trở thành “god particle” - “hạt của Chúa”. 
 



Thực ra, ngay Peter Higgs - người đề xuất ra hạt này cũng đã từng khẳng định, ông không hề thích tên gọi "hạt thần thánh" hay "hạt của Chúa". Ông là người vô thần và cái tên "hạt của Chúa" ban đầu thực ra chỉ là một trò đùa.
 
Vai trò "hạt của Chúa"
 
Nhiều người sẽ thắc mắc tại sao cứ phải đi tìm hạt thứ 17 ấy. Nếu không tìm ra được hạt Higgs, lý thuyết của vật lý hiện đại sẽ sụp đổ. Ngược lại, nếu tìm thấy nó, đó sẽ là đỉnh cao khoa học của loài người. 
 



Nói như Einstein, con người khi ấy sẽ “hiểu được ý Chúa”. "Hạt thần thánh" là chìa khóa cuối cùng để tìm ra Lý thuyết cuối cùng (The Final Theory), thống nhất tất cả các loại lực về cùng một bản chất, do đó giải thích được mọi hiện tượng trong vũ trụ.
 
Những người đi tiên phong
 

Nhà bác học thiên tài Einstein.

 

Người đầu tiên phải kể đến là thiên tài Einstein. Ba mươi năm cuối đời, ông đã dành trọn để tìm ra Lý thuyết cuối cùng. Dẫu rằng chưa thành công, chưa có ý niệm nhiều về “hạt của Chúa” song gia tài nghiên cứu của ông có rất nhiều ý nghĩa giúp ích sau này.
 


Nhà vật lý Sau Lan Wu - người phụ nữ tiên phong đi săn lùng “hạt thần thánh”.

 

Sau Einstein, rất nhiều nhà vật lý học đã đi theo con đường ấy. Điển hình là nhà vật lý người Mỹ, gốc Hồng Kông, Sau Lan Wu - người phụ nữ tiên phong đi săn lùng “hạt thần thánh”. Trong sự nghiệp của mình, bà đã khám phá ra 2 trong số 17 hạt hạ nguyên tử là hạt J (Charm Quark - Quark quyến rũ) và Gluon. 
 
Từ năm 1990 tới nay, bà trở thành Giáo sư vật lý ưu tú của ĐH Wisconsin (Mỹ). Bà được đánh giá là người tiến gần nhất tới “hạt của Chúa”.
 
2012 - năm của thành công
 
Năm 2012, người ta gọi là năm của Tận thế. Nhưng đó cũng là lúc ứng cử viên nặng ký của Higgs boson được tìm ra. Ngày 4/7, các nhà khoa học thuộc Tổ chức nghiên cứu nguyên tử châu Âu CERN đã tìm ra sự tồn tại của một hạt có đặc tính thích hợp với “hạt của Chúa” trên lý thuyết nhờ máy gia tốc. 
 
Xác suất lệch chỉ khoảng 0,00003%, rất thấp. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần thêm thời gian để xác nhận xem đây có phải là sự thật.
 

 

Câu hỏi lúc này được đặt ra là, con người có thể tìm ra được "hạt của Chúa" song liệu việc tìm ra đó tốt hay không tốt? Phải chăng vật lý nói riêng và khoa học nói chung không còn gì để nghiên cứu, tìm hiểu trong tương lai?
 
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)