[size=6]Trẻ em luôn háo hức mong chờ mỗi dịp Tết đến để được nghỉ học, mặc áo mới và nhận lì xì. Xung quanh chuyện lì xì cũng có rất nhiều tình huống dở khóc, dở cười.[/size]
[justify]Mẹ ơi, chú này keo quá[/justify]
[justify]Mới mùng 1 Tết, chàng trai tên H. (Đống Đa, Hà Nội) đến nhà bạn gái chúc Tết, gặp cháu Bống nhà chị gái của bạn mình liền rút phong bao ra lì xì lấy may. Cháu Bống hồn nhiên mở phong bao trước mặt cả nhà rồi gọi “Mẹ ơi, chú này keo quá”.[/justify]
Ảnh minh họa.
[justify]Trước tình huống đó anh H, bạn gái và cả bố mẹ Bống ngượng chín cả mặt. Ngay khi bạn trai của em gái về, bố mẹ cháu Bống đã phải dạy cháu một bài về cách ứng xử khi nhận phong bao lì xì ngày Tết.[/justify]
[justify]Phải đủ số con mới đi chúc Tết để khỏi… lỗ[/justify]
[justify]Rút kinh nghiệm năm trước, năm nay anh Tuấn (Ba Đình, Hà Nội) dặn vợ đi chúc Tết nhà nào cũng phải chở theo 3 con thì lì xì mới không bị… lỗ. Anh kể lại: “Năm trước, cho Su về ngoại chơi, mùng 2 nhiều người đến chúc Tết, lì xì xong đến tối tổng kết lại bị lỗ mất gần 700.000 đồng”.[/justify]
[justify]Vậy là cháu Su nhà anh Tuấn năm nay có đi đâu cũng phải có bố mẹ và 2 em đi cùng để cả nhà không phải thiệt khi lì xì nhà khác.[/justify]
[justify]Không biết từ bao giờ, vợ chồng anh Tuấn coi việc lì xì con trẻ trở thành món lợi như vậy?[/justify]
[justify]Đêm 30, mẹ bắt con giở sổ ra đọc để làm phong bao lì xì[/justify]
[justify]Mỗi năm, chị Thủy (quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh) đều dặn cháu Đậu Đậu là “Nhận phong bao của ai thì nhớ ghi lại cho mẹ để mẹ còn biết đường “đi lại””. Cháu Đậu năm nay mới 11 tuổi, cho cháu ghi lại tên và số tiền mừng cũng là cách để cháu tập viết cho đẹp, chị Thủy cho hay.[/justify]
[justify]Vốn là người “chu đáo”, đêm 30 Tết, chị nhắc Đậu Đậu lôi sổ ra đọc để chị làm phong bao lì xì cho nhanh.[/justify]
[justify]Vào những ngày Tết, người lớn lì xì cho trẻ nhỏ để các các cháu mau ăn chóng lớn, học hành chăm chỉ và may mắn nhưng dường như phong tục đẹp này của nước ta đang dần bị thương mại hóa.[/justify]
[justify]Chính việc người lớn “mượn” chuyện lì xì để mong thăng quan tiến chức, thuận lợi trong việc làm ăn đã gây ảnh hưởng xấu đến trẻ nhỏ, khiến con trẻ cũng thực dụng hơn. Những tình huống “dở khóc dở cười” trên cũng là tiếng chuông cảnh báo về nét đẹp vốn có của tục lì xì đang dần bị biến tướng.[/justify]
[justify]Có lẽ đã đến lúc người lớn phải nhìn nhận lại ý nghĩa thực sự của việc lì xì và trả lại giá trị nhân văn của vẻ đẹp văn hóa này.[/justify]