Tính riêng 10 ngày gần đây, các mặt hàng dầu không hạ nhiệt. Ví dụ, dầu diesel ngày 8/8 là 128,7 USD/thùng thì đến 17/8 đã xác lập mức giá 133,2 USD/thùng, tăng 4,5 USD/thùng. Giá xăng ngày 8/8 chỉ mới là 124,68 USD/thùng thì đến 17/8 đã thiết lập mức mới 127 USD. Sau 10 ngày, khoảng chênh lên tới 7,52 USD/thùng.
Diễn biến này làm dấy lên lo ngại sắp có một đợt rầm rộ "xin" tăng giá xăng dầutrong nước lần thứ 4. Theo đúng chế độ tự chủ về giá của Nhà nước, các điều kiện được tăng giá trên thực tế đã hình thành ngay sau khi giá xăng tăng tới 1.100 đồng/lít và 3 mặt hàng dầu tăng từ 500-800 đồng/lít hôm 13/8.
Ông Trần Ngọc Năm, Phó tổng giám đốc Petrolimex than thở: "Tính đến nay, chênh lệch giá cơ sở mặt hàng xăng đã cao hơn giá bán lẻ hiện hành gần 1.000 đồng/lít, ở các mặt hàng dầu, chênh lệch này xoay quanh 500 đồng/lít,kg". Ông nói thêm, ngay sau khi các doanh nghiệp "được" tăng giá, ngày liền kề hôm sau, giáxăng dầu lại tiếp tục lỗ 500 đồng/lít.
Lần gần đây nhất, gia xăng đã tăng thêm 1.100 đồng/lít vào ngày 13/8. |
Doanh nghiệp than lỗ
Ngày 21/8, các doanh nghiệp (DN) đầu mối xăng dầu cho biết, xăng đã lỗ 980 đồng/lít. Tuy nhiên, riêng xăng được bù từ Quỹ bình ổn 300 đồng/lít kể từ 13/8 nên mức lỗ giảm xuống còn 680 đồng/lít. Dầu hỏa lỗ nặng kế tiếp với mức 584 đồng/lít, dầu diezen 445 đồng/lít và dầu madut 424 đồng/kg.
Lý giải tiếp về điều này, ông Trần Ngọc Năm chia sẻ: "Tổng thể trong chu kỳ 30 ngày bình quân thì số ngày giá cao ngày càng nhiều lên, số ngày giá thấp ngày càng ít đi. Dù hiện nay, giá tăng không đột biến như trước, đi ngang trong vài ngày cũng không thể đủ bù cho lúc giá nhảy dựng đứng. Vì thế, giá bình quân vẫn cao khiến cho chênh lệch giá cơ sở vẫn âm so với giá bán lẻ".
Theo phân tích của ông Năm, thời điểm các DN đồng loạt gửi bản đăng ký giá hôm 10/8, các mức giá cơ sở được tính toán cập nhật đến ngày 8/8. Chờ thêm 3 ngày, Bộ tài chính đồng ý và áp dụng giá tăng từ 13/8. Chính vì thế nên ngày áp dụng giá mới luôn có độ trễ cộng dồn từ 3-5 ngày so với đề xuất của doanh nghiệp. "Nếu giá thế giới đứng yên hoặc đi xuống, có thể DN được lợi. Nhưng khi giá thế giới vẫn đi lên như 3 kỳ tăng giá vừa qua nên hệ quả là, cứ tăng giá xong, DN lại lỗ", ông Năm nói.
Trước bối cảnh này, ông Năm bày tỏ: "Các DN đứng giữa 2 lựa chọn khó khăn. Một là chấp nhận lỗ thì không đề nghị tăng giá. Nhưng sau đó, giả thiết giá đi ngang và đi xuống, DN có thể chịu đựng và bù sau, nhưng nếu giá thế giới vẫn chiều đi lên, đến lúc DN muốn tăng thì mức tăng dồn nén lại, có thể rất cao, tới 2.000 đồng chẳng hạn. Phải nói rằng, nếu giá cứ một chiều đi lên mà chùn lại việc tăng giá, sau này, kinh doanh xăng dầu sẽ càng rối".
Theo VEF
Nguồn: zing.vn
Ko biết giá xăng tăng đến bao nhiêu thì mấy bố mới kêu lời đây.