Một cơn cảm cúm thường kéo dài khoảng 10 ngày, cho dù bạn chọn cách chữa trị nào. Việc dùng kháng sinh được cảnh báo không thể tùy tiện, vì thế trong dân gian có những biện pháp hiệu quả giúp hạn chế cảm cúm.
Trà thảo dược. Không gì ấm lòng bằng một tách trà nóng vào những buổi sáng se lạnh, mà để pha chế cũng không tốn thời gian. Đun một ít lá húng tây cho vào 1 muỗng nhỏ mật ong và uống khi còn nóng. Có thể uống vài lần trong ngày. Lá húng tây có thể làm giảm cơn ho và có tính năng sát trùng.
Để đánh thức tinh thần và phá tan cơn buồn ngủ, chúng ta có thể uống một tách chanh tươi nóng pha với chút đường hoặc mật ong. Kết quả tốt tức thì.
Xông mũi. Cảm cúm thường kèm theo nghẹt mũi gây khó thở. Hãy nhỏ vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào một tô nước sôi, trùm đầu với khăn lông và hít thật sâu. Một mẹo khác nữa là ngâm chân vào thau nước ấm có pha ít xà bông thô.
Xịt mũi. Có thể dùng các loại thuốc xịt như Hadocort D 15ml ( Công dụng: Điều trị các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ngạt mũi, sổ mũi. Viêm họng cấp và mãn tính. Viêm tai giữa, tai trong. Chống viêm, giảm phù nề xung huyết trong các bệnh tai mũi họng. Êm dịu không kích ứng ) ; Dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, ngày xịt 3-4 lần, cách nhau 3-4 giờ ;
Cách dùng: Làm sạch nơi định xịt thuốc. Mở nắp bảo vệ. Dùng tay ấn vào nắp bình, xịt thử vào không khí đến khi được sương mù đồng đều, sau đó mới xịt vào mũi họng đồng thời hít nhẹ để thuốc đi sâu vào trong khoang mũi họng hoặc hơi nghiêng tai để thuốc vào trong.
Lưu ý: Cảm cúm có thể kèm theo sốt cao nhưng đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể chúng ta phản ứng rất tốt với những kẻ xâm nhập. Vì vậy, khoan vội vã tìm cách giảm nhiệt nhanh.
Đừng lạm dụng thuốc hạ nhiệt mà hãy tận dụng tinh dầu, bằng cách phát tán trong phòng nhằm giúp cơ thể dễ chịu và chịu đựng tốt hơn với cơn sốt. Tuy nhiên, nên chọn những loại tinh dầu mà bạn đã từng sử dụng qua, để tránh tình trạng nhạy cảm hoặc dị ứng.
Chúc các bạn khỏe mạnh !