[size=2]Có người bị ngã võng chết, người thì bị lược xước qua da cũng chảy máu cho đến chết… Một thời, câu chuyện về 4 đời với 20 cái chết trẻ và lạ kỳ như thế của một dòng họ ở Yên Dũng, Bắc Giang đã khiến nhiều người dân trong vùng thêu dệt nên những câu chuyện ma quái.[/size]
[size=2]Có người bảo dòng họ này bị ma ám, có người thì đinh ninh hẳn có người trong họ đã làm điều gì tai ác khiến “giời đánh”. Thậm chí không ít người âm thầm tránh xa họ vì sợ lây bệnh. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm, những câu chuyện liêu trai kia không còn, người dân làng đã biết gọi căn bệnh có tên khoa học là hemophilia, nôm na là bệnh máu khó đông. Không còn bị kỳ thị, nhưng nỗi ám ảnh về căn bệnh di truyền quái ác vẫn khiến những người còn sống không khỏi day dứt…[/size]
[size=3]
3 lần đóng quan tài chờ chết[/size]
[size=2]Chúng tôi đến thăm gia đình anh Kiều Công Tuấn, Thị trấn Neo, Bắc Giang vào một buổi muộn. Thấy có người lạ đến tìm, một tay bế đứa con trai hơn một tuổi, chân khấp khểnh bước từng bước nặng nhọc, anh Tuấn mời chúng tôi vào nhà bằng một giọng nói nhỏ nhẹ đến yếu ớt.[/size]
[size=2]‘Dòng họ giời đánh’ ở Bắc Giang[/size]
Anh Tuấn buồn bã kể về căn bệnh quái ác ám ảnh cả dòng họ. |
[size=2]“Tôi năm nay 30 tuổi, nhưng có lẽ là một trong những người sống “thọ” nhất dòng họ…”, bên ấm trà nóng, anh Tuấn chua chát mở đầu câu chuyện.[/size]
[size=2]Theo lời anh kể, anh bị di truyền bệnh từ mẹ anh là bà Nguyễn Thị Phương (con gái không mang bệnh nhưng mang gen di truyền). Trong dòng họ, thông thường cứ con trai sinh ra được khoảng 6 tháng là bị nổi mẩn đỏ khắp người, mấy ngày sau xuất hiện những u cục nhỏ lùng bùng dưới da. Chỉ cần một va đập hay xây xước nhẹ, đứa trẻ cũng có thể chảy máu và không có cách gì cầm lại được.[/size]
[size=2]Căn bệnh quái ác đã cướp đi cả thảy 20 sinh mạng trong dòng họ nhà anh. Phần lớn họ đều chết rất trẻ. Có người 3 tuổi chết vì bị ngã từ võng úp mặt xuống đất, người chỉ bị xước lược qua da nhưng cứ rỉ máu không ngừng và chết 2 ngày sau đó. Cậu họ anh chết năm 27 tuổi cách đây 4 năm và em trai anh là Kiều Công Toàn cũng đã chết khi mới 17 tuổi.[/size]
[size=2]“Toàn không bị ngã hay va đập mạnh, chỉ thấy đau ở dưới lớp da bên hông nên gia đình cũng chủ quan không đưa đi khám. Vài ngày sau thì chỗ đau sưng to, nhức không chịu được. Khi ấy mang nó lên Hà Nội cấp cứu thì đã quá muộn. Toàn chết khi mới 17 tuổi”, anh Tuấn rơm rớm kể về cái chết của em trai.[/size]
[size=2]Người trong dòng họ còn sống “thọ” là cậu ruột của Tuấn, Nguyễn Thành Bắc, 43 tuổi. “Năm 3 tuổi cậu Bắc bị chảy máu không ngừng. Máu cứ rỉ ra từ đầu ngón tay ngón chân, ông ngoại phải lấy chậu… hứng máu. Bác sĩ kết luận là chỉ còn nước chết! Trong cơn bấn loạn, bà ngoại đi lấy thuốc tiêm lợn về tiêm cho cậu. Cậu co giật dữ dội, thế rồi… không chết. Hiện nay cậu vẫn sống nhưng yếu như cái cây trước gió…”, Tuấn kể.[/size]
[size=2]Bản thân anh Tuấn cũng lắm lần “chết đi sống lại”. “30 tuổi mà người nhà đã 3 lần đóng quan tài cho tôi chờ chết. Có khi vì bị va vào tường, cũng có lúc chẳng va đập vào đâu mà máu cứ chảy phọt ra cả tai, cả mắt… Nhưng “khốn” nhất là bị chảy máu chân răng, vì ở miệng nên vết thương khó liền. Máu cứ rỉ ra có khi đến cả tuần không dứt. Miếng cơm đưa vào miệng mà chan cả máu đỏ và nước mắt mặn chát. Những lúc ấy, tôi chỉ có thể nằm một chỗ, người khô héo như tàu lá, lả dần đi…[/size]
[size=2]Tôi không nhớ nổi mình đã trải qua bao nhiêu chuyến cấp cứu từ Bắc Giang lên Hà Nội truyền máu, tiêm thuốc. Lắm lúc tưởng như bệnh viện là nhà, nhà là quán trọ. Thương người nhà, lắm lần mình cũng muốn chết quách đi rảnh nợ, nhưng lại thương bố mẹ có mình tôi là con trai độc nhất, lại là cháu đích tôn…”.[/size]
[size=2]"Sống với tôi đã là cả một kỳ tích, chỉ lo cho con…"[/size]
[size=2]Từng học Cao đẳng Kế Toán nhưng lại bỏ dở giữa chừng vì bệnh tật. Năm 2004, Tuấn kết hôn với cô gái Nguyễn Thị Tâm, cách nhà Tuấn 3km. Tuấn thỏ thẻ: “Chúng tôi yêu nhau có hơn 20 ngày thì cưới. Khi ấy cả nhà phải giấu cô ấy về bệnh của tôi.[/size]
[size=2]‘Dòng họ giời đánh’ ở Bắc Giang[/size]
[size=2]Cưới nhau được 1 tuần thì tôi bị ngã xước mặt mũi, máu cứ chảy mãi. Cô ấy hoảng hốt lấy bông băng dịt vào nhưng máu không ngừng được, cứ ròng ròng chảy ngấm ra đỏ lòe cả chiếc khăn mặt, 2 tháng sau mới dứt. Khi ấy, tôi thú thật bệnh của mình với vợ. Sợ quá, cô ấy vỏ về nhà bố mẹ đẻ. Nhưng rồi nghĩ thương tôi, thông cảm cho tôi nên cô ấy quay lại. Giờ đây, mọi việc đều đặt lên vai cô ấy hết. Từ chăm lo cho gia đình đến kiếm tiền nuôi các con ăn học. Với vợ, không chỉ có tình yêu thương mà tôi còn hàm ơn cô ấy”.[/size]
[size=2]Tuấn cho hay, hiện giờ mỗi tháng anh vẫn phải đều đặn lên 4 bận lên Hà Nội điều trị bệnh. Mỗi lần như thế hết ít nhất 20 triệu. Anh kể: “Mỗi lần đi viện vẫn phải xin tiền bố mẹ, lắm lúc cũng tủi. Nhưng lại nghĩ, được sống đến hôm nay với tôi đã là cả một kỳ tích, là may mắn lắm rồi. Nhất là trời thương lại cho tôi 3 đứa con kháu khỉnh. Thật may mắn đi khám cháu trai không mắc bệnh, nhưng điều tôi lo lắng và day dứt nhất là 2 cháu gái. Cuộc sống của các cháu sẽ ra sao nếu mang gen bệnh truyền cho con cái sau này, tôi không dám nghĩ tiếp…”.
3blur3 3blur3 3blur3 3ahh3
[/size]